Bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 091 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 47 - 51)

Techcombank

Từ những kinh nghiêm và bài học từ các ngân hàng thuơng mại trên có thể thấy nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc luu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng.

Nhìn vào thực tế, chúng ta có thể thấy nợ xấu tồn tại là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất là do thiếu thông tin: Thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng.

Ở Việt Nam, trên 90% là DN nhỏ và vừa, không ít DN có báo cáo tài chính không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán. Ngay cả đối với các DN lớn đuợc kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng nhu chất luợng kiểm toán chua cao cũng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay vừa ra khỏi ngân hàng đã khó có khả năng thu hồi. Đặc biệt, khi ngân hàng và DN lại có mối quan hệ “mật thiết”, phụ thuộc lẫn nhau (sở hữu chéo) thì nguồn lực dễ bị phân bổ sai lệch,

bất hợp lý, cho vay bất chấp các quy định về an toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên.

Thứ hai, nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng. Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo làm nghề ngân hàng không chỉ cần thiết mà còn mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ ngân hàng đã cấu kết với khách hàng để che giấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của NHNN, của NHTM. Mặc dù chua có số liệu công bố nhung trong tổng số nợ xấu đó, một tỷ lệ không nhỏ nảy sinh từ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Thứ ba là do cách phân loại nợ, và định giá TS bảo đảm chưa được thực hiện chuyên nghiệp:

Theo quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD), “nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN). Trong đó nợ nhóm 3 (nợ duới chuẩn) là các khoản nợ đuợc đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi; Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là các khoản nợ có khả năng tổn thất rất cao và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là các khoản nợ đuợc coi là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Thông thuờng ở các nuớc đang phát triển, nếu nợ xấu của các ngân hàng đuợc phân loại theo các chỉ tiêu định luợng và định tính phù hợp với thông lệ quốc tế, thì tỷ lệ này duới 5% cũng là bình thuờng. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn có sự khác nhau về năng lực quản trị rủi ro và việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ chua là cơ sở xây dựng các thuớc đo luợng hóa rủi ro, hỗ trợ tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng và xác định khẩu vị rủi ro... của từng ngân hàng.

Hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng thuờng theo những khẩu vị rủi ro riêng. Vấn đề này đã dẫn đến một số bất cập trong việc so sánh, đánh giá

cùng một đối tượng khách hàng nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột (cùng 1 khách hàng, có ngân hàng phân loại vào nhóm nợ cao, có ngân hàng lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Mặt khác, việc triển khai xếp hạng khách hàng đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng như am hiểu sau sắc mô hình xếp hạng tín dụng (modelling), trong khi thị trường nhân lực hiện tại của Việt Nam còn rất thiếu.

Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiêm cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam:

Hạn chế nợ xấu bằng cách:

❖ Rà soát lại phân loại nợ, tiến tới việc phân loại nợ theo Quy trình phân loại chuẩn. Để làm được việc này các ngân hàng cần phải :

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng để tính toán các thước đo rủi ro xác suất/khả năng xảy ra vỡ nợ và các tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ;đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia.

- Mặt khác chất lượng của xếp hạng khách hàng phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính ngân hàng. Vì thế, việc hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên tắc về quản trị Doanh nghiệp, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro; tránh xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi để giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong hoạt động tín dụng.

❖ Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động để giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đòi hỏi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả.

❖ Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch kết quả xếp hạng, dẫn đến các quyết định cho vay không chuẩn.

Đối với khối nợ xấu cũ, Techcombank cần:

❖ Xử lý từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Tìm mọi biện pháp để thanh lý tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu để thu hồi nợ.

❖ Chủ động phối hợp khách hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với những khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời nhưng có triển vọng kinh doanh khi giải quyết được nợ xấu; Tiếp tục giảm lãi suất xuống để thực hiện các khoản cho vay mới, giúp DN giảm chi phí đầu vào, bán được hàng, có điều kiện trả nợ ngân hàng.

❖ Bán nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM, Công ty mua bán nợ trực thuộc NHNN, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về nợ cho vay và nợ xấu của NHTM, về công tác quản lý nợ nói chung và công tác xử lý nợ xấu nói riêng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong đó làm rõ các nội dung: quan niệm về nợ xấu, quản lý nợ và xử lý nợ xấu, nội dung và quy trình quản lý nợ và xử lý nợ xấu tại các NHTM, rút ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu và ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, chương 1 cũng nêu ra các công cụ quản lý nợ, các biện pháp xử lý nợ xấu hiện nay các NHTM đang áp dụng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT

Một phần của tài liệu 091 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 47 - 51)