của các tổ chức tín dụng
Theo nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam:
"Ngân hàng nhà nước là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN". Nhu vậy, với chức năng quản trị nhà nuớc trên lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, chịu trách nhiệm duy trì sự an toàn hệ thống, bảo vệ quyền lợi cho nguời gửi tiền, Ngân hàng nhà nuớc cần ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến các tỷ lệ đảm bảo an toàn, các quy định về quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro lãi suất, làm căn cứ pháp lý để các tổ chức tín dụng áp dụng, đồng thời tạo điều kiện cho việc thanh tra, kiểm soát rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro tại các tổ chức tín dụng đuợc thuận lợi hơn.
Ngân hàng nhà nuớc cần tham khảo các quy định về quản trị rủi ro tại các quốc gia tiên tiến, đối chiếu với tình hình thực tế hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam để có những quy định phù hợp với thông lệ quốc tế và với trình độ phát triển của thị truờng tài chính - tiền tệ Việt Nam. Văn bản pháp lý về hoạt động
quản trị rủi ro đối với các tổ chức tín dụng cần bao gồm các vấn đề sau:
i) Quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và những cá nhân, bộ phận có liên quan tới hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng.
ii) Quy định về quy trình và hạn mức quản trị rủi ro, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các giới hạn chấp nhận rủi ro đối với các tổ chức tín dụng, mức vốn tự có tối thiểu của các tổ chức tín dụng tuơng ứng với từng mức độ rủi ro.
iii) Quy định về hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, và hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nuớc đối với các tổ chức tín dụng trong hoạt động quản trị rủi ro.
iv) Quy định về thông tin trong quản trị rủi ro ngân hàng.
3.4.2. Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo biến động lãi suất thị trường
Ngân hàng nhà nuớc cần quan tâm thực hiện tốt vai trò dự báo những biến động lãi suất thị truờng, cung cấp thông tin cho các NHTM trong việc đo luờng rủi ro lãi suất. Qua khảo sát số liệu thực tế về các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam, nhận thấy rằng trong thời gian qua, lãi suất thị truờng chủ yếu chịu sự tác động của các nhân tố: tỷ lệ lạm phát, tăng truởng kinh tế và chính sách tiền tệ [9]. Vì vậy, có thể xây dựng mô hình hồi quy để dự báo sự thay đổi của lãi suất thị truờng theo các nhân tố tác động nhu sau:
«t = βo + β1CPIt- 1 + β2GDPt + β3GM2t + β.iDUM + S ai Sô (3.4)
Trong đó:
+ R t: lãi suất thị truờng
+ CP It - 1: mức lạm phát dự tính, xác định trên cơ sở mức lạm phát kỳ truớc + GDPt: tỷ lệ tăng truởng GDP
+ G M 2 t: tỷ lệ tăng cung tiền, GM2 = (M2t - M2t.1)ZM2t.1
+ DUM: biến giả, có thể đuợc sử dụng để phân tách giữa các thời kỳ phù hợp với những thay đổi trong điều hành chính sách lãi suất của NHNN trong thời gian qua.
Việc dự báo biến động của lãi suất thị trường phải áp dụng đồng thời với cả nội tệ và ngoại tệ, vì lãi suất cho vay ngoại tệ của các NHTM Việt Nam hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào lãi suất trên thị trường quốc tế.
NHNN cũng cần xây dựng đường cong lãi suất chuẩn, tạo điều kiện cho các NHTM dự báo lãi suất trong ngắn hạn. Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đường cong lãi suất được thiết lập cho các công cụ nợ có độ tín nhiệm cao, hầu như không có rủi ro và có tính thanh khoản cao như các trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, để hình thành được đường cong lãi suất, các công cụ này phải được phát hành với nhiều mức kỳ hạn, từ ngắn hạn 1 tháng, 3 tháng...., đến các công cụ dài hạn 10 năm, 20 năm...[9]. về vấn đề này, NHNN cần xây dưng đề án, trình Chính phủ phê duyệt và có những biện pháp hỗ trợ cụ thể.
3.4.3. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện cấu trúc của thị trường tiền tệ Việt Nam Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện cấu trúc thị trường tiền tệ Việt Nam trên cơ sở các thị trường bộ phận như: thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, OMO,...tạo sự thống nhất giữa các bộ phận thị trường tiền tệ nhằm đảm bảo lợi ích của các thành viên tham gia thị trường, từng bước tạo kênh truyền dẫn để Ngân hàng nhà nước có thể kiểm soát và can thiệp chủ động thông qua điều tiết giá cả (lãi suất) trên thị trường tiền tệ, từng bước làm cho thị trường tiền tệ trở thành thị trường thực sự năng động, mang tính cạnh tranh cao và nhạy cảm trước những thay đổi về chính sách của NHNN.
Đồng thời, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động và kiểm soát thị trường tiền tệ, đặc biệt là đưa ra các quy định chung nhất về thành viên trên thị trường tiền tệ, trong đó:
- NHNN tham gia trên cả thị trường tiền tệ sơ cấp và thứ cấp với tư cách vừa là người tổ chức, điều hành, kiểm soát và chi phối thị trường tiền tệ thông qua các nghiệp vụ thị trường cũng như thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng để đạt được sự cân bằng thị trường và phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.
- Thành lập hệ thống các đại lý cấp I trong đó chủ trương lựa chọn 5-7 tổ chức tín dụng là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đáp ứng đầy đủ
nhất các điều kiện do NHNN đặt ra làm đại lý cấp I. Các thành viên thị trường phải là những tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp, cam kết yết giá 2 chiều để đảm bảo hình thành khung lãi suất của thị trường, thành viên khác của thị trường tiền tệ tham gia thị trường với mục tiêu kết nối cung - cầu nhằm hưởng phí môi giới, các công ty xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp cho việc định giá giấy tờ có giá được chính xác và hạn chế rủi ro hoạt động của các thành viên thị trường.
Khi thị trường tiền tệ phát triển, các thông tin trên thị trường tiền tệ được minh bạch hóa sẽ giúp các ngân hàng có căn cứ dự báo lãi suất thị trường, xác định lợi nhuận mục tiêu của mình và giảm thiểu tối đa rủi ro lãi suất do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.
3.4.4. Các kiến nghị khác đối với Ngân hàng nhà nước
- Hiện nay, dữ liệu đầu vào của hệ thống thông tin tín dụng CIC (Credit Information Center) chưa được chính xác như chưa cập nhật được thông tin khách hàng khi khách có thay đổi thông tin cá nhân (số chứng minh thư, địa chỉ, quan hệ nhân thân...), hoặc dữ liệu dư nợ, nhóm nợ của khách hàng chưa được cập nhật kịp thời . Do vậy thông tin tra cứu trên CIC hiện nay chỉ mang tính chất tham khảo khi thẩm định khách hàng tại các TCTD. Trong tương lai, Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng CIC giúp các tổ chức tín dụng có đầy đủ thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định trước khi cho vay.
- Tổ chức các buổi họp, các buổi diễn đàn giữa các ngân hàng thương mại để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro, giúp các ngân hàng có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của quản trị rủi ro và hạn chế những rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc ngân hàng, chỉ đạo việc sáp nhập các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trong nước, tạo niềm tin vững chắc của người dân đối với hệ thống ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh thị xã Sơn Tây. Các giải pháp tập trung vào vấn đề xây dựng chính sách về quản trị rủi ro, lựa chọn các mô hình thích hợp trong việc đo lường và quản trị rủi ro lãi suất, bao gồm các biện pháp phòng ngừa nội bảng và sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro ngoại bảng. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến vấn đề về tổ chức quản lý nhân sự cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng.
Bên cạnh đó, trong chương này, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị mang tính khả thi đối với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và Ngân hàng nhà nước nhằm tạo lập một môi trường lành mạnh, phát triển hệ thống tài chính ổn định và bền vững giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro nói chung và hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Agribank Sơn Tây nói riêng.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng tổng hợp các phuơng pháp nghiên cứu khoa học nhằm tăng cuờng hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam, giúp các ngân hàng định luợng đuợc mức độ thiệt hại khi lãi suất thị truờng biến động và đua ra biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất; đề tài "Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã Sơn Tây" đã giải quyết đuợc
những nội dung cơ bản sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất đối với NHTM, tập trung vào các vấn đề: đua ra các khái niệm về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất, nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất, sự cần thiết và nội dung quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM.
Hai là, tập trung nghiên cứu thực trạng rủi ro lãi suất tại Agribank Sơn Tây truớc sự thay đổi của lãi suất thị truờng trong thời gian qua. Luận văn đã sử dụng mô hình định giá lại với một số giả định để luợng hóa rủi ro lãi suất tại ngân hàng, từ đó đánh giá kết quả đạt đuợc, nêu ra những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng.
Ba là, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với Agribank Sơn Tây, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và Ngân hàng nhà nuớc nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng. Các giải pháp tập trung gồm: xây dựng và hoàn thiện các văn bản, chính sách về quản lý rủi ro lãi suất; áp dụng mô hình để luợng hóa rủi ro lãi suất và các biện pháp khắc phục hạn chế của mô hình và các giải pháp toàn diện khác. Để tạo điều kiện cần thiết cho các giải pháp trên, luận văn đã đua ra kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nuớc về việc ổn định môi truờng kinh tế vĩ mô, hoàn thiện các văn bản pháp lý và tăng cuờng công tác dự báo biến động lãi suất trên thị truờng.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, do thời gian và kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, đồng thời, đây là vấn đề còn mới mẻ đối với Việt Nam, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, cần đuợc trao đổi thêm ở các công
trình nghiên cứu tiếp theo. Tác giả luận văn rất mong nhận đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và những nguời quan tâm đến lĩnh vực này để hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ và huớng dẫn tận tình của giảng viên TS. Nguyễn Tuờng Vân cùng với các thầy cô giáo trong Học viện ngân hàng, Ban lãnh đạo Agribank Sơn Tây đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
9.7% 90.3% DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh (2007), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành
“Ứng dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam”.
2. Agribank Sơn Tây, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013, 2014 và tháng 6/2015.
3. Đỗ Thị Kim Hảo (2005), “Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.
4. Tô Ngọc Hưng (2012), “Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê.
5. Hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng, NHNN Việt Nam, xuất bản hàng tháng.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng
8. Nguyễn Văn Tiến (2015), “Toàn tập quản trị ngân hàng thương mại”,
Nhà xuất bản Lao động.
9. Frederics Mishkin (1995), “Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường tài chính”, Nhà xuất bản Thống kê.
10. Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài chính
11. International Organization for Standardization (2009), The ISO 31000/ISO Guide 73: 2002. 12. Website: Δ www.agribank.com.vn Δ www.sbv.gov.vn Δ www.laisuat.vn Δ www.wikipedia.com.vn PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ XÃ SƠN TÂY I. Đối tượng tham gia khảo sát
Tất cả những người tham gia khảo sát là cán bộ hiện đang công tác tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh thị xã Sơn Tây, cụ thể:
1. Tổng số cán bộ tham gia khảo sát: 113 người, bao gồm: - Ban giám đốc: 04 người
- Phòng kế hoạch kinh doanh: 10 người - Phòng kinh doanh ngoại hối: 02 người - Phòng kế toán ngân quỹ: 19 người
- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 02 người
- Các phòng giao dịch và phòng ban khác: 76 người
2. Số năm công tác
- Dưới 03 năm: 6 người
- Từ 03 đến 06 năm: 34 người - Trên 06 năm: 73 người
3. Trình độ
- Trung cấp, cao đẳng: 04 người - Đại học: 104 người
- Sau đại học: 05 người
1 2 3 4
động thnờng mạnh 66.4 %- 33.6% 0% " Câu 6:
Ngân hàng có khả năng dự báo biến
động lãi suất không? Không thểThang lựa chọnCó thể 13.3%
_ 86.7%
Câu 7:
Rủi ro lãi suất xảy ra khi: Thang ự (Mức độ nu tiên: 1: K a chọn khôn 1 2 3 4 7J ^
Các công cụ hỗ trợ chua đáp ứng đuợc
nhu cầu quản lý______________________ 8.8% 13.2% 78.0% 0% v
ɪ
Nguôn vôn huy động nhiêu trong khi
cho vay ít___________________________ 0% 60.18% 22.12% %17.7 7
3“
Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay không đủ bù đắp cho hoạt động kinh doanh_____________________________
0% 53.1% 46.9% 0% 7
Ó
Hệ thông thông tin từ NHNN truyên đạt
chậm_______________________________ 4.4% 53.3% 35.3% 7.0% 7
Γ^
Hệ thông thông tin từ HS truyên đạt
xuông chi nhánh chậm________________ 0% 52.2% 47.8% 0% 7
1“
Quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng
chua phù hợp_______________________ 0% 79.6% 20.4% 0% 77
"
Quy định của ngân hàng chua phù hợp 0% 79.6% 20.4% 0% Câu
8:
Nguyên nhân khiến ngân hàng không