Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu 059 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH hà NỘI,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 25)

1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô

φ Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số cho vay tiêu dùng: Là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay tiêu dùng trong kì, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong một thời kì nhất định, thường tính theo năm tài chính.

*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối: Giá trị tăng trưởng = Tổng doanh số _ Tổng doanh số

doanh số tuyệt đối TDTD năm (t) TDTD năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết chênh lệch doanh số cho vay tiêu dùng năm (t) so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng, tức là tổng số tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng vay tiêu dùng cũng tăng, từ đó thể hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng được mở rộng.

*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tương đối: Giá trị tăng trưởng Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối x 100%

doanh số tương đối Tổng doanh số TDTD năm (t - 1)

Khoá luận tốt nghiệp 16 Học viện Ngân hàng

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng năm (t) so với năm (t-1) . Khi chỉ tiêu này tăng có nghĩa là tốc độ tăng doanh số tín dụng tiêu dùng tăng nhanh hơn.

*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng:

_ Tong doanh so TDTD X 100%

Ty trọng = -τ--- - - ---—---——--- ---

■ , Tong doanh SO hoạt động cho vay

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động tín dụng tiêu dùng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng doanh số hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng tiêu dùng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

φ Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng: Là số tiền mà khách hàng đang vay nợ ngân hàng tại một thời điểm. Chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay tiêu dùng nhằm phản ánh tình hình mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng dư = Dư nợ TDTD _ Dư nợ TDTD

nợ tuyệt đối cuối năm (t) cuối năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (t) chênh lệch so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Chỉ tiêu này tăng lên có nghĩa là số tiền mà khách hàng đang vay ngân hàng qua các năm tăng lên, có thể hoạt động TDTD đã được mở rộng.

*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối:

Giá trị tăng trưởng dư nợ Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối x 100%

TDTD tương đối Tổng dư nợ TDTD năm (t - 1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của dư nợ TDTD. Chỉ tiêu này cao và tăng lên thì chứng tỏ hoạt động TDTD có tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng mở rộng.

*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng:

_ Tồngnợ TDTD X 100%

Ty trọng = --- ---—--- ---;——----

Khoá luận tốt nghiệp 17 Học viện Ngân hàng

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ của hoạt động cho vay của ngân hàng.

φ Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng vay tiêu dùng

* Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng KH tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng số = Số lượng KH vay - Số lượng KH vay

lượng KH tuyệt đối tiêu dùng năm (t) tiêu dùng năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng tuyệt đối số lượng KH năm (t) so với năm (t-1), cho thấy khả năng thu hút KH của ngân hàng trong thời gian qua.

* Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng tương đối:

Giá trị tăng trưởng số Giá trị tăng trưởng số lượng KH tuyệt đối x 100%

lượng KH tương đối Tổng số lượng KH vay tiêu dùng (t - 1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của số lượng KH vay tiêu dùng. Khi chỉ tiêu này tăng có nghĩa là tốc độ tăng số lượng KH vay tiêu dùng tăng nhanh hơn.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tiêu dùng a) Đứng trên giác độ ngân hàng

φ Chỉ tiêu phân tán rủi ro: Yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng là phải phân tán rủi ro, danh mục tín dụng phải đa dạng, tránh đầu tư tập trung, đồng thời phải có dự báo tình hình hoạt động các ngành, lĩnh vực để có các quy định tín dụng phù hợp. Thông lệ quy định dư nợ tối đa đối với 01 khách hàng không quá 15% vốn tự có, ngoài ra có thể quy định mức dư nợ đối với một nhóm khách hàng có liên quan nhau không quá 50% vốn tự có.

φ Quy mô và tổ chức bộ máy tín dụng, trình độ nghiệp vụ: Hoạt động tín dụng phát triển đồng nghĩa với ngân hàng có một đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên nghiệp và nhiệt tình. Hơn nữa, ngân hàng luôn phải duy trì và phát triển một đội ngũ cán bộ đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng khi hoạt động tín dụng được mở rộng. Hoạt động tín dụng phát triển đến một mức nào đó sẽ dẫn tới sự phân công chuyên môn hóa và sự ra đời của các bộ phận hỗ trợ tín dụng đánh dấu mức độ chuyên môn hóa của hoạt động này.

Nhóm nợ Dự phòng cụ thể Dự phòng chung

Nợ đủ tiêu chuẩn 0% 0,75%

Khoá luận tốt nghiệp 18 Học viện Ngân hàng

ψ Chỉ tiêu về điều hành và quy chuẩn của quy trình tín dụng: Trong điều hành hoạt động tín dụng phải đảm bảo sự phân công rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn, có quy trình kiểm tra giám sát hiệu quả, có đầy đủ con người và tổ chức hợp lý. Có cảnh báo rủi ro tín dụng, độc lập đánh giá rủi ro tín dụng.

φ Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Nợ quá hạn: là khoản nợ có nợ gốc, lãi đến hạn (toàn bộ hoặc một phần) không được thực hiện một cách đầy đủ, hoặc không được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại nợ (bao gồm điều chỉnh kỳ hạn trả hoặc gia hạn).

Ở Việt Nam, theo quy định của TT số 49/2004/TT-BTC ngày 03/06/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của Tổ chức tín dụng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn được khuyến cáo ở dưới mức 5%.

Nợ xấu bao gồm các khoản nợ có mức độ rủi ro cao, là các khoản cho vay được đánh giá có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ. Nợ xấu bao gồm cả nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng dư nợ của một ngân hàng sẽ phản ánh cơ bản chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng tại ngân hàng và cho biết hiệu quả và rủi ro của việc phát triển quy mô tín dụng.

*Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ tín dụng tiêu dùng

R DUnợ quá hạn TDTD Ty lệ nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng = ---'_______________ ' ii DưnợTDTD φ Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro _ ... ... Dự phòng RRTD Ty lệ trích lập dự phòng RRTD = ' ɪ - ------ɪ 100% ■ ■ ■ Γc⅛ι⅛ dư nợ

Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn đi kèm những rủi ro như mất vốn, không thu được tiền lãi vay. Để đảm bảo ổn định hoạt động khi các rủi ro xảy ra, các ngân hàng đã sử dụng biện pháp dự phòng rủi ro bằng việc trích lập các quỹ để bù đắp khi có tổn thất xảy ra.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN thì từ năm 2005 thì dư nợ tín dụng được chia thành 5 nhóm và việc trích lập theo đúng tính chất các khoản nợ, dù khoản nợ chưa đến hạn nhưng có dấu hiệu rủi ro cũng

Khoá luận tốt nghiệp 19 Học viện Ngân hàng

phải trích lập. Việc trích lập được căn cứ vào nhiều yếu tố của khoản dư nợ trong đó có tình hình hoạt động và tài sản đảm bảo của khoản vay.

Nợ cần chú ý 5%

Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

Nợ nghi ngờ 50%

(Nguồn: Quyêt định 493/2005/QĐ - NHNN)

Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay tiêu dùng: Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay tiêu dùng được xác định bằng cách lấy tiền lãi đầu ra trừ đi lãi đầu vào của hoạt động cho vay tiêu dùng, cụ thể hơn là lấy lãi thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng trừ đi lãi phải trả cho nguồn vốn để cho vay. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh việc mở rộng cho vay tiêu dùng, vừa là mục tiêu của việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Khi thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay tiêu dùng của một NHTM năm sau cao hơn năm trước đó, người ta có thể đánh giá được hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM đó được mở rộng.

b) Đứng trên giác đồ khách hàng

Mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ được hầu hết các nhà nghiên cứu thừa nhận như là một mối quan hệ biện chứng. Cụ thể, sự hài lòng của khách hàng là một thái độ cụ thể đối với một giao dịch trong ngắn hạn, trong khi đó, chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một thước đo được hình thành nên bởi sự đánh giá toàn diện một hoạt động trong dài hạn. Nếu đặt trong mối quan hệ tương quan thời gian thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ xảy ra trước, sau đó dẫn đến sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó. Như vậy, có thể xem chất lượng là một yếu tố đầu vào quan trọng quyết định sự hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm, dịch vụ. Ngược lại, sự hài lòng của khách hàng là một kết quả đầu ra phản ánh chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đó. Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng:

Khoá luận tốt nghiệp 20 Học viện Ngân hàng φ Các đặc tính hữu hình: thể hiện qua ngoại hình, trang phục nhân viên, các trang thiết bị ngân hàng. Cụ thể: Nhân viên có trang phục lịch sự; ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại; Ngân hàng có không gian phục vụ sạch, thoáng, đủ tiện nghi, nước uống, bút bi, biểu mẫu, chỗ ngồi sẵn sàng phục vụ quý khách.

&Độ tin cậy: nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ, uy tín của NH; KH thấy an tâm khi sử dụng dịch vụ của NH; KH tin tưởng thông tin mà NH cung cấp; NH cung cấp dịch vụ tại thời điểm họ đã hứa; NH thực hiện giao dịch chính xác, không sai sót; NH bảo mật tốt thông tin KH.

^ Sự đáp ứng: Thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng cung cấp dịch vụ kịp thời cho KH của nhân viên phục vụ: Nhân viên NH luôn tươi cười, niềm nở, chăm chú lắng nghe KH; nhân viên sẵn sàng giúp đỡ KH; NH có đường dây nóng phục vụ KH 24/24.

^ Sự đảm bảo, năng lực phục vụ: thể hiện sự hiểu biết, thái độ nhã nhặn của nhân viên: Nhân viên NH có trình độ chuyên môn giỏi, tư vấn tận tình, giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của KH; Nhân viên NH thường xuyên liên lạc với KH để tím hiểu ý kiến KH, tư vấn những khúc mắc, lắng nghe ý kiến đóng góp của KH, hay chúc mừng KH nhân dịp lễ, Tết.

*ĩ* Sự phong phú của các sản phẩm tín dụng: Phát triển tín dụng cũng dựa rất nhiều vào số lượng và chất lượng các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng đó cung cấp. Việc đa đạng hóa sản phẩm tín dụng tiêu dùng là một trong những biện pháp chính yếu tạo thuận lợi cho việc triển khai sản phẩm ra thị trường. Với từng nhu cầu, đối tượng khách hàng có các sản phẩm phù hợp.

Khả năng khách hàng tiếp cận vốn tín dụng: Thể hiện qua các yếu tố hệ thống chi nhánh và kênh phân phối, chính sách giá, thủ tục giao dịch và công tác marketing. Hệ thống chi nhánh rộng lớn thể hiện tiềm lực của các ngân hàng và là một trong những phương thức quảng bá thương hiệu của các NHTM. Có thể kể đến một số kênh phân phối hiện nay như: Internet Banking, Phone Banking, Home Banking. chính sách giá linh hoạt, cạnh tranh; thủ tục giao dịch thuận tiện, nhanh chóng; công tác marketing hiệu quả và ấn tượng để đảm bảo cho việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng.

Khoá luận tốt nghiệp 21 Học viện Ngân hàng 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng tiêu dùng của các

ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế trước hết được phản ánh qua những biến số kinh tế vĩ mô như: tổng thu nhập quốc nội (GDP), mức thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp... Khi nền kinh tế ở giai đoạn phát triển ổn định và phồn thịnh, người dân sẽ tin tưởng, lạc quan vào thu nhập tương lai và họ sẽ đi vay tiêu dùng nhiều hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Vì vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng thời kỳ này sẽ tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, người dân mất lòng tin vào triển vọng thu nhâp tương lai của mình. Lúc này người tiêu dùng phải cắt giảm các khoản chi tiêu và có xu hướng tích luỹ nhiều hơn là tiêu dùng. Do đó nhu cầu vay tiêu dùng sẽ giảm sút.

Nhắc đến tác động của môi trường kinh tế cần phải đề cập đến ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Ví dụ, khi Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, kích cầu, đẩy mạnh sản xuất thì cầu tiêu dùng sẽ tăng mạnh và tín dụng tiêu dùng cũng sẽ tăng trưởng mạnh. Ngược lại, khi chính phủ chủ trương áp dụng chính sách giảm cầu, tăng tiết kiệm, tập trung đầu tư thì nhu cầu tiêu dùng giảm và tín dụng tiêu dùng cũng giảm.

Môi trường văn hóa — xã hội: Các nhân tố này thể hiện ở tập quán xã hội, bản sắc dân tộc, lối sống, thói quen, trình độ dân trí, tâm lý chi tiêu giữa các vùng và văn hoá cộng đồng. Các nhân tố này sẽ quyết định nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, phương thức thoã mãn nhu cầu và thói quen tài trợ cho nhu cầu đó. Nếu một cộng đồng có thói quen hưởng thụ, luôn muốn thoả mãn các nhu cầu và muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì họ sẽ chú ý tới việc mua sắm hơn là tích luỹ và do đó hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Mặt khác nếu cộng đồng đó có tính siêng năng, chăm chỉ, lao động cần cù, thời gian nghỉ ngơi ít thì nhu cầu hưởng thụ sẽ ít hơn và họ thường chú trọng tiết kiệm hơn là tiêu dùng, ở môi trường này hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ khó phát triển.

Môi trường chính trị - pháp luật: Môi trường chính trị tác động không nhỏ tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Một quốc gia có môi trường chính trị không ổn

Khoá luận tốt nghiệp 22 Học viện Ngân hàng

định, đối mặt với các nguy cơ đảo chính, lật đổ... thì hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 059 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH hà NỘI,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w