2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đuợc, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Agribank Sơn Tây còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Các công cụ hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý:
Theo khảo sát của tác giả về nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất đối với Agribank Sơn Tây, có tới 78% cán bộ đuợc khảo sát cho điểm 3/4 về lý do các công cụ hỗ trợ chua đáp ứng đuợc nhu cầu quản lý. Trên thực tế, Agribank Việt Nam nói chung và chi nhánh Sơn Tây nói riêng hiện chua áp dụng công cụ đo luờng, đánh giá cụ thể thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra. Việc kiểm soát rủi ro lãi suất của ngân hàng vẫn dựa trên phuơng pháp truyền thống là xác định lãi chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra, đồng thời duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
giảm. Chính sách lãi suất thả nổi trong cho vay tuy thực hiện đuợc cả hai chiều tăng và giảm lãi suất theo lãi suất thị truờng, nhung do hạn chế trong nắm bắt thông tin nên khi đối mặt với rủi ro có thể làm món vay trở thành nợ xấu. Hơn nữa, với đặc thù của ngân hàng là thuờng xuyên huy động các khoản dài hạn và cho vay ngắn hạn, nên nếu lãi suất thị truờng giảm thì lãi suất cho vay sẽ giảm theo, trong khi lãi suất huy động chua giảm, khiến ngân hàng phải gánh chịu thiệt hại do sự thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra.
Bên cạnh đó, phuơng pháp xác định khe hở nhạy cảm lãi suất của chi nhánh để luợng hóa rủi ro lãi suất hiện tại chỉ dựa trên kỳ hạn đến hạn của tài sản có và tài sản nợ. Chi nhánh chua xây dựng đuợc kho thông tin dữ liệu thống kê để xác định tần suất khách hàng trả nợ vay truớc hạn cũng nhu rút tiền truớc hạn để luợng hóa rủi ro lãi suất một cách chính xác hơn.
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng này đôi khi gây tốn kém chi phí cho ngân hàng, tuy vậy hiện tại chi nhánh chua sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng nhu sử dụng các hợp đồng phái sinh để hạn chế rủi ro lãi suất.
- Chưa xây dựng được hạn mức rủi ro lãi suất
Nhu đã phân tích trong bảng 2.6, 2.7 và 2.8 về thực trạng khe hở nhạy cảm lãi suất và ảnh huởng của biến động lãi suất tới thu nhập lãi ròng của Agribank Sơn Tây, ta thấy rủi ro lãi suất của chi nhánh trong những năm gần đây tăng cao cả về con số tuyệt đối và tuơng đối. Tuy vậy, chi nhánh chua xây dựng đuợc hạn mức rủi ro lãi suất để làm cơ sở đánh giá, kiểm tra, kiểm soát xem rủi ro của ngân hàng có vuợt quá hạn mức hay không. Hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro lãi suất của chi nhánh hiện chỉ dừng lại ở mức dự báo lãi suất và tham muu cho Ban lãnh đạo phần lớn dựa trên kinh nghiệm chuyên môn chứ chua xây dựng đuợc hệ thống thông tin bên trong và bên ngoài một cách đầy đủ, khách quan.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng chưa thực hiện tốt vai trò giám sát rủi ro lãi suất.
Do tình hình nợ xấu có chiều huớng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp trong những năm gần đây, Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng
chủ yếu chú trọng tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng; các loại rủi ro ngân hàng khác trong đó có rủi ro lãi suất chua đuợc quan tâm nhiều, dẫn đến tình hình khe hở nhạy cảm lãi suất của chi nhánh tăng nhanh từ năm 2011 đến nay.
Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng chua lập ra kế hoạch chiến luợc và kiểm tra trong dài hạn để đảm bảo tất cả các hoạt động nghiệp vụ, các bộ phận kinh doanh đều thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình, mà chỉ mới lập ra các kế hoạch ngắn hạn một cách thụ động dựa vào chủ truơng, chuông trình của ngân hàng cấp trên.
- Việc điều chỉnh lãi suất đôi khi còn chậm trễ.
Hệ thống truyền đạt thông tin nội bộ từ trụ sở chính xuống chi nhánh hiện nay phần lớn qua e-office, các công văn, vản bản điều hành từ ngân hàng cấp trên đuợc gửi về địa chỉ email do phòng Hành chính quản lý, sau đó các thông tin này sẽ đuợc đua lên website của Agribank Sơn Tây để các nhân viên trong chi nhánh đều nắm đuợc và thực hiện. Khi có thông tin về việc điều chỉnh lãi suất từ ngân hàng cấp trên, phòng Kế hoạch kinh doanh sẽ căn cứ vào thực tế hoạt động của chi nhánh để đề ra văn bản điều chỉnh lãi suất trình Giám đốc phê duyệt, sau đó văn bản này đuợc chuyển xuống phòng Kế toán để cập nhật lãi suất áp dụng với từng loại sản phẩm tiền gửi, tiền vay trên hệ thống IPCAS. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, đôi khi văn bản điều hành của ngân hàng cấp trên đuợc chuyển xuống chi nhánh quá sát ngày thực hiện, thậm chí qua ngày thực hiện, khiến chi nhánh không thể điều chỉnh kịp thời.
Tình trạng chậm trễ trong việc điều chỉnh lãi suất tiền vay tại chi nhánh cũng thuờng xuyên xảy ra. Đối với các khoản vay uu đãi, có lãi suất 3 tháng đầu thấp hơn, sau 3 tháng sẽ đuợc điều chỉnh lại về đúng mức lãi suất quy định. Theo quy trình, cán bộ tín dụng phải làm tờ trình đề nghị phòng kế toán thực hiện điều chỉnh lãi suất đối với món vay giải ngân ngày nào, điều chỉnh về mức lãi suất bao nhiêu... Tuy nhiên, đôi khi do có quá nhiều khách hàng phải quản lý, cán bộ tín dụng đã bỏ sót không điều chỉnh lãi suất của khách hàng vay. Các giao dịch viên kế toán khi thu nợ của khách hàng cũng không để ý tới mức lãi suất quy định trong hợp đồng
Từ ngày Đến ngày Số ngàytính lãi Số tiền gốc(VNĐ) (%/năm)Lãi suất Số tiền lãi(VNĐ)
02/01/2014 02/01/2015 365 10.000.000 5.3 530.00
0
05/02/2015 02/01/2015 331 20.000.000 54 979.39
7
tín dụng (bình thường hệ thống sẽ tự động tính cho khách hàng nếu lãi suất cập nhật đúng, giao dịch viên không phải tính lại lãi suất phải thu của khách hàng), dẫn tới tình trạng thu thiếu lãi tiền vay.
Trong những năm gần đây, khách hàng vay vốn tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi, nhưng theo chủ trương của ngân hàng cấp trên, để giúp đỡ khách hàng trong việc trả nợ, ngân hàng đã cơ cấu lại hoặc kéo dài thời gian trả nợ của khách hàng, đưa khoản vay về nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn). Một số khoản vay nợ lãi từ năm 2012 trở về trước với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định hiện hành, tuy nhiên khi thực hiện cơ cấu nợ, chi nhánh vẫn còn chậm trễ trong việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, dẫn đến tình trạng lãi dự thu (khi hệ thống tự động chạy dồn tích vào ngày cuối tháng) hay chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra trên sổ sách của chi nhánh rất cao, nhưng lãi thực tế chi nhánh thu được thấp hơn số dự thu rất nhiều. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới công tác xác định và quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh.
- Sơ suất trong quá trình tác nghiệp của nhân viên khiến việc chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng không chính xác.
Như đã trình bày ở trên, hiện nay lãi suất các sản phẩm tiền gửi của Agribank nói chung và Agribank Sơn Tây nói riêng đều được cập nhật trên hệ thống IPCAS. Trong quá trình thực hiện, các giao dịch viên chỉ cần lựa chọn đúng mã sản phẩm tiền gửi, hệ thống sẽ tự động cập nhật lãi suất cho sản phẩm đó. Ví dụ, khi khách hàng có nhu cầu mở một sổ tiết kiệm kỳ hạn 03 tháng, giao dịch viên chỉ cần lựa chọn mã sản phẩm 645 (tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng) và kỳ hạn của sổ tiết kiệm (03 tháng), ngay khi hạch toán, hệ thống IPCAS sẽ cập nhật lãi suất của món tiền gửi tiết kiệm đó là 4.3%/năm, đồng thời lãi suất sẽ được thể hiện trên sổ tiết kiệm của khách hàng khi in sổ tiết kiệm. Điều này khiến các nhân viên đôi khi không cần nhớ mức lãi suất cho từng loại sản phẩm theo quy định hiện hành là bao nhiêu, dẫn tới rủi ro trong việc cập nhật lãi suất đầu vào khi:
i) Thứ nhất, người cập nhật lãi suất đầu vào cho tất cả các sản phẩm tiền gửi có thể cập nhật sai ở một sản phẩm nào đó mà không phát hiện ra.
ii) Thứ hai, giao dịch viên chọn sai mã sản phẩm khiến lãi suất đầu ra bị cập nhật sai trên hệ thống, nguyên nhân này còn ảnh huởng tới việc chạy phân bổ lãi suất dự chi của ngân hàng tại thời điểm cuối tháng.
Mặt khác, do hạn chế của hệ thống IPCAS trong module “Deposit” (module chuyên hạch toán các sản phẩm tiền gửi, bao gồm việc mở tài khoản, nộp tiền vào tài khoản, rút tiền/chuyển tiền đi từ tài khoản của khách hàng...), có một số sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hiện tại vẫn chua tự động cập nhật lãi suất, hoặc cập nhật sai mức lãi suất. Điển hình là các sản phẩm tiết kiệm gửi góp nhu: tiết kiệm gửi góp theo định kỳ, tiết kiệm an sinh (gửi góp không theo định kỳ), tiết kiệm học đuờng với lãi suất quy định là lãi suất thả nổi kỳ hạn 6 tháng. Cụ thể trong ví dụ sau:
-Ngày 02/01/2014, khách hàng A mở sổ tiết kiệm an sinh, kỳ hạn 12 tháng, số tiền gửi ban đầu là 10 triệu đồng, lãi suất thả nổi 6 tháng theo quy định hiện hành là 5.3%/năm, lãi suất không kỳ hạn là 1.0%/năm.
-Ngày 05/02/2014, khách hàng gửi thêm 20 triệu đồng vào sổ tiết kiệm nói trên, lãi suất thả nổi kỳ hạn 6 tháng vào ngày này là 5.4%/năm. Theo quy định, số tiền 10 triệu đồng khách hàng gửi ban đầu đuợc huởng mức lãi suất 5.3%/năm, còn số tiền khách hàng gửi thêm vào ngày 05/02/2014 là 20 triệu đồng sẽ đuợc huởng mức lãi suất 5.4%/năm.
-Ngày 10/01/2015, quá kỳ hạn sổ tiết kiệm 8 ngày, khách hàng đến tất toán sổ tiết kiệm nói trên. Trong truờng hợp này, khách hàng sẽ đuợc huởng lãi suất không kỳ hạn trên số du gốc tiền gửi là 30 triệu đồng cho 8 ngày quá hạn. Tuy nhiên, lãi suất không kỳ hạn vào ngày 10/01/2015 là 0.8%/năm.
02/01/2014 02/01/2015 365 10.000.000 53 530.00 0 05/02/2015 02/01/2015 331 20.000.000 5,4 979.39 7 02/01/2015 10/01/2015 8 30.000.000 0,8 5.260 Tổng cộng 1.514.65 8
- Tuy nhiên nếu đúng theo quy định, lãi suất thực tế phải chi trả cho khách hàng như sau:
thừa lãi cho khách hàng.
Đối với sản phẩm tiết kiệm gửi góp theo định kỳ, quá trình tính lại lãi cho khách hàng còn phức tạp hơn khi hệ thống mặc định áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn cho toàn bộ số tiền khách hàng gửi góp từng kỳ; buộc các nhân viên khi tất toán sổ tiết kiệm sẽ phải xem xét lại mức lãi suất áp dụng trên số tiền khách hàng gửi từng kỳ là bao nhiêu để tính lại lãi cho khách hàng theo phương pháp thủ công trên phần mềm excel.
Vì những sơ suất trong quá trình tác nghiệp của nhân viên và hạn chế trong phần mềm hạch toán kế toán, Agribank Sơn Tây thường xuyên gặp phải tình trạng chi thừa hoặc thiếu lãi cho khách hàng mà không phát hiện kịp thời, dẫn tới rủi ro lãi suất.
- Công nghệ thông tin trong phòng ngừa rủi ro lãi suất còn hạn chế
Chương trình giao dịch trên máy tính IPCAS của Agribank hiện nay được triển khai từ 2008 và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, một số module hỗ trợ còn thiếu, chưa được đồng bộ. Ví dụ, để xem xét về lãi suất tiền vay, có thể thực hiện sao kê các khoản dư nợ cho vay ở nhiều module như: module Loan (Tín dụng), module MIS (mist80 - báo cáo tín dụng), module General Ledge (Sổ cái - Sao kê số dư các khoản tiền vay). Thông tin trên các module này thường xuyên không khớp nhau do các khoản tiền vay biến động thường xuyên về dư nợ mà hệ thống chưa cập nhật được. Đặc biệt vào ngày cuối tháng, lượng dữ liệu mà hệ thống phải chạy dồn tích khá lớn dẫn tới việc sai lệch về số liệu. Bộ phận kế hoạch của chi nhánh phải mất rất nhiều thời gian để đối chiếu và cập nhật dữ liệu cho khớp với bảng cân đối.
Module MIS là module hỗ trợ chính các loại báo cáo cho chi nhánh hiện vẫn chua có tính năng hỗ trợ việc đo luờng và quản lý rủi ro lãi suất.
- Cơ chế quản lý vốn phân tán gây ra nhiều hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh
Việc quản lý vốn tại chi nhánh hiện nay hoạt động theo cơ chế “vay-gửi” với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ. Chi nhánh chỉ chuyển phần vốn chênh lệch giữa Tài sản nợ/Tài sản có và Hội sở chính nhận vốn/chuyển vốn đối với phần vốn du thừa/thiếu hụt của chi nhánh. Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ của phần cho vay/nhận gửi cũng chỉ áp dụng cho phần chênh lệch này. Chi nhánh hoạt động nhu một Ngân hàng nhỏ, có bảng cân đối tài sản riêng và mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản đều do chi nhánh chịu trách nhiệm.
Cơ chế quản lý vốn phân tán đã gây ra việc lãng phí vốn, trong khi có những chi nhánh du thừa nguồn thì có những chi nhánh thiếu nguồn, phải huy động vốn với chi phí cao, ví dụ nhu Agribank Sơn Tây đã gặp phải tình trạng thiếu nguồn vào thời điểm các năm 2011, 2012. Chi nhánh phải chịu áp lực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh nên có thể phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật tạm thời để số du tiền gửi huy động, hay số du tiền gửi cho vay cuối năm đạt kế hoạch nhu đàm phán với khách hàng tạm thời chuyển tiền vào tài khoản, hoặc không trả nợ truớc hạn.. ..Điều này dẫn đến tình trạng số du tiền gửi huy động hoặc du nợ của chi nhánh tăng cao vào thời điểm cuối năm nhung giảm nhanh vào thời điểm đầu năm sau và không có cơ chế kiểm soát, làm tăng nguy cơ chi nhánh phải chịu thiệt hại do rủi ro lãi suất gây nên.
2.4.2.2. Nguyên nhân
❖ Nguyên nhân khách quan
- Hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất chưa hoàn thiện
Hiện nay, Ngân hàng nhà nuớc chua ban hành quy chế quản trị rủi ro tối thiểu của các Ngân hàng thuơng mại, trong đó có quản trị rủi ro lãi suất. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng chua có những văn bản quy định cụ thể về quy trình quản trị rủi ro cũng nhu hạn mức chịu rủi ro tổng thể đối với ngân hàng và đối với từng chi nhánh.
- Thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển
Thông tin trên thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế, tâm lý số đông chiếm đa số chứ không phụ thuộc hẳn vào quy luật cung - cầu trên thị trường. Môi trường thông tin hạn chế gây không ít khó khăn trong việc quản trị rủi ro của ngân hàng.
Bên cạnh đó, các công cụ tài chính còn nghèo nàn, sơ khai. Đặc biệt là các công cụ tài chính phái sinh đang được sử dụng rất phổ biến trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất trên thế giới thì ở Việt Nam, những công cụ này mới trong giai đoạn