ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu 098 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ xã sơn TÂY,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 86)

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ SƠN TÂY

2.4.1. Ket quả đạt được

Để đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Agribank Sơn Tây, tác giả đã tiến hành khảo sát các nhân viên của chi nhánh với kết quả khảo sát cụ thể trong Phụ lục số 01 của luận văn.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá về mức độ quan tâm tới công tác quản trị RRLS của Agribank Sơn Tây

Theo khảo sát của tác giả, có 90.3% cán bộ được khảo sát cho rằng ngân hàng đã quan tâm đúng mức tới việc quản trị rủi ro lãi suất; và 79.6% cán bộ cho điểm 3/4, 11.5% cán bộ cho điểm 4/4, chỉ có 8.9% cán bộ cho điểm 2/4 về mức độ phản ứng của ngân hàng trước rủi ro lãi suất. Điều này cho thấy chi nhánh đã luôn coi trọng công tác quản trị rủi ro lãi suất trong điều hành hoạt động kinh doanh của mình.

Trong những năm qua, Agribank Sơn Tây đã đạt được những kết quả trong quản lý rủi ro lãi suất như sau:

- Bước đầu xây dựng được bộ máy quản trị rủi ro lãi suất tại chi nhánh.

Agribank Sơn Tây đã bước đầu xây dựng được bộ máy quản trị rủi ro lãi suất, trong đó phụ trách chính về hoạt động quản trị rủi ro là Phòng kế hoạch kinh doanh, kết hợp với các bộ phận khác đã tham mưu, giúp việc ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cua Agribank Sơn Tây gồm những người giàu kinh nghiệm và kiến thức về quản trị rủi ro cũng như thông thạo về đặc điểm địa bàn hoạt động, đã đưa ra những định hướng, chính sách về quản trị rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ.

- Quy trình quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện đồng bộ với quy trình quản trị các loại rủi ro khác.

Quy trình quản trị rủi ro lãi suất đã được thực hiện đồng bộ với quy trình quản trị các loại rủi ro khác như quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro tác nghiệp..., góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất.

- Luôn tuân thủ quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng No&PTNT Việt Nam về lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất.

Agribank Sơn Tây luôn tuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước và Agribank Việt Nam trong các cơ chế, chính sách về huy động vốn và cho vay, trong đó có các quy định về lãi suất. Được sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Agribank về việc điều hành lãi suất kinh doanh thống nhất trong toàn hệ thống, từ Trụ sở chính tới từng chi nhánh, Agribank Sơn Tây đã có những bước triển khai đầu tiên để thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất. Điển hình là việc áp dụng lãi suất cho vay thả nổi có điều chỉnh 3 háng hoặc 6 tháng một lần, cơ chế định giá lãi suất hợp lý nhằm cân đối lãi suất đầu vào - đầu ra. Việc áp dụng lãi suất huy

STT Tiêu chí 1Điểm Điểm 2 Điểm 3 4Điểm

Mục 7.1. Các công cụ hỗ trợ chua đáp ứng

đuợc nhu cầu quản lý

8.8% 13.2% 78.0% 0

%

Mục 7.2. Nguồn vốn huy động nhiều trong khi

cho vay ít 0 % 60.18 % 22.12% 17.70%

Mục 7.3. Chênh lệch lãi suất huy động và cho

vay không đủ bù đắp cho hoạt động kinh doanh_______________________ 0 % 53.10 % 46.90% 0 %

Mục 7.4. Hệ thống thông tin từ NHNN truyền

đạt chậm

4.40% 53.30

%

35.30% 7.00%

Mục 7.5. Hệ thống thông tin từ HS truyền đạt

xuống chi nhánh chậm 0 % 52.20 % 47.80% 0 %

Mục 7.6. Quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng

chua phù hợp 0 % 79.60 % 20.40% 0 %

Mục 7.7. Quy định của ngân hàng chua phù

hợp 0 % 79.60 % 20.40% 0 %

động cũng như lãi suất cho vay luôn đảm bảo phù hợp với độ tín nhiệm của khách hàng, khả năng cạnh tranh của chi nhánh và hiệu quả tài chính đạt được.

- Nguồn nhân lực cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công việc.

Bên cạnh đội ngũ lao động dồi dào, theo đánh giá của nhân viên chi nhánh, có 86.7% khả năng ngân hàng có thể dự báo được biến động lãi suất cho thấy cán bộ quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh có trình độ chuyên môn chuyên sâu, trình độ nhận biết và phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng ngày một nâng cao.

Chi nhánh cũng luôn coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro. Đồng thời, các cán bộ tại Agribank Sơn Tây luôn cố gắng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, có tinh thần làm việc nghiêm túc và trách nhiệm. Các báo cáo về lãi suất được cán bộ chuyên môn đưa ra kịp thời đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý rủi ro.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá về khả năng Agribank Sơn Tây có thể dự báo biến động lãi suất

[Nguồn: Theo khảo sát của tác giả]

- Công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro lãi suất ngày càng được cải tiến.

Công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro lãi suất tại Agribank đã có những bước cải tiến tích cực. Hệ thống IPCAS của Agribank do Ngân hàng thế giới tài trợ bắt đầu được đưa vào sử dụng trên toàn hệ thống từ năm 2008, được đánh giá là hỗ trợ tốt cho quá trình giao dịch, tiết kiệm thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động và độ chính xác của việc hạch toán kế toán. Thông qua sự hoàn thiện và ngày càng phát triển của hệ thống IPCAS, lượng thông tin cho mục đích quản trị ngày càng được tăng lên về số lượng và chất lượng. Hệ thống IPCAS cũng giúp Agribank quản lý thông tin tập trung bằng việc tổng hợp dữ liệu hàng ngày về Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đuợc, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Agribank Sơn Tây còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Các công cụ hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý:

Theo khảo sát của tác giả về nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất đối với Agribank Sơn Tây, có tới 78% cán bộ đuợc khảo sát cho điểm 3/4 về lý do các công cụ hỗ trợ chua đáp ứng đuợc nhu cầu quản lý. Trên thực tế, Agribank Việt Nam nói chung và chi nhánh Sơn Tây nói riêng hiện chua áp dụng công cụ đo luờng, đánh giá cụ thể thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra. Việc kiểm soát rủi ro lãi suất của ngân hàng vẫn dựa trên phuơng pháp truyền thống là xác định lãi chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra, đồng thời duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.

giảm. Chính sách lãi suất thả nổi trong cho vay tuy thực hiện đuợc cả hai chiều tăng và giảm lãi suất theo lãi suất thị truờng, nhung do hạn chế trong nắm bắt thông tin nên khi đối mặt với rủi ro có thể làm món vay trở thành nợ xấu. Hơn nữa, với đặc thù của ngân hàng là thuờng xuyên huy động các khoản dài hạn và cho vay ngắn hạn, nên nếu lãi suất thị truờng giảm thì lãi suất cho vay sẽ giảm theo, trong khi lãi suất huy động chua giảm, khiến ngân hàng phải gánh chịu thiệt hại do sự thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra.

Bên cạnh đó, phuơng pháp xác định khe hở nhạy cảm lãi suất của chi nhánh để luợng hóa rủi ro lãi suất hiện tại chỉ dựa trên kỳ hạn đến hạn của tài sản có và tài sản nợ. Chi nhánh chua xây dựng đuợc kho thông tin dữ liệu thống kê để xác định tần suất khách hàng trả nợ vay truớc hạn cũng nhu rút tiền truớc hạn để luợng hóa rủi ro lãi suất một cách chính xác hơn.

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng này đôi khi gây tốn kém chi phí cho ngân hàng, tuy vậy hiện tại chi nhánh chua sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng nhu sử dụng các hợp đồng phái sinh để hạn chế rủi ro lãi suất.

- Chưa xây dựng được hạn mức rủi ro lãi suất

Nhu đã phân tích trong bảng 2.6, 2.7 và 2.8 về thực trạng khe hở nhạy cảm lãi suất và ảnh huởng của biến động lãi suất tới thu nhập lãi ròng của Agribank Sơn Tây, ta thấy rủi ro lãi suất của chi nhánh trong những năm gần đây tăng cao cả về con số tuyệt đối và tuơng đối. Tuy vậy, chi nhánh chua xây dựng đuợc hạn mức rủi ro lãi suất để làm cơ sở đánh giá, kiểm tra, kiểm soát xem rủi ro của ngân hàng có vuợt quá hạn mức hay không. Hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro lãi suất của chi nhánh hiện chỉ dừng lại ở mức dự báo lãi suất và tham muu cho Ban lãnh đạo phần lớn dựa trên kinh nghiệm chuyên môn chứ chua xây dựng đuợc hệ thống thông tin bên trong và bên ngoài một cách đầy đủ, khách quan.

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng chưa thực hiện tốt vai trò giám sát rủi ro lãi suất.

Do tình hình nợ xấu có chiều huớng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp trong những năm gần đây, Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng

chủ yếu chú trọng tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng; các loại rủi ro ngân hàng khác trong đó có rủi ro lãi suất chua đuợc quan tâm nhiều, dẫn đến tình hình khe hở nhạy cảm lãi suất của chi nhánh tăng nhanh từ năm 2011 đến nay.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng chua lập ra kế hoạch chiến luợc và kiểm tra trong dài hạn để đảm bảo tất cả các hoạt động nghiệp vụ, các bộ phận kinh doanh đều thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình, mà chỉ mới lập ra các kế hoạch ngắn hạn một cách thụ động dựa vào chủ truơng, chuông trình của ngân hàng cấp trên.

- Việc điều chỉnh lãi suất đôi khi còn chậm trễ.

Hệ thống truyền đạt thông tin nội bộ từ trụ sở chính xuống chi nhánh hiện nay phần lớn qua e-office, các công văn, vản bản điều hành từ ngân hàng cấp trên đuợc gửi về địa chỉ email do phòng Hành chính quản lý, sau đó các thông tin này sẽ đuợc đua lên website của Agribank Sơn Tây để các nhân viên trong chi nhánh đều nắm đuợc và thực hiện. Khi có thông tin về việc điều chỉnh lãi suất từ ngân hàng cấp trên, phòng Kế hoạch kinh doanh sẽ căn cứ vào thực tế hoạt động của chi nhánh để đề ra văn bản điều chỉnh lãi suất trình Giám đốc phê duyệt, sau đó văn bản này đuợc chuyển xuống phòng Kế toán để cập nhật lãi suất áp dụng với từng loại sản phẩm tiền gửi, tiền vay trên hệ thống IPCAS. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, đôi khi văn bản điều hành của ngân hàng cấp trên đuợc chuyển xuống chi nhánh quá sát ngày thực hiện, thậm chí qua ngày thực hiện, khiến chi nhánh không thể điều chỉnh kịp thời.

Tình trạng chậm trễ trong việc điều chỉnh lãi suất tiền vay tại chi nhánh cũng thuờng xuyên xảy ra. Đối với các khoản vay uu đãi, có lãi suất 3 tháng đầu thấp hơn, sau 3 tháng sẽ đuợc điều chỉnh lại về đúng mức lãi suất quy định. Theo quy trình, cán bộ tín dụng phải làm tờ trình đề nghị phòng kế toán thực hiện điều chỉnh lãi suất đối với món vay giải ngân ngày nào, điều chỉnh về mức lãi suất bao nhiêu... Tuy nhiên, đôi khi do có quá nhiều khách hàng phải quản lý, cán bộ tín dụng đã bỏ sót không điều chỉnh lãi suất của khách hàng vay. Các giao dịch viên kế toán khi thu nợ của khách hàng cũng không để ý tới mức lãi suất quy định trong hợp đồng

Từ ngày Đến ngày Số ngàytính lãi Số tiền gốc(VNĐ) (%/năm)Lãi suất Số tiền lãi(VNĐ)

02/01/2014 02/01/2015 365 10.000.000 5.3 530.00

0

05/02/2015 02/01/2015 331 20.000.000 54 979.39

7

tín dụng (bình thường hệ thống sẽ tự động tính cho khách hàng nếu lãi suất cập nhật đúng, giao dịch viên không phải tính lại lãi suất phải thu của khách hàng), dẫn tới tình trạng thu thiếu lãi tiền vay.

Trong những năm gần đây, khách hàng vay vốn tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi, nhưng theo chủ trương của ngân hàng cấp trên, để giúp đỡ khách hàng trong việc trả nợ, ngân hàng đã cơ cấu lại hoặc kéo dài thời gian trả nợ của khách hàng, đưa khoản vay về nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn). Một số khoản vay nợ lãi từ năm 2012 trở về trước với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định hiện hành, tuy nhiên khi thực hiện cơ cấu nợ, chi nhánh vẫn còn chậm trễ trong việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, dẫn đến tình trạng lãi dự thu (khi hệ thống tự động chạy dồn tích vào ngày cuối tháng) hay chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra trên sổ sách của chi nhánh rất cao, nhưng lãi thực tế chi nhánh thu được thấp hơn số dự thu rất nhiều. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới công tác xác định và quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh.

- Sơ suất trong quá trình tác nghiệp của nhân viên khiến việc chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng không chính xác.

Như đã trình bày ở trên, hiện nay lãi suất các sản phẩm tiền gửi của Agribank nói chung và Agribank Sơn Tây nói riêng đều được cập nhật trên hệ thống IPCAS. Trong quá trình thực hiện, các giao dịch viên chỉ cần lựa chọn đúng mã sản phẩm tiền gửi, hệ thống sẽ tự động cập nhật lãi suất cho sản phẩm đó. Ví dụ, khi khách hàng có nhu cầu mở một sổ tiết kiệm kỳ hạn 03 tháng, giao dịch viên chỉ cần lựa chọn mã sản phẩm 645 (tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng) và kỳ hạn của sổ tiết kiệm (03 tháng), ngay khi hạch toán, hệ thống IPCAS sẽ cập nhật lãi suất của món tiền gửi tiết kiệm đó là 4.3%/năm, đồng thời lãi suất sẽ được thể hiện trên sổ tiết kiệm của khách hàng khi in sổ tiết kiệm. Điều này khiến các nhân viên đôi khi không cần nhớ mức lãi suất cho từng loại sản phẩm theo quy định hiện hành là bao nhiêu, dẫn tới rủi ro trong việc cập nhật lãi suất đầu vào khi:

i) Thứ nhất, người cập nhật lãi suất đầu vào cho tất cả các sản phẩm tiền gửi có thể cập nhật sai ở một sản phẩm nào đó mà không phát hiện ra.

ii) Thứ hai, giao dịch viên chọn sai mã sản phẩm khiến lãi suất đầu ra bị cập nhật sai trên hệ thống, nguyên nhân này còn ảnh huởng tới việc chạy phân bổ lãi suất dự chi của ngân hàng tại thời điểm cuối tháng.

Mặt khác, do hạn chế của hệ thống IPCAS trong module “Deposit” (module chuyên hạch toán các sản phẩm tiền gửi, bao gồm việc mở tài khoản, nộp tiền vào tài khoản, rút tiền/chuyển tiền đi từ tài khoản của khách hàng...), có một số sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hiện tại vẫn chua tự động cập nhật lãi suất, hoặc cập nhật sai mức lãi suất. Điển hình là các sản phẩm tiết kiệm gửi góp nhu: tiết kiệm gửi góp theo định kỳ, tiết kiệm an sinh (gửi góp không theo định kỳ), tiết kiệm học đuờng với lãi suất quy định là lãi suất thả nổi kỳ hạn 6 tháng. Cụ thể trong ví dụ sau:

-Ngày 02/01/2014, khách hàng A mở sổ tiết kiệm an sinh, kỳ hạn 12 tháng, số tiền gửi ban đầu là 10 triệu đồng, lãi suất thả nổi 6 tháng theo quy định hiện hành là 5.3%/năm, lãi suất không kỳ hạn là 1.0%/năm.

-Ngày 05/02/2014, khách hàng gửi thêm 20 triệu đồng vào sổ tiết kiệm nói trên, lãi suất thả nổi kỳ hạn 6 tháng vào ngày này là 5.4%/năm. Theo quy định, số

Một phần của tài liệu 098 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ xã sơn TÂY,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w