Xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 104 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 83 - 88)

Các biện pháp XLRR của chi nhánh được phân theo 2 hướng sau:

2.2.4.1. Hướng xử lý tổ chức khai thác

- Bổ sung tài sản đảm bảo: Khoản vay có biểu hiện bất ổn, nguồn thu không rõ ràng, tài sản bảo đảm có độ khả mại thấp, thấp hơn giá trị khoản vay, có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo:

+ Có sự thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng tín dụng.

+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định coi như phần bổ xung trong hợp đồng tín dụng.

CBTD xác minh những lí do xin gia hạn là không hợp lệ. Đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, bám sát nguồn thu để thu nợ. Trường hợp khách hàng có nợ quá hạn đã được lãnh đạo có quyết định xử lý. CBTD cùng trưởng phòng thực hiện quyết định của lãnh đạo.

- Xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay:

+ Bán tài sản bảo đảm tiền vay (trừ tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản khác mà pháp luật quy định phải được bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách)

+ Ngân hàng nhận chính tài sản đảm bảo tiền vay để thay thế chi việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

+ Ngân hàng nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản của bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho khách hàng vay.

Sau đó, ngân hàng tổ chức thực hiện xử lý bảo đảm tiền vay để thu nợ. - Khoanh nợ, xóa nợ:

Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp mà không thu hồi được nợ, trên cơ sở những văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước về khoanh, xóa nợ, CBTD theo dõi, rà soát điều kiện để tập hợp hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ, báo cáo để trình lãnh đạo xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2.2.4.2. Hướng sử dụng các biện pháp thanh lý

- Xử lý nợ tồn đọng:

+ Nhóm 1: Nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo là những khoản vay tồn đọng, có tài sản bảo đảm, không thể áp dụng hoặc đã áp dụng các biện pháp xử lý tổ chức khai thác nhưng không hiệu quả.

• Đối với nợ có tài sản bảo đảm là tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản tòa án giao cho ngân hàng thì chủ động xử lý theo các hình thức tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản bán cho công ty mua bán nợ của Nhà nước...

• Đối với nợ có tài sản đảm bảo chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp tập hợp trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để ngân

tiền đoi (%) đoi

(%)

hàng bán nhanh tài sản thu hồi nợ.

• Đối với nợ có tài sản đảm bảo chưa bán được, ngân hàng có thể cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh bằng tài sản thu hồi nợ.

+ Nhóm 2: Nợ không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính cho các ngân hàng thương mại xem xét quá trình chính phủ cho phép xóa nợ bằng vốn ngân sách.

+ Nhóm 3: Nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và con nợ còn tồn tại, hoạt động.

• Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đánh giá lại nợ thực hiện các biện pháp tổ chức khai thác như: chuyển nợ thành vốn g óp kinh doanh, liên doanh, mua cổ phần, giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc vay vốn đầu tư thêm.

• Bán nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ.

- Thanh lý doanh nghiệp: Ngân hàng chủ động tổ chức họp hội đồng chủ nợ, kiến nghị giải thể, phá sản doanh nghiệp thu hồi công nợ, trong trường hợp:

• Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, không còn khả năng phục hồi. • Đã thực hiện các biện pháp khai thác nhưng không thu hồi được nợ • Phân tích đánh giá doanh nghiệp,tình hình hiện tại là không thể vãn hồi. - Khởi kiện: Ngân hàng tiến hành các thủ tục khởi kiện con nợ ra tòa để thu hồi nợ, theo đúng trình tự tố tụng của pháp luật và ủy quyền tố tụng của Tổng giám đốc Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam

- Xử lý bằng quỹ DPRR

Chi nhánh được sử dụng quỹ DPRR để xử lý RRTD một quý một lần trong các trường hợp sau:

+ Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật cá nhân bị chết hoặc mất tích.

+ Các khoản nợ thuộc nhóm 5(nợ có khả năng mất vốn) theo quy định 450/QĐ-HĐTV- XLRR ngày 30/5/2014 của Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, NH được sử dụng dự phòng nếu có để xử lý.

Tình hình sử dụng quỹ dự phòng để xử lý RRTD của chi nhánh qua các năm được thể hiện qua bảng:

Bảng 2.12: Bảng nợ XLRR và tỷ lệ nợ XLRR tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012- 2014

Tỷ lệ Nợ

XLRR (%) 0,089 0,981 0,089 0,892

1002,24

(%) Dư nợ XLRR 6,687 10,129 7,91 9 3,442 51,473 -2,210 -21,819 Thu gốc XLRR 0,173 0,037 2,70 6 -0,136 -78,613 2,669 7213,514 Thu lãi XLRR 0,043 0,048 0,09 1 0,005 11,628 0,043 89,583

(Nguồn: Báo cáo nợ xử lý rủi ro giai đoạn 2012-2014 NHNo&PTNT Tiền Hải)

Theo Bảng 2.12 tình hình nợ XLRR của chi nhánh qua các năm có xu hướng giảm đi. Năm 2012 nợ XLRR chi nhánh là 428 triệu. Năm 2013 do ảnh hưởng của bão làm nợ XLRR của chi nhánh tăng đột biến 5.094 tỷ. Tuy nhiên tới năm 2014 nợ phải XLRR đã giảm xuống chỉ còn 551 triệu. Tỷ lệ nợ XLRR của chỉ nhánh tướng đối thấp luôn ở mức cho phép.

Việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý RRTD không phải là xoá nợ cho khách hàng. Ngân hàng và các cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý RRTD. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý để tiếp tục theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ triệt để.

Bảng 2.13: Bảng tình hình thu hồi nợ đã XLRR tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014

nhưng năm 2014 tăng mạnh đạt 2.706 triệu tăng 2.669 triệu so với năm 2013.

Một phần của tài liệu 104 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w