ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRONG

Một phần của tài liệu 091 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 83)

TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Những cơ hội và thách thức

Bắt đầu tái cấu trúc từ đầu năm 2011, tuy nhiên tại thời điểm đó, Chi nhánh có quá nhiều vấn đề về hệ thống quản trị, chiến luợc phát triển và phân bổ nguồn lực, đặc biệt là vấn đề quản trị rủi ro, do đó, việc đầu tiên, cấp bách khi tái cấu trúc là rà soát toàn bộ các văn bản nội bộ. Cơ chế quản trị cũng đuợc thay đổi theo huớng phân cấp, phân quyền và gắn trách nhiệm. Cơ chế quản trị mới quy định cụ thể về các cấp phê duyệt trong các bộ phận quan trọng nhất của hoạt động chi nhánh nhằm giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra.

Sau 4 năm, quá trình tái cấu trúc đã hoàn tất, Chi nhánh Lý Thuờng Kiệt đã buớc sang giai đoạn mới, giảm tỉ lệ nợ xấu xuống mức duới 2% vào năm 2014.

Tuy nhiên, sau khi tái cấu trúc Chi nhánh vẫn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, cụ thể:

-Các sản phẩm ngân hàng thiếu đa dạng, chua có nhiều đột phá so với các TCTD khác.

- Đội ngũ nhân viên biến động mạnh. Cán bộ nhân viên chủ yếu là tuyển mới, mới tiếp cận hệ thống và quy trình của ngân hàng nên có nhiều bỡ ngỡ. Bên cạnh đó, ngân hàng chua triển khai các chính sách giữ chân nguời lao động giỏi nên mức độ gắn kết chua cao, số luợng nhân viên nghỉ việc vẫn khá lớn

Để phát huy những điểm mạnh của chi nhánh, ban lãnh đạo cần phải có các biện pháp thích hợp để hạn chế các yếu điểm của mình, nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh, đẩy mạnh quảng bá thuơng hiệu...đuahình ảnh chuyên nghiệp, lớn mạnh đến với mọi khách hàng

3.1.2. Định hướng của Techcombank Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong giai đoạn 2016-2020

Theo từng giai đoạn phát triển, Techcombank - CN Lý Thường Kiệt đề ra các mục tiêu cụ thể để đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu. Theo đó, mục tiêu của Chi nhánh được chia làm các giai đoạn như sau:

> Giai đoạn đến hết năm 2016

a, Chi nhánh sẽ tập trung vào việc củng cố toàn diện hệ thống quản trị điều hành.

Nâng cao vai trò quản trị, kiểm tra, giám sát của Ban lãnh đạo đối với mọi hoạt động của Chi nhánh.

Các thành viên Ban lãnh đạo sẽ tiếp tục tham gia sâu sát hơn vào các mặt hoạt động của Chi nhánh, định hướng và hỗ trợ trong việc quản lý hệ thống cũng như thúc đẩy kinh doanh để đạt được kết quả tốt nhất.

Hoạt động của bộ phận Kinh doanh tại Chi nhánh

- Đối với nhóm kinh doanh Đây là các bộ phận hoạt động vừa độc lập có khách hàng, vừa thực hiện các chính sách hỗ trợ chi nhánh như xây dựng sản phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng, việc phân bổ sử dụng nguồn của chi nhánh.. .Hoạt động của khối NHCN, NHDN hiện nay vẫn chưa được như kỳ vọng vì vậy trong thời gian tới cần củng cố như xây dựng các sản phẩm tốt hơn phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường, có đánh giá hiệu quả của các sản phẩm, xây dựng chính sách hỗ trợ khách hàng như chương trình khuyến mại, điểm thưởng, chương trình khách hàng thân thiết để chi nhánh có công cụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. Cần chủ động hơn nữa trong hoạt động, mở rộng đối tượng khách hàng.

- Bổ sung đội ngũ có kinh nghiệm thị trường, kỹ năng tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt nhằm ổn định hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo mô hình đa năng, mô hình chuẩn thúc đẩy hoạt động kinh doanh tăng trưởng nhanh chóng.

Đối với hoạt động Kiểm soát Nội bộ

- Tăng cường vai trò của kiểm soát Nội bộ qua hoạt động của Trung tâm Kiểm toán. Thiết lập các cuộc kiểm tra tại các đơn vị hội sở và chi nhánh, kiểm soát tốt

tính tuân thủ quy trình và đạo đức cán bộ tại chi nhánh nhằm tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.

b. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Ban lãnh đạo Chi nhánh tiếp tục triển khai phát triển hoạt động kinh doanh năm 2017 trên cơ sở xây dựng, phát triển các sản phẩm tốt hơn phù hợp hơn với nhu cầu của thị truờng, xây dựng các chính sách hỗ trợ khách hàng, đua ra các chuơng trình khách hàng thân thiết để chi nhánh có công cụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

> Giai đoạn 2017-2020

Với nguồn lực đuợc chuẩn bị và củng cố của giai đoạn 2015-2016, Ban lãnh đạo hy vọng giai đoạn 2017-2020 sẽ là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ của Chi nhánh với việc thực hiện một kế hoạch phát triển toàn diện, bao gồm:

Phát triển mạng lưới khách hàng

Chi nhánh sẽ chủ động xây dựng một mạng luới khách hàng đa dạng, có chất luợng tốt và đảm bảo quản trị đuợc rủi ro. Với lợi thế của các khách hàng lớn hiện nay, Chi nhánh hoàn toàn có thể xây dựng cơ sở khách hàng tốt và có tiềm năng.

Phục vụ hoạt động của khu công nghiệp phụ trợ

Một trong những hoạt động phát triển kinh doanh của Chi nhánh là phục vụ thị truờng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội và một số thành phố lớn khác, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp mà cổ đông lớn của Ngân hàng có quan hệ chặt chẽ; cung cấp dịch vụ tu vấn, cấu trúc tài chính doanh nghiệp để hỗ trợ và bổ sung dịch vụ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các khu công nghiệp chế xuất mà Ngân hàng có quan hệ và kinh nghiệm.

Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và thu hồi nợ

- Chi nhánh định huớng duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp khoảng 2.38%, và mục tiêu đến hết năm 2020, ngân hàng sẽ xử lý và thu hồi đuợc 70% du nợ trên thị truờng và một số các khoản phải thu còn tồn đọng vốn của ngân hàng.

3.1.3. Định hướng về việc quản lý nợ và xử lý nợ xấu của Techcombank Chi nhánh Lý Thường Kiệt

trường, trong lĩnh vực tài chính tiền tệ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và có sự cạnh tranh gay gắt. Định hướng về quản lý nợ xấu của Chi nhánh Lý Thường Kiệt là một bộ phận nằm trong định hướng phát triển chung của ngân hàng, cụ thể:

-Thực hiện phân loại nợ xấu, phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro đối với tín dụng thương mại; tăng cường kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng”.

-Mở rộng và tăng thị phần hoạt động dịch vụ, huy động vốn; đảm bảo tăng trưởng quy mô phù hợp với năng lực tài chính và khả năng kiểm soát rủi ro. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ tài chính, đưa vào khai thác các sản phẩm dịch vụ mới gắn với ứng dụng công nghệ hiện đại.

-Điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ - tài sản có theo hướng: tăng hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư vốn, tăng tín dụng ngắn hạn trong đó tập trung vào tín dụng thương mại xuất nhập khẩu, tín dụng ngoài quốc doanh, tín dụng tiêu dùng.... Tập trung cho những lĩnh vực, khu vực, ngành nghề, đại bàn có khả năng sinh lời và nguồn thu tín dụng lớn đảm bảo tăng trưởng nhưng an toàn và hiệu quả cao. Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu đạt chỉ số an toàn vốn theo đúng lộ trình quy định của NHNNVN và hướng dần theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế, duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, khoảng 2.3%.

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠITECHCOMBANK CHI NHÁNHLÝTHƯỜNGKIỆT TECHCOMBANK CHI NHÁNHLÝTHƯỜNGKIỆT

Trên cơ sở những phân tích lý luận, định hướng phát triển của công tác thẩm định tín dụng, qua xem xét thực tế công tác TĐTD cho vay tại Techcombank - CN Lý Thường Kiệt cho thấy những mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế , em đề xuất một số giải pháp sau :

3.2.1. Giải pháp quản lý nợ

3.2.1.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt và quản lý nợ nhằm kiểm soát tối đa nợ xấu và rủi ro tín dụng

phẩm cho vay ngày càng nhiều và đa dạng. Techcombank cần thường xuyên đưa ra các sản phẩm cho vay mới và tương ứng với nó là quy trình, hướng dẫn cho vay đối với sản phẩm đó. Mỗi khi phát sinh món vay cần thẩm định, cán bộ thẩm định căn cứ vào sản phẩm, đối tượng cho vay và lựa chọn quy trình cho vay phù hợp để áp dụng.

Bên canh đó, Chi nhánh cũng cần tiến hành rà soát các khâu trong quy trình quản lý nợ, tính hợp lý của việc bố trí, sắp xếp cán bộ, các quy định có liên quan đến các bộ phận tham gia vào quá trình cho vay, thu nợ, xử lý nợ, phát hiện những vấn đề bất hợp lý, sơ hở trong công tác quản lý nợ để đảm bảo chặt chẽ, giám sát được khoản cho vay từ lúc phát sinh cho đến khi thu hết nợ.

Hoàn thiện các quy trình, xây dựng các bước phải thực hiện của từng bộ phận, gắn trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ với hiệu quả, chất lượng của hoạt động cho vay. Hoàn thiện quy định, quy trình thẩm định sao cho phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng phải tiến tới dần hòa nhập phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Ngoài ra để thực hiện được tiêu chuẩn chất lượng, quy trình cũng cần xác định rõ thời gian tối đa tương ứng với phần công việc mà mỗi bộ phận thực hiện khi tham gia vào quá trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay để từ đó nâng cao được hiệu quả của công tác thẩm định.

Cần có hướng dẫn về các phương pháp thẩm định áp dụng với từng loại sản phẩm cho vay, đối tượng vay vốn, từng bước thay đổi tư duy thẩm định theo lối mòn kinh nghiệm đơn thuần chỉ sử dụng phương pháp truyền thống đơn giản đang áp dụng như hiện nay, tạo ra cho cán bộ thẩm định tư duy hệ thống về phương pháp thẩm định tín dụng. Đồng thời đào tạo cho cán bộ hiểu sâu về các phương pháp thẩm định tín dụng, những ưu điểm và tác dụng của từng phương pháp và tầm quan trọng phải sử dụng các phương pháp thẩm định, từ đó họ có thể vận dụng linh hoạt từng phương pháp vào thực tế quá trình thẩm định tín dụng.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng càng phát triển về số lượng và chất lượng càng làm giảm mức độ rủi ro cho hoạt động tín dụng. Thông tin về khách hàng vay vốn ngân hàng

trên địa bàn là cần thiết để tìm hiểu một phần tình hình công nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó xác định khả năng thanh toán, hoàn trả nợ vay của khách hàng. Ngoài ra, việc tổng hợp thu thập thông tin về ngành nghề, thị trường... có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng rất quan trọng giúp Chi nhánh tìm hiểu và nắm bắt về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần có hệ thống thông tin hữu hiệu.

Về nguồn thông tin, ngoài các tài liệu liên quan đến dự án do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định cần phỏng vấn trực tiếp khách hàng, đồng thời kết hợp với việc tham quan tận nơi khách hàng để xác định tình trạng thực tế của khách hàng. Ngoài ra để đảm bảo được tính đúng đắn khách quan, cán bộ thẩm định cần thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác như :

- Thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN (CIC).

- Thông tin từ các tổ chức tín dụng khác mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. - Thông tin từ các bạn hàng của khách hàng, các ban ngành chủ quản.

- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, internet.)

- Phấn đấu đạt được mục tiêu thu thập đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng,..của các doanh nghiệp trong cả nước, các thông tin về giá cả, thị trường, công nghệ, mức vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư....

3.2.1.3. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ quá trình thẩm định

Chi nhánh cần xây dựng một cơ sở dữ liệu riêng của chính mình để lưu trữ các thông tin thu thập, tổng hợp được dùng cho cán bộ thẩm định tra cứu khi thực hiện thẩm định các món vay sau này từ đó giúp cho công tác thực hiện thẩm định thực hiện được nhanh chóng, cán bộ thẩm định không phải mất thời gian tim kiếm từ các nguồn thông tin bên ngoài.

Về lâu dài Chi nhánh cần có kiến nghị với Ngân hàng Techcombank để nghiên cứu và triển khai xây dựng một hệ thống lưu trữ, khai thác và cập nhật thông tin trong toàn hệ thống. Qua đó các chi nhánh Techcombank có thể truy nhập, tìm kiếm và khai thác thông tin phục vụ cho côngtác thẩm định. Phấn đấu đạt mục tiêu thu thập đầy đủ và cập nhật thường xuyên các thông tin về tình hình tài chính, khả năng

thanh toán, quan hệ tín dụng,..của các doanh nghiệp trong cả nước, các thông tin về giá cả, thị trường, công nghệ, mức vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư....

Về trang thiết bị công nghệ, hiện nay trình độ công nghệ của Ngân hàng và công nghệ thẩm định của các tổ chức tín dụng khu vực và trên thế giới đã rất phát triển. Tính ưu việt và lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng một phần thể hiện ở hệ thống trang thiết bị công nghệ và xử lý thông tin. Trong lĩnh vực TĐTD trong hoạt động cho vay, trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến sẽ nâng cao chất lượng thẩm định, bảo đảm tiến độ thẩm định và tính chính xác của kết quả thẩm định. Để thực hiện được mục tiêu này, Chi nhánh Lý Thường Kiệt nói riêng và Ngân hàng Techcombank nói chung cần đầu tư hiện đại hoá toàn bộ hệ thống mạng máy tính, đầu tư thiết kế hoặc mua những phần mềm thẩm định chuyên dụng để tăng hiệu quả trong công tác phân tích và xử lý thông tin để từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định tín dụng.

3.2.1.4. Hoàn thiện thẩm định và định giá tài sản bảo đảm

Việc thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay là một bước không thể thiếu trong hoạt động cho vay của các NHTM. Nó giúp cho các Ngân hàng có thể thu hồi được vốn cho vay khi khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn bị suy giảm hay không còn khả năng trả nợ. Nội dung chính của thẩm định biện pháp bảo đảm là đánh giá và định giá tài sản bảo đảm tiền vay sao cho đầy đủ và sát với giá trị thực của tài sản (nếu khách hàng vay vốn bằng hình thức có bảo đảm bằng tài sản) để khi phải xử lý tài sản bảo đảm thì có thể thu hồi đủ vốn mà Ngân hàng đã cho vay.

Để thẩm định và định giá tài sản bảo đảm tiền vay được đầy đủ và sát với giá trị thực tế của tài sản, đồng thời đảm bảo tính độc lập và khách quan thì Techcombank - Chi nhánh Lý Thường Kiệt nên thực hiện công việc này qua các công ty, trung tâm định giá tài sản chuyên nghiệp. Ngoài ra việc định giá qua các công ty, trung tâm định giá cũng sẽ làm giảm bớt nghiệp vụ cũng như thời gian phải thực hiện cho cán bộ thẩm định, để họ có thể tập trung chuyên sâu hơn cho nghiệp vụ thẩm định tín dụng từ đó nâng cao được chất lượng thẩm định tín dụng, rút ngắn thời gian thẩm định làm tăng hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng. Việc định giá tài sản bảo đảm sẽ giúp định giá sát với giá trị thị trường nhờ tính chuyên nghiệp

của các công ty (Quy trình định giá khoa học, đội ngũ nhân viên định giá chuyên

Một phần của tài liệu 091 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 83)