Giới thiệu về chi nhánh Techcombank Lý Thường Kiệt

Một phần của tài liệu 091 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 51)

Quá trình hình thành và phát triển

Techcombank Lý Thường Kiệt được thành lập theo quyết định số 2419/ GP - UB do UBND TP. Hà Nội cấp ngày 23 tháng 4 năm 1996. GCN đăng ký kinh doanh số 305022 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 15 tháng 5 năm 1996. Chi nhánh hiện nay tọa lạc ở tòa nhà 49 Ngô Quyền.

Trong quá trình 13 năm thành lập chi nhánh luôn là một trong những chi nhánh hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra. Và đạt rất nhiều giải thưởng của toàn hệ thống Techcombankvề chi nhánh xuất sắc và cá nhân lao động điển hình.

Cơ cấu tổ chức của techcombank Lý Thường Kiệt

Mô hình tổ chức hiện tại của Techcombank Lý Thường Kiệt là một mô hình hiện đại, bao gồm các phòng ban như: phòng giám đốc, phòng Dịch vụ khách hàng, phòng Bán lẻ, phòng Piority. Trong các phòng còn có các tiểu ban nhỏ phụ trách những mảng khác nhau của ngân hàng. Việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Chính vì vậy, có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình sau:

Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban:

Phòng dịch vụ Khách hàng

về dịch vụ Khách hàng, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, chi trả kiều hối, dịch vụ bảo lãnh, chức năng marketing về thẻ.

Phòng kinh doanh

Thực hiện các hoạt động về các sản phẩm bán lẻ với đối tượng là các thể nhân, các tổ chức kinh tế, Doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện các hoạt động huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ , xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm dịch vụ.

Chức năng của phòng là đầu mối trong quan hệ với khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu, xác định giới hạn tín dụng với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng; phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như thẻ tín dụng, cho vay, ATM, ...

Phòng Khách hàng Ưu tiên - Priority

Các chuyên viên Khách hàng ưu tiên phụ trách việc tìm hiểu các nhu cầu tài chính, tư vấn các thông tin chuyên sâu về thị trường/ đầu tư cũng như các sản phẩm dành cho khách hàng ưu tiên để giúp khách hàng đưa ra các quyết định tài chính thông minh một cách dễ dàng và sáng suốt nhằm tối đa lợi ích và lợi nhuận cho khách hàng. Luôn đảm bảo mọi giao dịch và yêu cầu hỗ trợ tài chính của khách hàng đều đạt được mức độ ưu tiên nhất và được giải quyết nhanh chóng nhất.

Ban Giám đốc

+ Theo dõi, giám sát, phát hiện và cảnh báo sớm các khoản nợ có vấn đề trên toàn hệ thống TPBank.

+ Kiểm tra , đánh giá, kiểm soát hồ sơ và có ý kiến độc lập đối với đề xuất phương án xử lý nợ thuộc phân luồng giải pháp tố tụng của phòng Kinh doanh trước khi trình Hội đồng xử lý nợ phê duyệt.

+ Giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án xử lý nợ có vấn đề theo phân luống giải pháp tố tụng của phòng xử lý nợ.

+ Thực hiện chỉ đạo, điều hành công tác xử lý nợ có vấn đề theo phân luồng, ủy quyền của Hội đồng xử lý nợ.

2.1.2. Ket quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Lý Thường Kiệt

Cùng với xu hướng phục hồi của nền kinh tế, kết quả kinh doanh của Chi nhánh đã có những cải thiện đáng kể trong năm 2015.

Hiệu quả hoạt động tài chính được gia tăng nhờ những cải thiện liên tục về chất lượng tài sản, hiệu quả kinh doanh, kiểm soát chi phí và quản trị rủi ro. Dưới đây là những chỉ số hoạt động chính:

Huy động vốn

Năm 2013, nguồn vốn huy động giảm sút mạnh do khó khăn của toàn ngành ngân hàng nói chung và của riêng Chi nhánh Lý Thường Kiệt. Từ năm 2014, sau khi vượt qua khó khăn, nỗ lực tái cơ cấu, Chi nhánh đã tích cực đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, áp dụng các chính sách linh hoạt, hiệu quả để đẩy mạnh khả năng huy động vốn, đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng..

Biểu đồ 2.1: Tổng huy động vốn phân theo đối tượng Khách hàng 2012 -2015

Đơn vị: Tỷ đồng

chức tín dụng khác của Chi nhánh đạt 45.342 tỷ đồng, tăng trưởng 10.01% so với năm 2014. Trong đó, huy động Khách hàng cá nhân tăng 11,8% và huy động khách hàng DN tăng trên 5,8% so với năm 2014. Đây là một trong những nguồn huy động quan trọng giúp giảm chi phí vốn và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Cho vay khách hàng

Vào thời điểm cuối năm 2015, nhờ có sự khôi phục dần của nền kinh tế, dư nợ cho vay khách hàng đạt 24.092 tỷ đồng, tăng 12.5% so với năm 2014.

Năm 2015 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh về cho vay khách hàng trong các ngành chủ chốt như Kho bãi, Vận tải và Xây dựng lần lượt đạt mức tăng 248% % và 32,7 %.

Kết quả hoạt động tín dụng phản ánh nỗ lực của Chi nhánh trong việc bám sát mục tiêu phát triển bền vững, an toàn, lành mạnh. Các sản phẩm tín dụng cũng rất phong phú và đầy đủ, tập trung vào khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình khá trở lên.

Biểu đồ 2.2: Cho vay theo ngành nghề kinh doanh 2012-2015

Chi nhánh đẩy mạnh việc giám sát, đôn đốc xử lý nợ, cùng với các biện pháp quản trị rủi ro thận trọng, minh bạch và các sáng kiến góp phần giảm thiểu rủi ro trong việc quản lý danh mục các khoản nợ xấu và thu hồi nợ xấu. Trong năm 2015, Chi

nhánh đã bán 513.577 triệu đồng nợ xấu sang Công ty Quản lý Tài sản VACM. Cùng với các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ và hiệu quả nhằm kiểm soát các nợ xấu hiện tại cũng nhu ngăn ngừa nợ xấu mới, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2015 ở mức 2,38% cải thiện đáng kể so với mức 3,56% tại thời điểm cuối năm 2014.

Thu nhập từ hoạt động

Biểu đồ 2.3: Tổng Thu nhập từ hoạt động 2012-2015

năm truớc. Thu nhập lãi thuần tăng 33% lên 1.732 tỷ đồng, cùng với đó là việc quản lý thuờng xuyên lãi suất huy động và cho vay và đạt đuợc cấu trúc bảng cân đối kế toán hiệu quả.

Thu nhập phí thuần ( từ HĐ DV) tăng trên 52,5%, đạt 336 triệu. Thu nhập phí từ các sản phẩm cốt lõi khác của chi nhánh tiếp tục tăng và thu nhập từ mảng kinh doanh và đầu tu đạt 633 triệu đồng, so với 172 triệu đồng năm 2014.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý nợ

45

chưa phải là cao nhưng nếu so với vốn tự có của toàn hệ thống NHTM thì đã lên đến hơn 100%. Trong khi, tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ (theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 và Thông tư 02/2013 TT-NHNN) như hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp thông lệ quốc tế. Với tỷ lệ nợ xấu cao như vậy, các ngân hàng không thể áp dụng thực hiện cơ chế trích lập dự phòng xử lý rủi ro đầy đủ (vì nợ xấu còn cao hơn vốn tự có). Nợ xấu cao, trong khi vốn tự có quá thấp, điều này gây ra nguy cơ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng vào bất cứ lúc nào. Nếu thực hiện theo đúng cơ chế thị trường thì nhiều ngân hàng sẽ phải đóng cửa, phá sản. Nếu không có biện pháp xử lý dứt điểm, các ngân hàng sẽ phải đeo đẳng nợ lớn, trước sau cũng sẽ mất khả năng thanh toán và làm ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống nếu xảy ra hiện tượng rút vốn ồ ạt. Tình trạng này nếu để kéo dài mà gây đổ vỡ hệ thống ngân hàng thì hậu quả không thể lường hết được, chi phí bỏ ra sẽ rất lớn và còn có nguy cơ gây khủng hoảng kinh tế, làm mất an ninh chính trị, đảo lộn trật tự xã hội.

Quy trình quản lý nợ tại Chi nhánh Lý Thường Kiệt

Ngày 08/11/2009, Tổng giám đốc Techcombank đã ban hành (Quyết định số 859/2013/QĐ-TCB.PC,GS&XLN về “Ban hành quy trình về theo dõi, giám sát, xử lý nợ có vấn đề”). Theo đó, công tác quản lý nợ vay được thực hiện ngay từ khi phát sinh khoản vay. Việc theo dõi, quản lý nợ vay được thực hiện 1 cách đồng bộ giữa các bộ phận, cá nhân có liên quan, nhằm mục đích hạn chế rủi ro phát sinh nợ quá hạn.

a. Kiểm tra trước khi cho vay

- Khi tiếp nhận các hồ sơ vay vốn của khách hàng, các bộ tín dụng sẽ là người trực tiếp lập hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín dụng và phân tích các rủi ro về khả năng thanh toán, đánh giá rủi ro tín dụng và xây dựng hạn mức tín dụng hợp lý. Nếu khách hàng không đáp ứng đủ các yêu cầu của quá trình kiểm tra trước khi cho vay thì Ngân hàng sẽ từ chối khoản vay để tránh rủi ro.

b. Thực hiện kí kết hợp đồng tín dụng và giải ngân theo các điều kiện quy định tại Hợp đồng tín dụng

- Sau các bước kiểm tra, thẩm định và cấp hạn mức tín dụng hợp lý, Ngân 46

hàng sẽ giải ngân và thực hiện công tác quản lý nợ nhầm đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng như cam kết tại hợp đồng tín dụng

c. Phân loại các khoản nợ

Việc phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN (“Quyết định 18”) ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Techcombank - Chi nhánh Lý Thường Kiệt cũng áp dụng Thông tư 02/2013/TT NHNN do NHNNVN ban hành quy định về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ theo đó các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ nếu hoạt động kinh doanh của khách hàng vay được đánh giá là có chiều hướng tích cực và khách hàng có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Toàn bộ các khoản tín dụng được phân loại theo một hệ thống phân loại rủi ro tín dụng có cấu trúc nhất định gồm 2 loại là Khoản vay có thể cứu vãn và Khoản vay không thể cứu vãn. Nợ xấu được phân vào nhóm 3,4,5 theo mức độ rủi ro. Việc phân loại này được thực hiện cho tất cả các khách hàng để ngân hàng có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro trong từng trường hợp và từ đó phân tích, có phương án xử lý kịp thời. Việc phân loại khoản vay được thực hiện ngay sau khi xuất hiện khoản vay.

tiêu chuẩn thu

hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và

lãi còn lại đúng thời hạn.

2. Nợ cần chú ý

- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; hoặc - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

3. Nợ dưới tiêu chuẩn

- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được

trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: • Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;

hoặc

• Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng;

hoặc

• Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng.

-Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra.

4. Nợ nghi ngờ

- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; hoặc

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; hoặc

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; hoặc

- Khoản nợ quy định tại điểm 3 của nợ Nhóm 3 chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; hoặc

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu

hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.

5. Nợ có khả năng

mất vốn - Nợ quá hạn trên 360 ngày; hoặc- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở

lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; hoặc

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai và quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; hoặc

được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; hoặc

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu

hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; hoặc

- Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được NHNNVN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.

tương ứng với mức độ rủi ro.

d. Phân tích chi tiết

Để có thể đánh giá khả năng trả nợ của Khách hàng và xác định các khoản nợ là khoản nợ có thể cứu vãn hoặc không thể cứu vãn, Chi nhánh có sự phân chia công việc và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để theo dõi, kiểm soát các khoản vay đến hạn.

Xây dựng hệ thống nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo và xác định các vấn đề.

Cán bộ tín dụng của Chi nhánh luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo từ phía khách hàng và từ chính sách tín dụng của ngân hàng.

> Nhóm các dấu hiệu xác định nợ vay có vấn đề:

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay.

+ Khách hàng có dư nợ vay quá hạn và/hoặc nợ vay do ngân hàng trả thay bảo lãnh, cam kết thanh toán tại Techcombank và/hoặc các TCTD khác.

- Tuân thủ các điều kiện phê duyệt

+ Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

+ Khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết với ngân hàng và/hoặc yêu cầu của ngân hàng.

+ Có đề nghị của bộ phận kiểm toán, giám sát tín dụng và các cấp có thẩm quyền.

> Dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai - Dấu hiệu về Tài chính

+ Tình hình tài chính có biến động bất lợi đối với hoạt động kinh doanh: Doanh thu sụt giảm, lợi nhuận thấp, các chỉ số thanh toán sụt giảm là tiền đề dẫn đến khả năng khó khăn về tài chính ảnh hưởng việc trả nợ cho ngân hàng.

+ Việc thực hiện cung cấp, bổ sung các tài liệu, chứng từ kế toán theo yêu cầu của ngân hàng khi phê duyệt khoản vay chưa đầy đủ hoặc không đúng thời hạn

+ Hồ sơ tài chính có dấu hiệu chỉnh sửa hoặc cung cấp, khai báo không đúng cho ngân hàng.

- Dấu hiệu trong hoạt động khách hàng

+ Những thay đổi trong cơ cấu tổ chức của khách hàng, sự bất ổn trong tổ chức bộ máy và ban quản trị/điều hành.

+ Sự thay đổi về ngành nghề hoặc động dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động. + Sự thay đổi giảm về vốn điều lệ, vốn đầu tư, thành viên góp vốn,...và các yếu tố liên quan.

+ Những thay đổi trong định hướng kinh doanh của khách hàng sang lĩnh vực

Một phần của tài liệu 091 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 51)