Kinh nghiệm xử lý nợxấu của một số Ngân hàng thương mại trong

Một phần của tài liệu 091 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 42 - 47)

1.3.1.1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Bà Triệu

Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và gặp khó khăn về tài chính, việc tìm kiếm khách hàng tốt để tăng trưởng tín dụng không dễ dàng. Tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh chỉ ở mức 3%, trong khi đó

tăng trưởng tín dụng của hệ thống Vietcombank năm 2015 khoảng 12,1%.. Thực tế quản lý nợ và xử lý nợ xấu của Chi nhánh được thể hiện qua các số liệu sau:

Tính đến 31/12/2015 tỷ lệ nợ xấu là 1,75%

Nợ xấu tăng tập trung vào một số ngành chính như sau : + Ngành thủy sản : 7,8% / tổng nợ xấu

+ Ngành thi công xây dựng : 58,36% / tổng nợ xấu.

+ Các ngành khác và các cá nhân làm ăn thua lỗ, chưa thu xếp được nguồn để trả nợ ngân hàng: 33,8%/ tổng nợ xấu.

Nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng do một số nguyên nhân sau:

- Chính sách thắt chặt đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 làm cho các công trình có nguồn vốn từ ngân sách bị ảnh hưởng, không có vốn hoặc tiến độ giải ngân chậm gây ảnh hưởng đến nguồn thu của các doanh nghiệp xây dựng, dẫn đến thiếu nguồn thanh toán trả nợ cho ngân hàng.

- Số lượng công trình trên địa bàn thành phố đang giảm sút về cả số lượng và giá trị. Một số đơn vị có tiềm lực phải tìm kiếm công trình ở các tỉnh lân cận để thi công. Do vậy, việc quản lý hoạt động của các đơn vị khi thi công các công trình ở ngoài Tỉnh rất khó khăn.

- Một số đơn vị kinh doanh hàng thủy hải sản gặp rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế (giao hàng trước, trả tiền sau), đối tác nước ngoài sau khi đã nhận hàng nhưng không thanh toán tiền cho đơn vị, dẫn đến đơn vị không có nguồn tiền hàng để trả nợ cho ngân hàng.

- Thị trường đầu ra của ngành thủy hải sản chưa ổn định, lại chịu tác động của khủng hoảng kinh tế làm cho nhu cầu thị trường sụt giảm nên nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy, trong khi đơn vị đã vay vốn ngân hàng để thu mua nguyên liệu dự trữ cho các đơn hàng xuất. Không xuất được hàng nên các đơn vị này không có nguồn tiền trả nợ ngân hàng.

> Biện pháp xử lý nợ xấu:

❖ Tích cực thu hồi nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý nợ có vấn đề theo QĐ số 106 của TW như: bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng,

quản lý chặt dòng tiền. Kiểm tra thực tế hoạt động kinh doanh, kế hoạch trả nợ của khách hàng.

❖ Giảm dần dư nợ thông qua việc bán hàng tồn kho, bán tài sản bảo đảm: sau khi phương án xử lý nợ được Chi nhánh phê duyệt, cán bộ tín dụng phải đàm phán trao đổi , yêu cầu khách hàng bàn giao TSĐB. Việc thu giữ phải được lập thành biên bản, có đủ chữ ký của hai bên. TSĐB sau khi thu giữ phải được đề xuất các phương án xử lý như bán đấu giá...

❖ Áp dụng biện pháp khởi kiện: Phòng xử lý nợ của Chi nhánh tiến hành lập phương án khởi kiện khách hàng, đáng giá các điểm mạnh, yếu của hồ sơ pháp lý . Chuẩn bị thủ tục khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng và nộp hồ sơ khởi kiện lên Tòa án.

❖ Đối với các khách hàng gặp nợ xấu trong lĩnh vực thi công, xây dựng: Chi Nhánh cũng đã rà soát lại các khoản phải thu của công trình, làm việc ba bên giữa khách hàng, Chủ đầu tư và Ngân hàng để quản lý dòng tiền của công trình về Vietcombank thu nợ.

❖ Cơ cấu nợ, gia hạn nợ: Ngoài ra, chi nhánh cũng đã rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo QĐ 780 của NHNN và hướng dẫn của TW để cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi quá hạn.. .cho khách hàng, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động, có nguồn vốn để trả nợ cho ngân hàng cũng như giảm nợ xấu cho ngân hàng.

> Kết quả đạt được:

Với các biện pháp xử lý kiên quyết, trong năm 2014 Chi nhánh cũng đã thu hồi được 13.823 triệu đồng nợ xấu, trong đó:

- Ngành thi công xây dựng là 9.823 triệu đồng. - Ngành thủy sản 3.1 tỷ đồng.

- Ngành vận tải biển : 900 triệu đồng

1.3.1.2. Công tác Quản lý và Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng — Chi Nhánh Đà Nang trong giai đoạn 2013-2015

tổng dư nợ xấu là 17.358,97 triệu đồng. Sang năm 2015, tỷ lệ này đã giảm còn 0,95% với tổng dư nợ xấu là 9.255,64 triệu đồng.

VPBank Đà Nang thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 439/2005/QĐ - NHNN của NHNN ban hành. Theo đó, tỷ trọng nợ nhóm 1 luôn chiếm trên 90%. Mức nợ nhóm 2 chiếm tỷ lệ 7% trong năm 2013- 2014 và duy trì sang 2015. Nợ nhóm 3 tăng trong giai đoạn 2013 - 2014, với dư nợ là 7,8 tỷ đồng vào cuối năm

2014. Sang năm 2015, tỷ lệ này giảm đi. Năm 2014 nợ nhóm 4 chiếm 0,57% trong tổng dư nợ nhưng sang 2015 chỉ chiếm 0,52%, giảm 42,76% so với năm 2014. Nợ nhóm 5 vẫn duy trì tỷ lệ 0,04% trên tổng dư nợ giai đoạn 2013 - 2015. Cuối năm

2015, nợ nhóm 5 chiếm 0,03% tổng dư nợ với số tuyệt đối là 305 triệu đồng.

Theo đó, để cải thiện tình trạng nợ xấu, Ngân hàng đã đưa ra các biện pháp hạn chế nợ xấu và xử lý nợ xấu như sau:

Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp và hoàn thiện quy trình tín dụng

VPBank , CN Đã Nang đã tiến hành phân khúc khách hàng phù hợp, dựa vào đó đưa ra các chính sách chăm sóc, giới hạn tín dụng, TSBĐ phù hợp với từng nhóm khách hàng riêng biệt .

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng theo các bước chuẩn:

- Bước 1 : Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng

- Bước 2 : Kiểm tra, xác minh thông tin và thu thập bổ sung các thông tin cần thiết - Bước 3 : Thẩm định về khách hàng vay vốn

- Bước 4 : Thẩm định hoạt động SXKD, khả năng tài chính của khách hàng - Bước 5 : Thẩm định phương án SXKD / dự án đầu tư

- Bước 6 : Đánh giá lợi ích dự kiến thu được nếu duyệt cho khách hàng vay - Bước 7 : Thẩm định biện pháp bảo đảm và lập tờ trình biện pháp bảo đảm - Bước 8 : Lập tờ trình thẩm định

- Bước 9 : Tái thẩm định tín dụng, lập tờ trình và phê duyệt

Tăng cường các hoạt động kiểm soát nội bộ và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Mỗi cán bộ thẩm định trong Chi nhánh phải nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí và nội dung công tác TĐTD cho vay. Coi chất lượng, hiệu quả của công tác TĐTD là yếu tố then chốt quyết định trong hoạt động cho vay và chất lượng dư nợ của chi nhánh. Khi tiến hành thẩm định phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét, đánh giá, kết quả thẩm định phải phản ánh khách quan, trung thực, đầy đủ và chính xác về phương án / dự án.

Ngoài việc hoàn thiện các quy trình thẩm định tín dụng và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, VPBank, CN Đã Nang cũng sử dụng 1 số biện pháp sau để xử lý nợ xấu:

Đôn đốc thu hồi nợ trực tiếp

Dựa trên đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, trước khi đến kỳ hạn trả nợ, ngân hàng có kế hoạch hỗ trợ cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ.

Tái cấu trúc doanh nghiệp

Với những khách hàng mà khả năng trả nợ được đánh giá có thể phục hồi, ngân hàng tiến hành hỗ trợ, tư vấn khách hàng khắc phục khó khăn nhằm khôi phục khả năng trả nợ.

Cơ cấu thời hạn trả nợ

Ngân hàng tiến hành gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ với những khách hàng có khả năng phục hồi trong tương lai.

Xử lý tài sản đảm bảo

Xử lý có hiệu quả TSĐB được VPBank Đà Nang xem là một trong số các giải pháp quan trọng nhất trong việc giải quyết nợ xấu.

Xử lý nợ thông qua Công ty quản lý tài sản (AMC)

Sau khoảng thời gian 90 ngày, với những biện pháp cưỡng chế vẫn không thể thu hồi nợ từ phía khách hàng, ngân hàng bán nợ cho công ty xử lý nợ AMC.

Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

VPBank đã xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng dự phòngm rủi ro theo quyết định của NHNN.

đạt được những bước tiến rõ rệt.

Sự thay đổi trong cơ cấu các nhóm nợ trong nợ xấu: Tỷ lệ nợ nhóm 1 tăng qua các năm và đều chiếm trên 90% trong tổng du nợ. Tỷ lệ nợ nhóm 4, 5 giảm đi và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng du nợ.

Mức giảm tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong năm 2013 so với 2012 nhung sang năm 2014 đã giảm đi.

Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi/ tổng dư nợ xấu

Năm 2014 - 2015 tỷ lệ du nợ xấu thu hồi trực tiếp đã tăng lên từ 45,20% ở năm 2014 lên 49,69% ở năm 2015.

Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc/ tổng dư nợ

Trong năm 2014, VPBank Đà Nang đã tiến hành cơ cấu lại 1.822,69 triệu đồng khoản nợ xấu, chiếm 10,5% giá trị tổng nợ xấu.

Một phần của tài liệu 091 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM ,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w