Áp dụng Hiệp ước vốn Basel trong đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 104 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 65 - 70)

Hiện nay, NHNo&PTNT huyện Tiền Hải vẫn đang áp dụng Basel I trong quản trị RRTD. Nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản vay được xác định là khâu quan trọng nhất trong việc đưa ra quyết định cho vay. Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Tiền Hải đang áp dụng mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm định lượng mức độ rủi ro cho từng khách loại khách hàng vay vốn, bao gồm: nhóm khách hàng là doanh nghiệp và nhóm khách hàng cá nhân. Từ đó chi nhánh đưa ra những chính sách khách hàng và phương pháp quản trị RRTD phù hợp đối với từng khách hàng. Hiện tại chi nhánh thực hiện chấm điểm tín dụng trên hệ thống IPCAS, trong đó hệ thống sử dụng hai nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Các chỉ tiêu, thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ khác nhau với từng nhóm khách hàng hay loại hình kinh doanh.

- Căn cứ để chấm điểm:

phương án kinh doanh,... + Các chỉ tiêu tài chính

+ Lịch sử giao dịch của khách hàng với chi nhánh

+ Các nhân tố về môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài, xu hướng phát triển của khách hàng

- Nguyên tắc chấm điểm:

+ Chấm điểm trước khi cho vay: CBTD tiến hành chấm điểm (Phụ lục 1) căn cứ vào tình hình quan hệ tín dụng trong 2 năm gần nhất để xếp loại như sau: Loại A, nếu khách hàng trả nợ đầy đủ không phát sinh nợ quá hạn, không vi phạm pháp luật; Loại C, nếu có nợ quá hạn trên 181 ngày hoặc có vi phạm pháp luật. Loại B, nếu có nợ quá hạn nhưng không vi phạm pháp luật. Việc phân tích xếp loại khách hàng này được thực hiện từ khi khách hàng đăng ký vay. Với khách hàng xếp loại A, được xem xét cho vay không đảm bảo (tín chấp), được áp dụng lãi suất và mức phí dịch vụ ưu đãi hơn. Với khách hàng xếp loại B, bắt buộc phải áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay, có thể xem xét ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ nhưng ở mức hạn chế. Với khách hàng xếp loại C, không được cho vay tiếp, cần có biện pháp giảm dư nợ, bổ sung tài sản thế chấp...

+ Chấm điểm định kỳ trên hệ thống: CBTD dựa vào các tiêu chí khác nhau mà đưa ra các các yếu tố chấm điểm khác nhau trên hệ thống IPCAS. Đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân có khoản vay trên 500 triệu CBTD chấm điểm mỗi quý một lần, với khách hàng khác 1 năm một lần vào quý 1. Mỗi chỉ tiêu sẽ có 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100. Tùy theo mức độ quan trọng của chỉ tiêu mà hệ số của chỉ tiêu sẽ có giá trị khác nhau từ 0,02 - 0,55. Sau khi chấm điểm các chỉ tiêu, hệ thống IPCAS sẽ tính toán tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, từ đó ứng dụng trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay (Phụ lục 2)

- Cách thức vận hành hệ thống chấm điểm:

+ CBTD chịu trách nhiệm chấm điểm khách hàng thông qua việc nhập các số liệu tài chính và phi tài chính vào hệ thống IPCAS.

+ Giám đốc PGD, trưởng phòng Ke hoạch Kinh doanh tại hội sở có trách nhiệm kiểm soát việc chấm điểm và phân loại khách hàng của CBTD để đảm bảo việc chấm điểm được chính xác khách quan.

+ Tần suất chấm điểm, xếp hạng được thực hiện định kỳ hàng quý đối với khách hàng Doanh nghiệp và cá nhân có khoản vay trên 500 triệu, hàng năm vào quý 1 đối với các khách hàng khác và bất chợt khi khách hàng có dấu hiệu rủi ro.

Bảng 2.7: Kết quả xếp hạng tín dụng giai đoạn 2012-2014của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

5 ^BB “2 6 ^B “2 lõ 12 7 CCC 1 ~5 8 ^CC ^2 “2 9 ^c “2 1 ĩõ ^D “õ “õ “õ Tổng 8.874 11.138 13.717

2 ~ÃÃ ^3 “2 ^3 3 ^3 ^3 ~5 4 BBB “õ “2 T 5 ^BB ^3 ~2 T 6 ^B “õ “õ “õ 7 CCC “õ “õ “õ 8 ^CC “õ “õ “õ 9 ^C “õ “õ ĩõ ^D “õ “õ “õ Tổng “4õ ^46 35

(Nguồn: Báo cáo xếp hạng phân loại khách hàng giai đoạn 2012- 2014 NHNo&PTNT Tiền Hải))

Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ cho thấy số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với chi nhánh tập trung vào các hạng: AAA, AA, A. Số lượng khách hàng xếp hạng từ mức BB trở xuống chiếm tỷ trọng rất thấp. Tuy nhiên điều đó cũng cho thấy phần nào phụ thuộc vào cách chấm điểm xếp hạng tín dụng của CBTD.

Bảng 2.8: Ket quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp giai đoạn 2012- 2014 của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

trong tổng số doanh nghiệp vay vốn, sau đó là tới AA. Điều đó là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự làm ăn hiệu quả của các Doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Tuy nhiên trong đó cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề về sự thiếu minh bạch trong các BCTC của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó NHNo&PTNT huyện Tiền Hải luôn duy trì được hệ số an toàn vốn thiểu hợp lý theo Basel I (>8%) , cụ thể như Hình 2.3 dưới đây:

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Hình 2.3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014 NHNo&PTNT Tiền Hải)

Một phần của tài liệu 104 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w