Bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện

Một phần của tài liệu 104 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 45)

Qua kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong quản trị tín dụng có thể rút ra một số bài học như sau:

Một là, cải thiện các điều kiện về hệ thống, con người cũng như học hỏi kinh nghiệm hệ thống của các ngân hàng trong và ngoài nước để từng bước áp dụng Hiệp ước vốn Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Hai là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các Ngân hàng Bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro. Những tổ chức này sẽ góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường

Ba là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa CBTD (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản trị RRTD, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản trị RRTD chuyên trách.

Bốn là, thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện. Đổi mới luôn là một yêu cầu để theo kịp với thực tiễn; thông qua đổi mới dần từng bước tiến tới cải tổ toàn diện đối với các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực QTRR bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách QTRR. Việc chuyển đổi mô hình tín dụng này phải theo từng giai đoạn và có lộ trình cụ thể, phù hợp với tình hình hoạt động và đặc thù từng ngân hàng.

Năm là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó; theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; miêu tả được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường.

Sáu là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về QTRR.

Bảy là, chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Ngoài ra hệ thống công nghệ này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động

tín dụng: từ khâu luân chuyển, lưu trữ hồ sơ giữa chi nhánh và hội sở chính, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản bảo đảm cũng như hình thức của quyết định tín dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ ký thông qua hệ thống điện tử, chữ ký điện tử thay vì chữ kí giấy.

Tám là, cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí. Việc xây dựng và triển khai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Tùy điều kiện của mình mà các ngân hàng có hướng đi và lộ trình riêng. Ngoài ra cần linh hoạt trong việc áp dụng chính sách đối với khách hàng. Hay nói cách khác từng khách hàng thì Ngân hàng nên có cách ứng xử khác nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra những nội dung căn bản về tín dụng ngân hàng, quản trị RRTD cũng như kinh nghiệm về quản trị RRTD của một số ngân hàng trong nước và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT huyện Tiền Hải.

Bao gồm các nội dụng sau:

Thứ nhất, rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Thứ hai, nội dung quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ ba, kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại.

Từ những nội dung căn bản của chương 1, luận văn sẽ đi sâu về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Tiền Hải ở chương 2 và giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Tiền Hải ở chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIỀN HẢI 2.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIỀN HẢI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.1.1. Khái quát về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiền Hải

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiền Hải

Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyệnTiền Hải, tỉnh Thái Bình

Địa chỉ: Thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Trước những yêu cầu ngày càng gia tăng của nền kinh tế, nhu cầu về các dịch vụ Ngân hàng của các ngành, các thành phần kinh tế ngày càng cao, đòi hỏi ngành Ngân hàng không ngừng cải tiến đa dạng hóa các nghiệp vụ Ngân hàng đồng thời thực hiện chiến lược lâu dài nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh. NHNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng củng cố, mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiền Hải được thành lập theo quyết định số: 34/QĐ-NHNo-02 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT trên cơ sở chuyển từ NH Tiền Hải thuộc Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Bình năm 1989 (Từ Ngân hàng 1 cấp sang Ngân hàng 2 cấp).

Đứng trước thực trạng đó NHNo&PTNT Tiền Hải đã kiên trì theo con đường đổi mới mà đảng và nhà nước đã lựa chọn. Được sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên, của Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện, sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ viên chức toàn chi nhánh NHNo&PTNT đã từng bước khắc phục được khó khăn, phát triển kinh doanh theo hướng đa năng, đổi mới lề lối làm việc, phương pháp điều hành, sắp xếp lại mô hình sản xuất, đào tạo và đào tạo lại

cán bộ theo hướng vừa có đạo đức nghề nghiệp vừa có kỹ năng nghiệp vụ. Thực hiện phương châm đi vay để cho vay, thực hiện khoán tài chính đến nhóm và người lao động. Đồng thời kiên quyết xử lý kịp thời các cán bộ có hành vi sai trái làm ảnh hưởng tới uy tín và khả năng tài chính của đơn vị. Với tất cả những việc làm trên đã giúp cho NHNo&PTNT Tiền Hải trong hơn 26 năm qua trưởng thành và lớn mạnh.

2.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

NHNo&PTNT huyện Tiền Hải cung ứng tất cả sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đến mọi TCKT và cá nhân trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đời sống trong địa bàn huyện.

- Huy động vốn: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát

hành kỳ phiếu để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm

- Thấu chi, cho vay tiêu dùng

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác

- Kinh doanh ngoại tệ

- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc - Chuyển tiền trong nước và quốc tế

- Chuyển tiền nhanh Western Union

- Trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả kiều hối

- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap...)

- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc.) - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...

- Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao như:

học sinh, sinh viên.Cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử gồm Mobile Banking (SMS Banking, VnTopup, ATransfer, VnMart, APayBill), Internet Banking.

2.1.1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy điều hành

Là Ngân hàng thương mại nhà nước duy nhất trên địa bàn, nằm ở trung tâm huyện trên trục đường 39B, NHNo&PTNT huyện Tiền Hải có 55 cán bộ công nhân viên, có 2 phòng chuyên đề:

+ Phòng tín dụng kinh doanh + Phòng Ke toán ngân quỹ.

+ Phòng hành chính và 5 phòng giao dịch.

Mô hình quản lí của chi nhánh được thể hiện dưới đây:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Tiêu chí 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị Tỷ trọn g (%) Tổng nguồn vốn huy động 380,0 1Õ0 542,8 1Õ0 685,8 1Õ0

Với qui mô và cơ cấu cán bộ hiện có, những năm qua NHNo&PTNT huyện Tiền Hải đã vươn ra chiếm lĩnh bình quân 43% thị phần trên địa bàn trên tất cả các lĩnh vực hoạt động Ngân hàng, trong đó có lĩnh vực huy động vốn ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền kiều hối chiếm tỷ lệ trên 80% thị phần.

Tại mỗi phòng chuyên đề có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng. Tại các phòng giao dịch có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc và 2 tổ chuyên môn (Tổ kế toán và Tổ tín dụng) giúp việc.

Giám đốc chỉ đạo trực tiếp hoạt động khách hàng thông qua các đầu mối là các phó giám đốc và các trưởng phòng, Giám đốc phòng giao dịch. Giúp việc trưởng phòng, Giám đốc phòng giao dịch là các phó phòng và phó Giám đốc.

2.1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiền Hải trong những năm gần đây

a. Về tình hình huy động vốn

Trong các năm qua NHNo&PTNT Tiền Hải đã đẩy mạnh áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú, đa dạng, tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy động, vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, không ngừng đổi mới phong cách giao tiếp và phục vụ khách hàng, kết hợp các biện pháp khuyến mại, tuyên truyền, phát hành các loại giấy tờ có giá và các hình thức thu hút tiền gửi mới như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có quay số dự thưởng... Kết hợp với hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng các tiện ích công nghệ ngân hàng tiên tiến như: chuyển tiền điện tử, dịch vụ chuyển tiền nhanh. đã làm cho nguồn vốn huy động tại chỗ không ngừng tăng trưởng. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn lĩl Hĩ ^37,3 Hỹ ló! 3,8ĩ Có kỳ hạn 358,3 94,29 505,5 93,ĩ3 659,7 96,ĩ9

Theo đối tượng

Tiền gửi dân cư 355,7 93,60 470,5 86,68 642,3 93,66 Tiền gửi TCKT I39 3,66 40,4 1,44 13,5 3,43 Tiền gửi KBNN 104 2,74 3ĩ,9 1,88 lõl 2,9ĩ

những năm gần đây, nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn có nhiều tác động bất lợi đến hoạt động ngân hàng, ngoài ra còn do sự cạnh tranh huy động vốn gay gắt của các NHTM mới thâm nhập thị trường Đông Á, Viettin Bank, các TCTD như các quỹ tín dụng địa phượng, thể hiện: Tại thời điểm 31/12/2012 là 380

tỷ đồng đến thời điểm 31/12/2013 là 542,8 tỷ đồng tăng lên so với thời điểm cuối năm trước là 162,8 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 42,84%. Đến thời điểm 31/12/2014 là 685,8 tỷ đồng tăng lên so với thời điểm đầu năm là 143 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 26.34 %.

Trong cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi thì việc huy động vốn nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu, năm 2012 tiền gửi nội tệ là 355 tỷ đồng chiếm 93,42% tổng nguồn vốn; năm 2013 là 522,8 tỷ đồng chiếm 96,32 % tổng nguồn vốn và năm 2014 là 656,5 tỷ đồng, chiếm 95,73% so với tổng nguồn vốn.

Trong cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. Theo Bảng 2.1 tiền gửi có kỳ hạn năm 2012 đạt 358,3tỷ đồng ( chiếm 94,29 % tổng tiền gửi); năm 2013 đạt 505,5 tỷ đồng ( chiếm 93,13 % tổng tiền gửi); năm 2014 đạt 659,7 tỷ đồng ( chiếm 96,19 % tổng tiền gửi). Điều này cho thấy tính chất khá ổn định trong nguồn vốn tiền gửi tạo tiền gửi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tạo ra nguồn vốn ổn định cho việc luân chuyển vốn, thuận lợi cho ngân hàng có những kế hoạch sử dụng vốn phù hợp để tăng lợi nhuận.

Xét về đối tượng thì cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi dân cư nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng do đặc tính của huyện là thuần nông về cây lúa, và chăn nuôi thủy hải sản với số lượng dân cư khá đông đúc, nhưng đây cũng là một thách thức trong việc đưa ra các kế hoạch sử dụng vốn cho hiệu quả, vì đây là nguồn vốn có bình quân lãi suất đầu vào cao.

b. Công tác sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của một quá trình hoạt động của một NHTM. Ngân hàng hoạt động có hiệu qủa phải giải quyết tốt được hai mặt này một cách nhịp nhàng cân đối, hợp lý.

Trên cơ sở chỉ tiêu giao khoán từ NHNo tỉnh và nguồn vốn huy động được, NHNo&PTNT Tiền Hải đặc biệt chú trọng chính sách khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ vay vốn với chính sách lãi suất linh hoạt. Đến nay tín dụng của ngân hàng đã vươn tới tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các thành phần kinh tế: từ sản xuất hàng hoá, kinh doanh thương mại, dịch vụ đến kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu và xây dựng cơ bản chứ không bó hẹp ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như trước kia.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Tổng dư nợ cho vay 480,78 100 520,26 100 619,46 100

Dư nợ thông thường 443,98 92,35 497,6 95,64 579,76 93,59 Dư nợ cho vay UTĐT 36,8 7,65 22,66 4,36 39,7 ^641

Dư nợ phân theo thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn 379,69 78,97 422,5 81,21 529,57 85,49 Cho vay trung và dài hạn 101,09 21,03 97,76 18.79 89,89 14,51

Dư nợ theo thành phần kinh tế

Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh

65,23 13,57 60,8 11,69 62,16 10,03 Dư nợ cho vay cá nhân, hộ

sản xuất kinh doanh

đồng đến thời điểm cuối năm 2013 là 520,26 tỷ đồng và cuối năm 2014 tăng lên là 619,46 tỷ đồng. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Tiền Hải ngày càng được mở rộng, chiếm lĩnh thị trường, tạo được niềm tin đối với khách hàng đến vay vốn.

hạn, trong đó cho vay ngắn hạn luôn đạt một tỷ lệ cao hơn cho vay trung và dài hạn khoảng 80%, sở dĩ như vậy là do đối tượng cho vay của chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình, những doanh nghiệp vừa và nhỏ cho vay lưu cân đối vốn lưu động. Dư nợ vay ngắn hạn năm 2012 là 379,69 tỷ, năm 2013 đạt 422,5 tỷ tăng 11.27% so với 2012,

Một phần của tài liệu 104 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w