Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu 091 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 96 - 99)

3.3.2.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

-Sửa đổi cơ chế tài chính về trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro theo huớng mở rộng đối tuợng đuợc xem xét xử lý, cơ chế xử lý linh hoạt và tăng quyền tự chủ về tài chính cho các NHTM.

-Cấp đủ vốn cho các Ngân hàng theo chỉ đạo của Thủ tuớng Chính phủ, tạo điều kiện cho các NHTM tăng tiềm lực tài chính, đẩy nhanh quá trình thực hiện tái cơ cấu ngân hàng.

3.3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn truơng ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phuơng pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo huớng: nâng cao chất luợng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất luợng quản lí rủi ro trong nội bộ các TCTD. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị truờng tiền tệ nhu quyền chọn (option), hoán đổi (swap), kì hạn (forward), tuơng lai (future)...

Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính, làm sạch bảng cân đối tiền tệ của các NHTM; đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa khối NHTM nhà nuớc để tăng năng lực cạnh tranh, giảm bớt yếu tố can thiệp trực tiếp của nhà nuớc, minh bạch hóa hệ thống tài chính theo chuẩn mực quốc tế, từ đó tăng năng lực tự giám sát và quản lý rủi ro nội bộ.

KẾT LUẬNCHƯƠNG 3

Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận ở chuơng 1 và đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ và xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Lý Thuờng Kiệt - Ngân hàng TMCP Kỹ thuơng Việt Nam ở chuông 2, nội dung chuông 3 luận văn thông qua việc tìm hiểu định huớng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới để đua ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Lý Thuờng Kiệt và một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là hoạt động then chốt của các NHTM nhưng đây cũng là hoạt động mà nợ xấu luôn thường trực trong từng khâu nghiệp vụ. Nợ xấu không

loại trừ bất kỳ nền kinh tế nào dù ở mọi trình độ phát triển. Tình trạng nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn và tồn tại lâu trong danh mục tài sản của hệ thống NHTM nói chung, của NH TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt nói riêng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, làm cho tình hình tài chính của các NHTM trở nên yếu kém, khả năng cạnh tranh giảm sút, thậm chí dễ dẫn đến nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã và đang hội nhập với cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Vì vậy, quản lý nợ theo các thông lệ quốc tế nhằm phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý khoản nợ xấu để giảm thiểu rủi ro mất mát cho ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường sức tranh trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận và phân tích, đánh giá thực tiễn công tác quản lý nợ và xử lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt từ đó đề xuất các giải pháp, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau :

Thứ nhất, hệ thống hoá các lý luận chung về nợ xấu, quản lý nợ xấu của NHTM cũng như nguyên nhân phát sinh và biện pháp quản lý nợ xấu trong quá trình hoạt động của NHTM.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng về quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt, qua đó đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu của Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó phân tích các kết quả đạt được cũng như nguyên nhân những hạn chế, khó khăn trong việc quản lý nợ xấu của Chi nhánh Lý Thường Kiệt làm cơ sở để đưa ra các giải pháp và kiến nghị đối với Chính phủ, NHNNVN.

Thứ ba, trên cơ sở những mặt khó khăn, hạn chế trong việc quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt, Luận văn đưa ra một cách đồng bộ những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu của

NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt nói riêng và NHTM nói chung. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ nghành lien quan nhằm từng bước đưa hoạt động quản lý nợ xấu phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, đây là một nội dung nghiên cứu khá phức tạp, với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng của tác giả có hạn nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các Thầy giáo, Cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

Để hoàn thành đề tài này, Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Kim Hảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho Tác giả được học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và số liệu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C.Mác (1962), Tư bản, Quyển 3, Tập 2, Nhà xuất bản Sự Thật

2. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia HN. 3. Frederic S. Mishkin (1991), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB

khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

4. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2012-2014), Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Hà nội .

5. Học viện ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB thống kê,HN.

6. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2012-2014), Tạp chí Ngân hàng, Hà nội.

7. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2006-2011), Các quy định, quy trình cho vay áp dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Hà nội.

8. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt (2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên, Hà Nội.

9. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (2015), Phương hướng phát triển Chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001- QĐ-NHNN.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN

12. Peter S.Rose (2004), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại - Commercial Bank Management, NXB Tài chính, Hà Nội

13. Phillip Kotler (2003), Quản Trị Marketing ,NXB Thống Kê, Hà nội

14. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

15. TS. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

16. TS. Lưu Thị Hương (2006), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

17. ThS NamLê Văn Huy - Ths Hà Trọng Quang (2011), Xây dựng mô hình lý thuyết và phương pháp đo lường về chỉ số hài lòng khách hàng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu 091 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 96 - 99)