Kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 104 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 70 - 83)

2.2.3.1. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

NHNo&PTNT chi nhánh Tiền Hải tổ chức bộ máy quản trị tín dụng theo cơ cấu: Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, Phòng Ke hoạch Kinh doanh, Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ (Kiểm soát nội bộ) giám sát tín dụng. Bộ phận hoạt động cấp tín dụng được thực hiện bởi phòng Kế hoạch - kinh doanh và các Phòng giao dịch. Các bộ phận trong bộ máy được phân công nhiệm vụ cụ thể:

- Ban giám đốc NHNo&PTNT Tiền Hải phân công một phó giám dốc phụ trách quản trị RRTD để thực hiện việc phê duyệt tín dụng theo quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT ban hành theo Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014, Quyết định này thay thế cho Quyết định số

666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 “V/v ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

- Phòng kế hoạch- kinh doanh, làm tất cả các công việc trong quy trình tín dụng từ việc tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định, trình phó giám đốc chi nhánh phê duyệt hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu hồi nợ. Việc CBTD phụ trách tất cả các khâu của khoản vay có ưu điểm là CBTD có thể kiểm soát chặt chẽ khách hàng vay vốn, hiểu biết khách hàng của mình một cách chặt chẽ và phải chịu trách nhiệm chính đối với mỗi khoản cho vay mình phụ trách.

- Bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng trực thuộc phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ (Kiểm soát nội bộ) của ngân hàng, độc lập với phòng kế hoạch kinh doanh. Bộ phận này có nhiệm vụ:

+ Đánh giá mức rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình QTRR từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại ngân hàng.

+ Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, của NHNo&PTNT Việt Nam nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục.

+ Định kỳ tiến hành kiểm tra,kiểm soát về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Theo đó thì phòng kinh doanh và bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập (trực thuộc phòng kiểm soát nội bộ) phải phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát RRTD tại chi nhánh.

Như vậy theo chức năng nhiệm vụ thì các phòng trên đều tham gia việc quản lý, phòng ngừa và XLRR nhưng chủ yếu vẫn là phòng tín dụng, người trực tiếp quyết định chất lượng tín dụng, mức độ rủi ro vẫn là CBTD. Cán bộ thẩm định chỉ thẩm định lại những món vay lớn, món vay vượt quyền, bộ phận kiểm soát chủ yếu là kiểm tra sau khi cho vay. Trong mô hình quản trị có 3 cấp: CBTD trình duyệt, Trưởng/Phó phòng tín dụng kiểm soát, Ban Giám đốc ra quyết định. Mô hình quản trị này cho thấy chưa có sự phân biệt giữa quá trình quản trị cho vay và quản trị rủi ro tín dụng.

2.2.3.2. Chính sách và quy trình tín dụng

+ Chính sách tín dụng

Dựa theo chính sách chung của NHNo&PTNT Việt Nam và những rủi ro đã gặp phải trong quá trình kinh doanh những năm qua, NHNo&PTNT Tiền Hải đang thực hiện “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế” với một số định hướng cơ bản.

- Tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của phương và chính sách tiền tệ của ngân hàng, an toàn cả về con người và tài sản trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh gắn với hiệu quả xã hội.

- Tại địa bàn huyện Tiền Hải, NHNo&PTNT Tiền Hải đã định hướng: nông nghiệp, nông thôn là địa bàn hoạt động chủ đạo, là thị trường chủ yếu cần phải được chiếm lĩnh; Hộ gia đình, cá nhân là khách hàng truyền thống, cơ bản, lâu dài; Doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng tiềm năng cần đặc biệt quan tâm phát triển.

- Tiếp tục tăng cường QTRR, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng an toàn, tập trung vào các dự án thật sự khả thi và hiệu quả, đồng thời với việc tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn.

- Tăng cường các giải pháp marketing, phát triển thương hiệu. Có chính sách hợp lý để tiếp cận các dự án đầu tư, các khách hàng trong các cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung.

+ Quy trình tín dụng

Hiện nay, trên địa bàn NHNo&PTNT Tiền Hải đang áp dụng phương pháp cho vay trực tiếp và cho vay thông qua các tổ chức chính như: Hộ nông dân, hội phụ nữ,...cùng với Ngân hàng thẩm định cho vay. Quy trình tín dụng hiện nay bắt đầu khi CBTD (CBTD) tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi CBTD tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng. Cụ thể:

- Cho vay trực tiếp tới hộ gia đình tại trụ sở Ngân hàng:

Quy trình cho vay: CBTD được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Báo cáo thẩm định do CBTD lập,

trình giám đốc quyết định. Giám đốc Ngân hàng căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay. Nếu cho vay thì Ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản); nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.

Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho giao dịch viên tín dụng thực hiện nghiệp vụ hạch toán, thanh toán chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).

Sau khi giải ngân là công tác kiểm tra sử dụng vốn. Các lần kiểm tra sau tùy thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để tiến hành kiểm tra đột xuất hay kiểm tra định kỳ.

Quá trình thu lãi: khách hàng trả lãi hàng tháng, hàng quý khách hàng trực tiếp đem tiền đến điểm trực tại Uỷ ban nhân dân của các xã hoặc trụ sở Ngân hàng để nộp và thực hiện trả nợ trực tiếp tại trụ sở Ngân hàng.

Xử lý kỷ luật tín dụng: Đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả được nợ đúng hạn số nợ gốc hoặc lãi phải trả của kỳ hạn đó và không được Ngân hàng chấp thuận chuyển số nợ gốc hoặc lãi chưa trả được sang kỳ tiếp theo, thì Ngân hàng chuyển toàn bộ số nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn. Các trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, bị chấm dứt cho vay..., Ngân hàng phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc.

- Cho vay thông qua tổ nhóm vay vốn:

Tổ vay vốn do thành viên hộ gia đình, cá nhân tự nguyện thành lập, có nhu cầu vay vốn, cùng cư trú tại thôn, xóm, bầu lãnh đạo tổ. Sau đó trình Uỷ ban nhân dân (xã, phường) công nhận cho phép hoạt động. Tổ trưởng vay vốn có trách nhiệm: Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên; Kiểm tra, kiểm soát đôn đốc tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ, lãi đúng hạn; Và được Ngân hàng chi trả hoa hồng căn cứ vào kết quả công việc hoàn thành.Ngân hàng có trách nhiệm hướng dẫn lập thủ

tục cho vay và trả nợ; Thẩm định các điều kiện vay vốn; Thực hiện giả ngân, thu nợ, thu lãi đến từng tổ viên; Kiểm tra điển hình việc sử dụng vốn vay của tổ viên.

Quy trình cho vay: Tổ trưởng nhận hồ sơ vay của tổ viên, sau đó tổng hợp danh sách tổ viên có đủ điều kiện vay vốn, đề nghị Ngân hàng xét cho vay, Từng tổ viên ký hợp đồng tín dụng trực tiếp với Ngân hàng; CBTD Ngân hàng nhận đơn xin vay và phương án vay vốn của các tổ viên tiến hành thẩm định toàn bộ. Sau khi đã thống nhất với tổ trưởng số tiền cho vay từng tổ viên và cùng tổ trưởng hướng dẫn cho các tổ viên lập hồ sơ vay vốn.

Sau khi hồ sơ đã được lập xong có đầy đủ chữ ký của người vay, người thừa kế và xác nhận của chính quyền địa phương, CBTD xét duyệt và trình trưởng phòng tín dụng, Giám đốc phê duyệt và hẹn ngày giải ngân. Ngân hàng và tổ vay vốn thống nhất

lịch giải ngân và thông báo cho tổ viên. Địa điểm phát tiền vay tại Ngân hàng.

Sau khi giải ngân giao dịch viên tín dụng cùng tổ trưởng tổ vay vốn thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ trả lãi đúng hạn.

Quá trình thu nợ, thu lãi: Ngân hàng và tổ vay vốn thống nhất lịch và địa điểm thu nợ, thu lãi và thông báo cho tổ viên. Ngân hàng lập tổ thu nợ lưu động xuống trực tiếp để thu nợ cho tổ viên tại địa điểm đã thỏa thuận (Thường là Uỷ ban nhân dân xã). Nếu tổ viên trả nợ, trả lãi không đúng lịch thì phải trực tiếp đến trụ sở Ngân hàng để trả nợ, trả lãi.

Xử lý các vi phạm: Nếu đến hạn của một thành viên nào đã chưa trả được nợ thì cả tổ có trách nhiệm bằng mọi biện pháp tương trợ để trả nợ NH theo đúng cam kết khi thành lập tổ.

2.2.3.3. Phân tán rủi ro

- NHNo&PTNT chi nhánh Tiền Hải cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế:

Để đa dạng hoá cơ cấu dư nợ tín dụng nhằm giảm thiểu RRTD Ngân hàng cho vay nhiều lĩnh vực, nông nghiệp, công nghiệp... từ ngắn hạn đến dài hạn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đầu tư, cải tiến, đổi mới thiết bị....

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014

Nông - lâm - ngư nghiệp 139,113 28,935 155,283 29,905 193,398 31,220 Xây dựng 10,974 2,283 12,694 2,445 11,548 1,864 Sản xuất chế biến tiêu thụ 55,323 11,507 59,034 11,369 68,236 11,015 Thương mại dịch vụ 246,077 51,183 269,90 51,978 329,253 53,152 Ngành khác 29,454 6,092 22,349 4,304 17,025 2,748 Tổng dư nợ 480,78 TÕ0 519,26 TÕ0 619,46 TÕ0

(%) (%) Cá nhân, hộ gia đình 415,55 86,43 459,46 88,31 557,30 89,97 Doanh nghiệp 65,23 13,57 60,80 11,69 62,16 10,03 Tổ chức khác “õ Tổng dư nợ 480,78 TÕ0 519,26 TÕ0 619,46 TÕ0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014 NHNo&PTNT Tiền Hải)

Thực hiện đúng theo chỉ đạo của Chính phủ và chỉ thị của NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam với vai trò là ngân hàng chủ lực trong cho vay tam nông: “Nông nghiệp - nông thôn -nông dân’’ đã và đang đẩy mạnh đầu tư cho vay vào khu vực này góp phần nâng cao đời sống cho bà con nông dân, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới.

Nhìn vào Bảng 2.9 ta thấy giai đoạn từ năm 2012 - 2014 dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng lên qua các năm và được đầu tư ở tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Dư nợ tăng lên chủ yếu là ở tăng lên ở ngành Nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, và sản xuất chế biến tiêu thụ. Dư nợ cho vay lĩnh vực Nông - lâm - ngư nghiệp, lĩnh vực thương mại dịch vụ và lĩnh sản xuất chế biến tiêu thụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của chi nhánh. Điều này là phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa phương là một huyện thuần nông về cây lúa, nuôi trồng thủy hải sản và làng nghề truyền thống phát triển.Như vậy, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải đã và đang từng bước đổi mới, phát triển chất lượng dịch vụ, đầu tư vào tất cả các ngành nghề khác nhau trên địa bàn huyện, trong đó tập trung đầu tư vào những ngành nghề trọng điểm có tiềm năng phát triển, thúc đẩy tăng trưởng dư nợ, tăng lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương theo định hướng phát triển của tỉnh và huyện để ra.

- NHNo&PTNT chi nhánh Tiền Hải cho vay với mọi thành phần kinh tế

Thông qua việc xem xét cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế chúng ta có thể thấy được tỷ trọng cho vay của ngân hàng đối với thành phần kinh tế nào chiếm vai trò chủ đạo, từ đó đánh giá được xu hướng phát triển tín dụng cùa Ngân hàng đối với từng khu vực kinh tế.

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014

thuần nông, các doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn còn ít, nên dư nợ của ngân hàng chủ yếu là hộ gia

đình và cá nhân trên địa bàn nông thôn, hai loại hình khách hàng này luôn chiếm tỷ trọng dư nợ cao trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay ở 2 đối tượng này ngày càng được tăng lên qua các năm, còn dư nợ cho vay doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, do đặc thù hoạt động tại địa bàn nông thôn số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là ít. Dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân, hộ gia đình qua các năm không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ: thời điểm cuối năm 2012 là 415,55 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 86,43%, đến cuối năm 2013 là 459,46 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 88,31%, và đến 31/12/2014 là 557,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 89,97%. Chi nhánh đã và đang triển khai thúc đẩy tăng trưởng dư nợ ở tất cả các thành phần kinh tế đặc biệt thúc đẩy cho vay kinh tế hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn nông thôn. Mặc dù triển khai cho vay ở 2 đối tượng này gặp phải rất nhiều khó khăn do món vay thường nhỏ lẻ, chi phí cao nhưng rủi ro thấp. Phần đa khách hàng vay trả nợ rất sòng phẳng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn so với những loại hình khách hàng khác. Vì vậy đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn thường hiệu quả và an toàn, đây là một thị trường tiềm năng mà chi nhánh đang từng bước trong thời gian tới tiếp tục triển khai mạnh mẽ. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN thì cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ có những chính sách ưu đãi riêng về lãi suất, từ đó khuyến khích vay vốn lại càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nguồn vốn đến với bà con nông dân. Dư nợ của NHNo&PTNT huyện Tiền Hải tăng trưởng dư nợ ổn định qua các năm, hiệu quả cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn.

- NHNo&PTNT Tiền Hải_áp dụng nhiều hình thức cho vay, đa dạng hóa sản phẩm của mình để bắt kịp với các ngân hàng khác và tăng tính cạnh tranh đồng thời cũng làm phân tán RRTD: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay theo dự án đầu tư; cho vay trả góp; cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu hoặc giấy tờ khác trị giá được bằng tiền; cho vay theo hạn mức thấu chi; cho vay lưu vụ

chi nhánh Tiền Hải nói riêng đã được ban giám đốc quan tâm và đi vào thực hiện. Cụ thể.

+ Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm tài sản thế chấp (công trình xây dựng, các dự án đầu tư, hàng hóa...). giải thích rõ những lợi ích mà KH có được nếu rủi ro xảy ra (vì đa số KH chủ quan và cho rằng việc mua bảo hiểm là không cần thiết). Trên thực tế thời gian qua. nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán. giảm thiểu đáng kể những tổn thất.

+ Bên cạnh đó NHNo&PTNT Tiền Hải cũng đã phối hợp triển khai dịch vụ

Một phần của tài liệu 104 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w