hàng thương mại
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là các nhân tố chính ảnh huởng đến việc tăng cuờng quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thuơng mại cổ phần. Trong đó, gồm các nhân tố cụ thể:
❖Mô hình tổ chức và quản trị điều hành
Mô hình tổ chức có tác động trực tiếp đến lập kế hoạch và triển khai xử lý nợ xấu. Với mô hình tổ chức đuợc phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đặc biệt là bộ phận xử lý nợ sẽ giúp công tác triển khai xử lý nợ hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn. Vấn đề quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng cũng là một nhân tố quyết định trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng. Khi ban lãnh đạo có quan điểm rõ ràng và kiên quyết trong kiểm soát và xử lý nợ xấu thì
công tác thực thi chỉ tiêu về nợ xấu sẽ đạt hiệu quả tốt hơn và thuận lợi hơn.
❖ Đội ngũ nhân viên
Trình độ nghiệp vụ và đạo đức của đội ngũ nhận viên có ảnh huởng trực tiếp đến việc tăng cuờng khả năng quản lý nợ xấu của ngân hàng. Nợ xấu có thể phát sinh và mất kiểm soát nếu chính các cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng (TCTD) trục lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Do đó, để tăng cuờng quản lý nợ xấu, truớc hết các tổ TCTD phải có các nhóm biện pháp nhằm tăng cuờng công tác kiểm soát nội bộ; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tu tuởng, ý thức, quy chế, pháp luật cho tất cả cán bộ nhân viên của TCTD; bồi duỡng nâng cao nghiệp vụ, nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng.
❖ Quy trình, quy định tín dụng của tổ chức tín dụng:
Các quy trình, quy định của các tổ chức tín dụng ban hành nhằm tạo hành lang cho hoạt động tín dụng, đảm bảo hệ thống tín dụng của ngân hàng hoạt động trôi chảy đồng thời vẫn đảm bảo khả năng quản lý rủi ro liên quan. Việc áp dụng các chính sách tín dụng một cách cứng nhắc, quan liêu sẽ làm hoạt động tín dụng hoặc là đình trệ, hoặc là phát triển quá nóng, thiếu sự kiểm soát phù hợp. Nếu thiếu các quy định, quy chế bắt buộc đối với việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động sau cho vay thì khoản vay dù ban đầu rất tốt nhung trong quá trình vay vốn vẫn có thể phát sinh nhiều rủi ro lớn. Do đó, ban hành các quy định, quy trình tín dụng phù hợp với định huớng kinh doanh, quy mô tổ chức tín dụng sẽ là tiền đề cho việc tăng cuờng quản lý nợ xấu tại các TCTD.
❖ Định lượng rủi ro của khoản vay và xử lý nợ có vấn đề
Đây là nỗ lực của các TCTD trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Đối với mỗi khoản vay, việc định luợng rủi ro để đua ra mức độ kiểm soát phù hợp ngay từ truớc khi phê duyệt tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát các hồ sơ vay vốn. Đặc biệt khi quy mô của các TCTD không ngừng tăng lên. Mặt khác, các TCTD có quan điểm cứng rắn đối với các khoản nợ vay có vấn đề, đua ra các biện pháp xử lý triệt để ngay khi khoản nợ phát sinh vấn đề rủi ro thì việc quản lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc để khoản nợ tiếp tục duy trì trong thời
gian dài mà không có biện pháp xử lý.
❖ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay
Sau khi giải ngân khoản vay, ngân hàng cần thực hiện việc theo dõi khoản vay, nắm bắt tình hình của khách hàng nhằm phát hiện càng sớm càng tốt các khoản vay có vấn đề hoặc tiềm ẩn rủi ro, làm cơ sở cho việc xác định nợ xấu được chuẩn xác. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng góp phần phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do nhân viên ngân hàng gây ra. Khi thiết lập được hệ thống kiểm tra, kiểm soát độc lập, vận hành có hiệu quả sẽ góp phần hỗ trợ rất tốt cho công tác quản lý hoạt động cho vay nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng.
❖ Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng.
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ tin học có ảnh hưởng rất lớn, chi phối mọi hoạt động của ngân hàng. Nền công nghệ tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiết kiệm thời gian, nhân lực trong quản lý nói chung và theo dõi các khoản vay nói riêng. ứng dụng công nghệ tin học trong thực hiện các chỉ tiêu về nợ xấu giúp tăng cường công tác quản lý, cảnh báo và phát hiện kịp thời những khoản vay suy giảm chất lượng do vi phạm cam kết hoàn trả.
❖ Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xử lý nợ xấu.
Việc phối hợp trong quá trình xử lý các khoản nợ xấu với cơ quan chức năng đóng vai trò quan trọng khi phát sinh các khoản nợ xấu. Quy trình xử lý nợ của NHTM cũng phải tuyệt đối tuân thủ theo các quy trình thu giữ, phát mại, tố tụng và thi hành án của cơ quan pháp luật. Việc xử lý nợ của NHTM được tiến hành đồng thời cùng việc thực thi của các cơ quan pháp luật như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... sẽ góp phần làm giảm thiểu những sai sót, chậm trễ, thất thoát trong công tác thu hồi lại các khoản nợ quá hạn và nợ xấu khó đòi.
1.2.3.2. Nhân tố khách quan
❖ Nhân tố thị trường và nền kinh tế
Chất lượng hoạt động quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường tài chính và nền kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng kéo theo sự tăng trưởng tín dụng đồng thời rủi ro phát sinh nợ xấu lại thấp hơn so với nền
kinh tế suy thoái. Nen kinh tế suy thoái, các thành phần kinh tế bị ảnh huởng đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi đó, khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm sút, các biện pháp tăng cuờng quản lý nợ xấu của TCTD bị ảnh huởng theo.
Sự tăng truởng của nền kinh tế kéo theo nhu cầu đầu tu cũng gia tăng, từ đó thúc đẩy hoạt động cho vay phát triển. Cùng với mở rộng hoạt động cho vay, tăng du nợ tín dụng là những vấn đề rủi ro tín dụng, nợ xấu. Hoạt động cho vay nếu không đuợc kiểm soát tốt, tăng truởng quá nóng sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, ảnh huởng đến sự tồn tại của ngân hàng.
❖ Hệ thống pháp luật, quy định của Nhà nước
Hệ thống pháp luật nói chung và quy định về việc quản lý nợ xấu, xác định nợ xấu buộc các ngân hàng phải tuân thủ. Theo đó các ngân hàng thuơng mại sẽ phải xác định, xử lý nợ xấu trong một khuôn khổ nhất định, theo tiến trình và những biện pháp mà Nhà nuớc cho phép. Bên cạnh đó, trên cơ sở giám sát thực hiện các quy định về nợ xấu, Nhà nuớc có thể hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn vuớng mắc nằm ngoài chức năng xử lý của NHTM. Ngoài ra, quy định của Nhà nuớc có liên quan đến các nghành, lĩnh vực cũng nhu từng thành phần kinh tế sẽ ảnh huởng trực tiếp đến việc hoạch định chính sách tín dụng nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng cho từng nghành, lĩnh vực, thành phần kinh tế tuơng ứng. Để việc quản lý nợ xấu đạt hiệu quả thì bản thân ngân hàng không thể không quan tâm đến chính sách, quy định hiện hành của Nhà nuớc đối với những lĩnh vực đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ nợ xấu.
❖ Các chính sách tín dụng của ngân hàng Nhà nước.
Bao gồm các quy định về tăng truởng hoạt động tín dụng, quản lý nợ và xử lý nợ xấu. Theo đó các ngân hàng thuơng mại sẽ phải xác định, xử lý nợ xấu trong một khuôn khổ nhất định, theo tiến trình và những biện pháp mà nhà nuớc cho phép. Đối với các mức độ nợ xấu của các TCTD, Ngân hàng Nhà nuớc có các biện pháp hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn vuớng mắc nằm ngoài chức năng xử lý của NHTM nhu: Hỗ trợ thanh khoản; Sáp nhập ngân hàng; Tái cơ cấu ngân hàng thuơng mại; Tăng cuờng niềm tin cho nguời dân đối với hệ thống ngân hàng; Củng cố hệ thống, chuẩn mực kế toán kiểm toán, mức độ giám sát các ngân hàng....
❖ Ý thức của khách hàng vay vốn
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Nếu bản thân khách hàng vay vốn (KHVV) không có ý thức trong việc sử dụng tiền vay đúng mục đích xin vay, không có ý thức trả nợ đúng hạn thì rủi ro phát sinh nợ quá hạn là rất cao. Do đó, trong quá trình duyệt vay, các ngân hàng nói chung thường chú trọng đến tiêu chí ý thức, uy tín của khách hàng vay vốn.
❖ Thị trường mua bán nợ
Thị trường mua bán nợ phát triển là một trong những kênh quan trọng giúp các NHTM chủ động hơn trong việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ xấu. Việc mua, bán các khoản nợ xấu thường được thực hiện trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi và mức độ thu hồi các khoản nợ so với chi phí bỏ ra. Đối với bên bán các khoản nợ thu hồi và giảm thiểu ngay các khoản nợ xấu. Đối với bên mua khoản nợ xấu cũng sẽ được phần thu nhập nhất định khi thu hồi được các khoản nợ xấu đã mua. Các khoản nợ xấu khi được chuyển giao cho một bên khác( ngoài ngân hàng cho vay) sẽ nâng cao hơn hiệu quả thu hồi khoản nợ( do mỗi tổ chức có chính sách và biện pháp thu hồi nợ khác nhau, thêm vào đó là tâm lý và ý thức của người vay cũng sẽ thay đổi khi chủ nợ thay đổi).
❖ Rủi ro bất khả kháng
Ngoài những nguyên nhân trên còn phát sinh các rủi ro bất khả kháng khác như: Thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế.... cũng ảnh hưởng rất lớn và có tác động lâu dài đến công tác quản lý nợ cũng như xử lý các khoản nợ xấu phát sinh. Đối với những thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng như trên, ngân hàng phải sử dụng các công cụ dự phòng để bù đắp cho những thiệt hại đã gây ra.