GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

Một phần của tài liệu 098 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ xã sơn TÂY,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 102 - 113)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ SƠN TÂY 3.2.1. Giải pháp xây dựng hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro lãi suất

Hiện nay, Agribank Sơn Tây chưa xây dựng được hệ thống văn bản quy định hoạt động quản lý rủi ro lãi suất. Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc khi nhận thấy rủi ro lãi suất có thể ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của chi nhánh, bộ phận quản lý rủi ro mới quyết định thực hiện một số biện pháp để hạn chế rủi ro, điển hình là thay đổi cơ cấu bảng tổng kết tài sản hoặc điều chỉnh lãi suất đầu vào - đầu ra. Cách làm này mang tính thụ động, hiệu quả không cao vì chỉ hạn chế một phần tác động tiêu cực của rủi ro lãi suất khi nó đã xảy ra. Do vậy, Agribank Sơn Tây cần chủ động hơn nữa trong công tác quản lý rủi ro lãi suất, mà việc đề ra các chính sách, văn bản về quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh là việc làm cần được ưu tiên hàng đầu.

Các chính sách, văn bản pháp lý về quản trị rủi ro lãi suất cần quy định cụ thể những điều sau:

- Xác định rõ mục tiêu và nội dung cần thực hiện để hạn chế và kiểm soát rủi ro lãi suất.

- Quy định cụ thể trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bộ phận, cá nhân có liên quan tới quy trình quản trị rủi ro.

- Xác định những giới hạn rủi ro lãi suất mà chi nhánh có thể chấp nhận được.

- Thiết lập hệ thống đo lường rủi ro một cách toàn diện, thống nhất. Các phương pháp đo lường rủi ro cần phải được nêu cụ thể về những giả định cơ bản và cách đo lường rủi ro.

- Quy định những phương pháp phòng ngừa rủi ro mà chi nhánh có thể sử dụng, nêu ra ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp, đưa ra khuyến nghị nên sử

dụng phương pháp nào trong những trường hợp cụ thể.

- Quy định phương thức đánh giá mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong điều kiện thị trường có những biến động xấu ngoài dự tính ban đầu, cần cân nhắc những tổn thất này trong suốt quá trình hoạt động của chi nhánh.

Để có được chính sách hiệu quả về quản trị rủi ro lãi suất, Ban lãnh đạo Agribank Sơn Tây cùng với đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro lãi suất tại chi nhánh cần phải:

- Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro lãi suất trong dài hạn và những kế hoạch trong ngắn hạn, chiến lược này phải phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của chi nhánh. Ví dụ, hiện nay chi nhánh đang có khe hở nhạy cảm lãi suất âm ở mức khá cao (nhạy cảm tài sản nợ), kế hoạch trong ngắn hạn có thể là tích cực cân đối kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có bằng việc chủ động tìm kiếm những dự án có sự cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có, đa dạng hóa các kỳ hạn tiền gửi trong huy động vốn, tập trung huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn trên 12 tháng hoặc các nguồn vốn không kỳ hạn, đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn.... Sự đa dạng hóa trong huy động vốn và cho vay một phần đáp ứng được nhu cầu khách hàng, một phần cũng làm giảm bớt rủi ro lãi suất của chi nhánh.

- Định kỳ rà soát các chính sách về quản trị rủi ro lãi suất, ít nhất là mỗi năm một lần để đánh giá về mức độ hiệu quả của các chính sách đã đề ra và có những điều chỉnh phù hợp khi có những tình huống mới phát sinh.

Mặt khác, chi nhánh cũng cần đẩy mạnh và nâng cao tính chính xác trong hoạt động dự báo sự biến động của lãi suất, từ đó có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu bảng tổng kết tài sản của ngân hàng cho phù hợp, nhằm thu được lợi nhuận từ sự biến động của lãi suất thị trường, đồng thời xác định thu nhập lãi ròng dự tính trong tương lai, từ đó thực hiện việc mua/bán các sản phẩm tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro lãi suất

3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp đo lường rủi ro lãi suất

nói riêng mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất, cụ thể là khe hở nhạy cảm lãi suất lũy kế/Tổng tài sản để kiểm soát rủi ro lãi suất mà chưa hề sử dụng các công cụ khác để định lượng rủi ro lãi suất, chưa đưa ra được hạn mức đối với thay đổi thu nhập ròng từ lãi. Do vậy, trong thời gian tới, để đảm bảo việc kiểm soát rủi ro lãi suất được cải thiện hơn, trước hết Agribank Sơn Tây cần hoàn thiện công tác đo lường rủi ro để từ đó nghiên cứu và đưa ra các giới hạn về thu nhập ròng từ lãi và giới hạn VaR lãi suất.

Có rất nhiều phương pháp để đo lường rủi ro lãi suất, tuy nhiên trong điều kiện hiện tại của Agribank Sơn Tây thì việc áp dụng mô hình định giá lại là phù hợp và có thể thực hiện được. Chi nhánh cần nghiên cứu sâu hơn về mô hình này để có thể chủ động vận dụng và hạn chế được những nhược điểm của mô hình.

Để hạn chế những nhược điểm trong việc xác định khe hở nhạy cảm lãi suất của mô hình định giá lại, chi nhánh có thể sử dụng một số biện pháp để khắc phục, nhằm đảm bảo độ chính xác trong việc đo lường rủi ro lãi suất như sau:

Một là, sử dụng phương pháp khảo sát mối quan hệ thực tế giữa giá trị tiền gửi không kỳ hạn với sự biến động của lãi suất thị trường nhằm đánh giá tính ổn định của loại tiền gửi này khi lãi suất thị trường biến động [3].

Phần lớn tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng cho mục đích thanh toán, chứ không để hưởng lãi, lãi suất áp dụng đối với loại tiền gửi này cũng rất thấp. Do đó, mô hình kỳ hạn đến hạn giả định tiền gửi không kỳ hạn là loại tài sản nợ không nhạy cảm lãi suất. Tuy nhiên, khi lãi suất thị trường tăng lên, một phần tiền gửi không kỳ hạn sẽ chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn, làm cho chi phí trả lãi của ngân hàng tăng lên, bộ phận tiền gửi này trở nên nhạy cảm với lãi suất.

Vì vậy, ngân hàng có thể xác định tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn đưa vào tài sản nhạy cảm lãi suất dựa trên tình hình thực tế trong quá khứ bằng việc sử dụng mô hình hồi quy sau:

Mức thay đổi tiền gửi = a0 + aiMức lãi + a2Mức thay đổi + Sai số (3.1) không kỳ hạn kỳ suất thị trường tiền gửi không kỳ

Trong đó:

- Mức thay đổi tiền gửi không kỳ hạn (%) = (số dư tiền gửi không kỳ hạn kỳ này - dư tiền gửi không kỳ hạn kỳ trước)/Số dư tiền gửi không kỳ hạn kỳ trước

- Hệ số a1: mức độ nhạy cảm của tiền gửi không kỳ hạn trước những thay đổi của lãi suất thị trường

- Hệ số a2 là xu hướng thay đổi tiền gửi không kỳ hạn theo thời gian.

- Sai số là độ lệch ngẫu nhiên giữa số liệu thực và mô hình

Theo mô hình trên, khi lãi suất thị trường biến động 1% thì tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn thay đổi a1 (%).

Bộ phận tiền gửi không kỳ hạn nhạy cảm với lãi suất chính là sự thay đổi ngược chiều của tỷ lệ thay đổi của bộ phận tiền gửi không kỳ hạn và lãi suất thị trường.

Hai là, đối với vấn đề “tài sản đến hạn” của các khoản cho vay tiêu dùng, các khoản cho vay trung dài hạn có hoàn trả từng phần, ngân hàng sử dụng số tiền thu hồi nợ này để cho vay mới với lãi suất hiện hành. Agribank Sơn Tây có thể khắc phục tình trạng này bằng cách chia những khoản mục tài sản thành nhiều phần, mỗi phần tương ứng với một kỳ định giá lại. Như vậy, ở mỗi kỳ thanh toán sẽ có một bộ phận tài sản thuộc loại tài sản trên (các khoản thu nợ theo định kỳ) được tính vào nhóm tài sản nhạy cảm lãi suất.

Ba là, đối với vấn đề mức độ biến động khác nhau của các loại lãi suất. Điều này có nghĩa là khi lãi suất thị trường thay đổi, không phải lãi suất áp dụng cho các loại kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ trong ngân hàng đều thay đổi theo cùng chiều và đúng tỷ lệ như sự thay đổi của lãi suất thị trường. Chi nhánh có thể sử dụng phương pháp khảo sát mối quan hệ giữa lãi suất thị trường và các luồng thu nhập lãi/chi phí lãi của ngân hàng [3]. Đầu tiên là khảo sát mối quan hệ giữa thu nhập lãi từ các tài sản có và chi phí lãi trả cho tài sản nợ với lãi suất thị trường trong ngắn hạn và dài hạn. Sau đó là khảo sát mối quan hệ giữa thu nhập lãi ròng của ngân hàng với biến động lãi suất thị trường dựa trên mô hình hồi quy sau:

Tỷ lệ thu nhập (chi phí) lãi bình quân = a0 + a1Mức lãi suất thị trường + Sai số (3.2) Trong đó:

+ Tỷ lệ thu nhập (chi phí) lãi bình quân = Thu nhập (Chi phí) lãi/Tổng tài sản + Hệ số a1: mức độ nhạy cảm của tỷ lệ thu nhập (chi phí) lãi bình quân trước những thay đổi của lãi suất thị trường

+ Sai số: độ lệch ngẫu nhiên giữa số liệu thực và mô hình.

Theo mô hình trên, khi lãi suất thị trường biến động 1% sẽ làm cho tỷ lệ thu nhập (chi phí) lãi bình quân thay đổi a1 (%).

Vì tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng có thể liên quan tới nhiều mức lãi suất khác nhau (lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài hạn, lãi suất ưu dãi...) nên mô hình có thể được mở rộng như sau:

Tỷ lệ thu nhập = a0 + a1Mức lãi suất + a2 Mức lãi suất +...+ Sai số (3.3) (Chi phí) thị trường 1 thị trường 2

Trong tương lai, chi nhánh có thể nghiên cứu áp dụng mô hình thời lượng trong việc lượng hóa rủi ro lãi suất. Muốn thực hiện được điều này, Agribank Sơn Tây cần có hệ thống dữ liệu thống kê và công nghệ để theo dõi những dữ liệu lịch sử, mức độ biến động dòng tiền trong quá khứ, thời hạn còn lại của danh mục tài sản cũng như dự báo các luồng tiền vào - ra trong tương lai. Do đó việc cải thiện các phương pháp thống kê và hệ thống cung cấp thông tin là vô cùng quan trọng. Hệ thống dữ liệu của chi nhánh cần cung cấp được những thông tin sau:

- Theo dõi đầy đủ và chi tiết các tài sản nợ và tài sản có về giá trị và kỳ hạn, những tài sản nào có thể được định giá lại trong kỳ, khe hở nhạy cảm lãi suất từng kỳ là bao nhiêu, từ đó dự báo mức độ biến động thu nhập lãi ròng khi lãi suất thay đổi.

- Đối với các khoản mục được thanh toán theo nhiều kỳ, cần xác định chính xác về giá trị thanh toán trong từng kỳ.

- Xác định tỷ lệ khách hàng rút tiền hoặc trả nợ vay trước hạn, các khoản nợ tồn đọng dựa trên những dữ liệu lịch sử để xác định chính xác hơn giá trị tài sản nợ,

tài sản có nhạy cảm lãi suất.

3.2.2.2. Tăng cường sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất * Đối với các biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng

- Duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất

Chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong việc thu hẹp khe hở nhạy cảm lãi suất, tức là duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất. Hiện nay khe hở nhạy cảm lãi suất của chi nhánh ở mức nhạy cảm tài sản nợ khá cao đối với nội tệ và nhạy cảm tài sản có đối với ngoại tệ. Do đó cần điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn tài sản và nguồn vốn để giảm thiểu rủi ro lãi suất. Đối với nội tệ, cần tăng cường hoạt động cho vay ngắn hạn, đồng thời chuyển dịch cơ cấu tiền gửi sang các kỳ hạn dài hơn 12 tháng hoặc nguồn vốn không kỳ hạn. Đối với ngoại tệ, chi nhánh cần tích cực huy động nguồn vốn có kỳ hạn để cho vay vì hiện tại chi nhánh đang ở trong tình trạng nguồn vốn huy động ít hơn dư nợ cho vay bằng ngoại tệ và phải vay vốn tại trụ sở chính. Trong tương lai, dư nợ ngoại tệ được dự báo sẽ tăng do nhu cầu của khách hàng tăng lên để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như lợi dụng được sự chênh lệch về lãi suất và tỷ giá.

- Áp dụng chính sách lãi suất thả nổi

Đối với các khoản huy động và cho vay lớn với kỳ hạn dài, chi nhánh có thể hạn chế rủi ro bằng cách quy định trong hợp đồng điều khoản lãi suất thả nổi có điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm một lần theo lãi suất thị trường. Điều này sẽ làm tăng tính nhạy cảm về lãi suất của tài sản và giảm bớt mức độ chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ, từ đó làm giảm rủi ro lãi suất của ngân hàng.

- Quy định các điều khoản để hạn chế việc trả nợ vay hoặc rút tiền trước hạn

Chi nhánh nên áp dụng các điều khoản để hạn chế việc trả nợ vay hoặc rút tiền trước hạn, các điều khoản này cần được thông báo và giải thích rõ cho khách hàng ngay tại thời điểm ký hợp đồng (hoặc gửi tiền tiết kiệm). Ví dụ hiện nay chi nhánh đang áp dụng điều khoản không được rút tiền trước hạn đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm/kỳ phiếu dự thưởng, trong thời gian chưa đáo hạn, khách hàng có nếu cần tiền có thể vay cầm cố với nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất. Như vậy vừa

hạn chế được sự phá vỡ cấu trúc kỳ hạn của tài sản, vừa tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.

* Đối với các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng như điều chỉnh cơ cấu bảng tổng kết tài sản tác động trực tiếp đến cơ cấu kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn trong ngân hàng. Việc áp dụng phương pháp này khá khó khăn do phần lớn phụ thuộc vào yếu tố thị trường, có thể gây tốn kém chi phí và thời gian khá dài để ngân hàng đưa các tài sản của mình về cấu trúc kỳ hạn mong muốn.

Trong khi đó, các sản phẩm phái sinh đang được sử dụng khá phổ biến trên thế giới trong phòng ngừa rủi ro lãi suất vì có tác động nhanh và hiệu quả cao. Tuy nhiên đây là những biện pháp khá mới mẻ và đòi hỏi trình độ cao. Do vậy, việc đầu tiên là Agribank Sơn Tây cần có quan điểm và nhận thức đúng đắn về việc triển khai những nghiệp vụ này trong thực tế. Chi nhánh cần triển khai nghiên cứu để nắm vững các sản phẩm phái sinh, ưu điểm và hạn chế của từng sản phẩm trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tư vấn về vai trò và tầm quan trọng của các sản phẩm phái sinh đến các doanh nghiệp là khách hàng của mình thông qua website, tờ rơi, tổ chức các buổi hội nghị khách hàng....Đây là những bước chuẩn bị vững chắc cho việc triển khai áp dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Trong số các sản phẩm phái sinh, tác giả xin đề xuất chi nhánh nên ứng dụng hợp đồng lãi suất kỳ hạn hoặc hợp đồng hoán đổi lãi suất trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

- Đối với hợp đồng kỳ hạn lãi suất: Do lượng vốn huy động trong dài hạn của Agribank Sơn Tây khá lớn, trong khi chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn. Vì vậy, chi nhánh có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn lãi suất để chuyển các khoản huy động kỳ hạn dài thành kỳ hạn ngắn. Bên cạnh đó, để khuyến khích khách hàng gửi tiền

Một phần của tài liệu 098 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ xã sơn TÂY,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 102 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w