MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 104 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 113)

3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, đặc biệt là pháp luật trong công tác kiểm toán. Tránh tình trạng các doanh nghiệp đưa ra các thông tin sai lệch, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Nhà nước cũng cần có quy định nhằm tăng cường thực hiện chế độ kiểm toán trong các doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức liên quan như văn phòng công chứng, cơ quan kiểm toán và các cơ quan định giá tài sản...trong việc định giá tài sản đảm bảo nợ vay, xử lý tài sản đảm bảo,...

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ chế để các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với NHNN triển khai xử lý đồng bộ những khó khăn và vướng mắc ở các khâu liên quan đến bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Ví dụ cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, công chứng hay xử lý tài sản đảm bảo,...

- Cần quan tâm hơn nữa đến chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn như giao thông, điện nước, thủy lợi,... Có chính sách đầu tư cụ thể phát triển kinh tế ở một số vùng trọng điểm, đồng thời phải có những giải pháp thiết thực giúp các vùng nông thôn khó khăn vươn lên. Đầu tư tập trung vào các lĩnh vực, những ngành có nhiều tiềm năng.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Xây dựng lộ trình triển khai Basel II và các chính sách hướng dẫn cụ thể và phù hợp với điều kiện Việt Nam để giảm những tác động bất lợi trong quá trình triển khai; xây dựng khung hướng dẫn cụ thể về QTRR và việc kiểm định các mô hình rủi ro: Hiện nay hầu hết các quốc gia trong khu vực Châu Á đều đã lựa chọn một lộ trình áp dụng phù hợp với hệ thống NHTM của mình dựa trên cơ sở xem xét khả năng và các yếu tố nền tảng như hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ

thông tin, sự phát triển của các thị trường nền tảng và tính chuyên nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động của ngân hàng.. .Neu lựa chọn một phương pháp hiện đại trong nền kinh tế về cơ sở hạ tầng chưa đủ sẽ tạo hiệu ứng ngược lại, làm tăng rủi ro hoạt động cho toàn ngành ngân hàng trong khi các rủi ro khác vẫn còn tiềm ẩn. Bên cạnh đó, NHNN cần sử dụng một cách tối ưu đồng thời tích cực phát triển các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để phát triển nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin. Hơn nữa NHNN cũng cần quản trị nợ xấu một cách tích cực và hiệu quả hơn để hoạt động hệ thống ngân hàng thực sự lành mạnh, tăng khả năng chịu đựng đối với những thay đổi lớn về chính sách cũng như học hỏi kinh nghiệm triển khai Basel II từ các nước bạn và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin đầy đủ, cập nhật về khách hàng. NHNN cần có cơ chế khuyến khích và kiểm soát các NHTM trong việc cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng. Trung tâm cần nâng cao trách nhiệm và đáp ứng được quyền lợi trong việc cung cấp và khai thác thông tin trong hoạt động tín dụng.

- Tăng cường vai trò quản lý của NHNN đối với hoạt động tín dụng, quản trị RRTD của các NHTM, tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm soát nhằm hạn chế, phòng ngừa RRTD mang tính hệ thống trong các NHTM.

- Hiện nay, mỗi NHTM xây dựng riêng cho mình một hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng riêng. Điều này sẽ làm cho thông tin của Trung tâm phòng ngừa rủi ro NHNN cung cấp sẽ không nhất quản. Các tiêu chí khác nhau sẽ dẫn đền kết quả xếp loại khác nhau. Hạng khách hàng được Trung tâm cung cấp không phù hợp với hạng của ngân hàng hỏi tin. Vì vậy, để khai thác tin có hiệu quả, đánh giá khách hàng chính xác, NHNN cần bổ sung và xây dựng hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất trong toàn ngành. Việc tham khảo tin của các ngân hàng sẽ thuận lợi hơn.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamĐể thực hiện đề tài tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2010-2020 Để thực hiện đề tài tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2010-2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cùng các cam kết quốc tế và khuyến khích của kiểm toán quốc tế, NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng các chính sách và qui tắc quản trị chung cho công tác quản trị tín dụng, QTRR trong toàn hệ thống đáp ứng

yêu cầu quản lý mới, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Các chính sách phải đảm bảo việc chỉ đạo và kiểm soát tập trung thống nhất của Giám đốc chi nhánh; vai trò kiểm soát trực tuyến của Trung tâm điều hành, cho phép xác định mức RRTD phù hợp,

có thể chấp nhận được trong từng giai đoạn; đủ chặt chẽ để duy trì một qui trình giám

sát và đo lường RRTD hợp lý. Cụ thể, NHNo&PTNT Việt Nam nên tạo điều kiện cho

các chi nhánh bằng cách thực hiện một số kiến nghị sau:

- Xây dựng qui trình tổng thể quản trị RRTD áp dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Xây dựng một qui trình tổng thể quản trị RRTD theo các qui tắc và chuẩn mực của NHTM hiện đại: Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT Việt Nam mới tập trung giải quyết các khoản nợ tồn đọng để lành mạnh hóa tình hình tài chính và chuẩn bị điều kiện phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, mà chưa chú trọng đúng mức đến xây dựng qui trình tổng thể quản trị RRTD trong cả hệ thống. Hơn nữa, từ khi thành lập đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam mới chỉ thực hiện quản trị RRTD trong từng nghiệp vụ riêng lẻ, hiệu quả thực tế không cao. Đã đến lúc NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng một qui trình tổng thể QTRR theo các qui tắc và chuẩn mực của NHTM hiện đại. Qui trình QTRR này phải xác định được phương thức quản lý cho cả những rủi ro hiện tại lẫn rủi ro tương lai trong các sản phẩm tín dụng, các kênh tín dụng, các nhóm khách hàng, các đối tượng vay nói chung, theo các yếu tổ tạo nên RRTD.

+ Xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng rõ ràng, thống nhất với các qui định “ thận trọng” trong kinh doanh ngân hàng (Basel II), với các qui định của nhà nước và phù hợp với điều kiện hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Để ra qui trình giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện “ dấu hiệu cảnh báo sớm” để có biện pháp khắc phục kịp thời. Xây dựng qui

trình giám sát và phân tích tổng thể danh mục tín dụng, phát hiện tín dụng có thể dẫn đến rủi ro.

+ Thực hiện thống nhất hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn của từng khoản tín dụng. Hệ thống tính điểm cần được sử dụng đầy đủ cả thông tin định mức và định lượng liên quan tới các khách hàng vay vốn để tính điểm tổng hợp.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả và tính độc lập trong hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát: Một hệ thống kiểm soát nội bộ hợp lý sẽ đảm bảo cho việc đánh giá một cách thường xuyên và hợp lý về bản chất và phạm vi của những rủi ro mà ngân hàng gặp phải. Để nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ cần đảm bảo có sự phân quyền phù hợp, đảm bảo cán bộ ngân hàng không được giao những trách nhiệm mâu thuẫn về quyền lợi với nhau, có qui trình kiểm tra, kiểm soát thống nhất trong toàn hệ thống.

Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả, bên cạnh các giải pháp về cơ chế, chính sách, về trình độ, kỹ năng của cán bộ xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát độc lập với Ban điều hành và trực thuộc Ban kiểm soát- Hội đồng thành viên để tiếp cận một cách có hệ thống và tổng thế hướng vào nhiệm vụ phát hiện rủi ro trong các qui trình nghiệp vụ và tư vấn chiến lược cho ban lãnh đạo.

- Cho phép các chi nhánh thành lập bộ phận quản trị RRTD chuyên biệt. Với tốc độ phát triển trong những năm gần đây và yêu cầu tăng trưởng tín dụng của những năm tới, mô hình quản trị tín dụnghiện nay khó có thể đảm bảo an toàn vốn, khó hạn chế được rủi ro do chưa thực sự khách quan, độc lập trong việc thẩm định, đề xuất và quyết định cho vay.

Theo qui định hiện hành, những dự án có mức vốn vay và đối tượng đầu tư không phải qua phòng thẩm định thì CBTD vừa là người tiếp cận khách hàng, cùng khách hàng lập các hồ sơ theo qui trình cho vay, xếp hạng khách hàng, thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vay vốn và đề xuất lãnh đạo cho vay.

Đối với những dự án qui định phải được tái thẩm định của phòng Thẩm định thì bộ phận thẩm định thực hiện đánh giá lại khả năng tài chính của doanh nghiệp,

kết quả sản xuất kinh doanh năm trước, hiệu quả , khả năng thực hiện phương án và đưa ra kiến nghị về thủ tục cho vay, trách nhiệm quản trị món vay.

Với mô hình quản lý trên, QTRR chưa được quan tâm đúng mức, CBTD dễ nảy sinh tư tưởng chủ quan trong đánh giá của mình, bộ phận thẩm định không có trách nhiệm rõ roang trong thực hiện việc theo dõi và phòng ngừa rủi ro. Để khắc phục tình trạng trên trong bộ máy quản trị tín dụngcủa hệ thống và các chi nhanh thành viên cần thành lập bộ phận quản trị RRTD với các nhiệm vụ:

+ Trực tiếp tham gia, theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến lược và chính sách QTRR trong chi nhánh.

+ Rà soát các đề xuất của CBTD đảm bảo tuân thủ các qui định và qui trình tín dụng, lập báo cáo thẩm định RRTD.

+ Hỗ trợ cho CBTD trong việc phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro. + Phân loại các khoản tín dụng theo mức độ rủi ro và khả năng sinh lợi. + Thực hiện XLRR theo qui định.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNo&PTNT Việt Nam: Trung tâm phòng ngừa và XLRR thuộc NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 235 ngày 01 tháng 06 năm 2001 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. Qua một thời gian hoạt động, Trung tâm đã phát huy được nhiệm vụ theo dõi việc trích lập quỹ DPRR của các chi nhánh thành viên và quản lý quỹ dự phòng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, thế là chưa đủ. Trung tâm phòng ngừa và XLRR cần làm tốt hơn nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, theo dõi thông tin rủi ro trong kinh doanh và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro trước mắt và lâu dài trong hệ thống cũng như của từng chi nhánh thành viên để đưa ra cảnh báo kịp thời.

- Công ty Quản trị nợ và khai thác tài sản thực sự là công cụ hữu hiệu trong vấn đề xử lý nợ xấu: Công ty Quản trị nợ và khai thác tài sản hiệu có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, hoạt động trong lĩnh vực quản trị nợ và khai thác tài sản đảm bảo nợ vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Những tài sản đảm bảo nợ vay của các chi nhánh bàn giao, công ty có thể sử dụng nguồn vốn của Công ty

để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản để cho thuê, khai thác kinh doanh hoặc chủ động bán qua các hình thức bán công khai trên thị trường, bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hay bán qua công ty mua, bán nợ của nhà nước để đẩy mạnh xử lý, thu hồi vốn cho các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Đẩy mạnh hoạt động công nghệ thông tin: Trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cần phải hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạn tầng công nghệ thông tin, tạo tiền đề cho việc phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh và các kienh phân phối sản phẩm.

Hoạt động tín dụng cần được ứng dụng đẩy đủ và đồng bộ công nghệ thông tin hiện đại, sử dụng thông tin đa dạng, trực tuyế và tập trung. Với hệ thống công nghệ xử lý tập trung sẽ giúp cho các cấp lãnh đạo kiểm soát được chất lượng và hiệu quả trong đầu tư tín dụng cũng như chấp hành các định hướng và mục tiêu tín dụng được đề ra trong từng thời kì của từng chi nhánh và toán hệ thống. Ngoài ra, cũng giúp đội ngũ CBTD có đủ thông tin để tham mưu trong việc ra quyết định cho vay cũng như thông tin khách hàng, thông tin rủi ro và cạnh tranh ngành, rủi ro về thị trường.

- Chỉnh sửa qui chế trả lương trong toàn hệ thống: NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng và thực hiện qui chế trả lương cho cán bộ viên chức trong toàn hệ thống áp dụng từ dầu năm 2011. Qua thời gian ngắn thực hiện đã bộc lộ sự bất cấp trong việc chi trả lương cho CBTD. Là bộ phận trưc tiếp tạo ra thu nhập lớn nhất cho NHTM nhưng thu nhập của CBTD thường thấp hơn hoặc bằng các cán bộ nghiệp vụ khác. Đề nghị NHNo&PTNT điều chỉnh các hệ số tính điểm, bổ sung hệ số trách nhiệm cho CBTD để đánh giá đúng đóng góp của cán bộ nghiệp vụ này trong hoạt động ngân hàng. Có chính sách đãi ngộ nhân tài để giữ chân những nhân viên giỏi, phục vụ cho ngân hàng một cách lâu dài.

- Xây dựng đội ngũ nhân sự giàu năng lực, tâm huyết và đạo đức:

+ Chuẩn hóa công tác tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển cán bộ, đánh giá và quy hoạch cán bộ phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đưa ra các yêu

cầu tuyển dụng để chọn ra đội ngũ cán bộ có đủ trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ. + Hợp tác với các trường Đại học, Học viện. Các phương thức hợp tác bao gồm:

cấp học bổng cho sinh viên, tuyển sinh viên thực tập hay tài trợ cho các hoạt động ở trường... Các hoạt động này vừa quảng bá hình ảnh ngân hàng, lại vừa thu hút được sự

quan tâm của các sinh viên năm, huy động nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho các CBTD bằng các khóa đào tạo, các lớp bồi dưỡng về quản trị RRTD, Hiệp ước vốn Basel II, quản trị nợ và tài sản.

+ Xây dựng văn hóa kinh doanh và phong cách phục vụ văn mình, lịch sự. Để xây dựng phong cách văn hóa trong kinh doanh phải sắp xếp địa điểm giao dịch thuận tiện, đẹp, trang nhã, gọn gàng, thoáng mát, bố trí khoa học, văn minh, lịch sự, tạo được ấn tượng đặc trung của ngân hàng, qua đó tạo được sự an tâm, tin tưởng đối với khách hàng đến giao dịch. Ngoài việc bố trí cán bộ vững càng về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt để giao dịch với khách hàng, hiểu biết về các sản phẩm mà mình cung cấp. Phải tạo ra được hình ảnh con người có văn hóa trong kinh doanh, hình thành tác phong làm việc khoa học, văn mình, lịch sự cho cán bộ nhân viên.

+ Xây dựng hệ thống mô tả công việc, tiêu chuẩn chức danh, đánh giá mức độ

hoàn thành công việc, các quy định chuẩn về đánh giá xếp loại chất lượng nhân sự. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nội dụng nghiên cứu trong Chương 1 và Chương 2, Chương 3 của

Một phần của tài liệu 104 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w