Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCPÁ

Một phần của tài liệu 059 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH hà NỘI,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 45)

2.1.1. Tổng quan về ngân hàng ACB nói chung và ACB - Hà Nội nói riêng

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Hội sở chính của ACB được đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh.

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, nhạy bén trong điều hành, đầu tư và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến 31/12/2012 đã đạt 9.376 tỷ đồng, tăng hơn 468 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến cuối 2012 là gần 176.307 tỷ đồng, tăng 565 lần, dư nợ cho vay cuối năm 1994 là: 164 tỷ đồng, cuối tháng 12/2012 đạt 102.814 tỷ đồng, tăng 627 lần. Lợi nhuận trước thuế năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 1.042 tỷ đồng, tăng hơn 140 lần. ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong những ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (ACB - Hà Nội), địa chỉ 184-186 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là chi nhánh đầu tiên của ACB của khu vực phía Bắc được thành lập và bắt đầu hoạt động từ 14/12/1993. Sau 20 năm hoạt động, hiện nay ACB - Hà Nội là chi nhánh lớn nhất của ACB tại khu vực này. Từ những

S T T Các chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Số dư Số dư +/- so với 2010 Số dư +/- so với 2011 I Tiền gửi khách hàng cá nhân 3.025.49 5 4.364.690 44,3 % 3.770.023 - 11,5 % 1 Tiền gửi thanhtoán____________ 71.190.41 1.581.921 32,9 % 892.640 -43,6% 2 Tiền gửi tiết kiệm 1.835.07

8

2.782.769 51,6 % 2.877.383 3,4%

II Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 2.376.80 5 2.679.668 12,7 % 2.167.851 - 19,1% Tổng huy động 5.402.30 0 7.044.358 30,4 % 5.937.874 -15,7%

Khoá luận tốt nghiệp 35 Học viện Ngân hàng

ngày đầu thành lập, số lượng nhân viên của ACB - Hà Nội chỉ khoảng 20 người, đến nay con số đã khoảng hơn 600 nhân viên, từ một điểm giao dịch duy nhất, hiện nay ACB Hà Nội đã có gần 30 điểm giao dịch gồm chi nhánh chính và phòng giao dịch. Đến cuối năm 2012, tổng vốn huy động của chi nhánh đạt hơn 5.937 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 4.498 tỷ đồng. Với những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, ACB - Hà Nội đóng một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động chung của ACB và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triền hoạt động của ngân hàng tại khu vực phía Bắc như hỗ trợ các chi nhánh khác trong việc tuyển dụng, đào tạo, phát triền mạng lưới...

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ACB - Hà Nội

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của ACB - Hà Nội

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Trong đó, mỗi bộ phận phòng ban thực hiện những chức năng nhất định:

Ban giám đốc: Điều hành các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng pháp luật nhà nước và các điều lệ của NHNN Việt Nam cũng như của ngân hàng Á Châu. Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc .

Khoá luận tốt nghiệp 36 Học viện Ngân hàng

Ngoài các phòng giao dịch khác trực thuộc, Chi nhánh ACB - Hà Nội được chia làm hai khối gồm khối kinh doanh và khối hỗ trợ kinh doanh. Khối hỗ trợ kinh doanh gồm các phòng: phòng kế toán và phòng hành chính. Khối kinh doanh được định hướng tổ chức theo đối tượng khách hàng bao gồm hai phòng: Phòng Khách Hàng Cá Nhân và Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp, trong đó mỗi phòng đều có các bộ phần nghiệp vụ như tiền gửi, dịch vụ khách hàng và các bộ phận tín dụng riêng phục vụ cho các khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp.

Tại các phòng giao dịch trực thuộc cơ cấu tổ chức chia thành 2 bộ phận chính là bộ phận giao dịch ngân quỹ và bộ phận tín dụng.

Với mô hình tổ chức gọn nhẹ như trên đảm bảo cho các phòng ban trong Chi nhánh phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân trong mỗi vị trí công tác của mình và mỗi người luôn luôn có trách nhiệm với công việc do mình đảm trách đồng thời giúp cho lãnh đạo Chi nhánh luôn kiểm soát chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị đúng pháp luật.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Hà Nội từ năm 2010 - 2012

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn tại ACB - Hà Nội

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010, 2011, 2012 của ACB - Hà Nội)

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Dư nợ Dư nợ +/- so với

2010 Dư nợ với 2011+/- so

Cho vay KHCN 421.671 462.151 9,6% 520.844 12,7% Cho vay KHDN 3.896.453 4.662.051 19,6% 3.977.692 -14,7%

Tổng dư nợ 4.318.124 5.124.202 18,7% 4.498.536 -12,2 %

Khoá luận tốt nghiệp 37 Học viện Ngân hàng

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn huy động của ACB - Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010, 2011, 2012 của ACB - Hà Nội)

Nhìn chung, nguồn vốn huy động của ACB - Hà Nội phần lớn từ dân cư, chi nhánh chủ yếu là đơn vị gửi tiền tại các TCTD khác và hạn chế nhận tiền gửi của các TCTD. Nguồn vốn huy động của ACB - Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012 có sự biến động đáng kể. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động là 5.402.300 triệu đồng (nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế chiếm 44,0%, nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm 56,0 %). Tổng nguồn vốn huy động được năm 2011 đạt 7.044.358 triệu đồng; tăng 30,4 % so với năm 2010, đặc biệt là sự tăng lên của tiền gửi của khách hàng cá nhân (44,3%). Bước sang năm 2012, tình hình huy động vốn trở lên xấu đi khi lượng vốn huy động giảm 15,7% so với năm 2011, chỉ đạt 5.937.874 triệu đồng, trong đó tiền gửi khách hàng cá nhân giảm 11,5 % (do sự giảm đi một lượng vốn đáng kể từ tiền gửi thanh toán của dân cư) và tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 19,1 %. Nguyên nhân chính cho sự giảm đi này là do việc ông Lý Xuân Hải- Nguyên Tổng Giám đốc NH TMCP Á Châu (ACB) và ông Trần Đức Kiên - Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB bi bắt vì những sai phạm kinh tế cuối tháng 8/ 2012 đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín ngân hàng ACB. Chi nhánh Hà

Khoá luận tốt nghiệp 38 Học viện Ngân hàng

Nội cũng bị tác động trực tiếp từ sự việc này. Với tâm lý số đông, sợ mất vốn khi lãnh đạo ngân hàng vướng vào vòng lao lý, khách hàng ào ạt rút tiền, gây sức ép lên tình trạng thanh khoản của ACB nói chung và ACB - Hà Nội nói riêng. Tuy ngay sau đó, ngân hàng đã có những động thái trấn an người dân, đảm bảo khả năng thanh khoản và trở lại hoạt động bình thường nhưng số lượng tiền rút ra quá lớn, lại vào thời điểm gần cuối năm đã làm cho tổng vốn huy động của ngân hàng bị âm.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Đối tượng của hoạt động tín dụng là tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, tùy vào tiềm năng và phát triển của mỗi ngân hàng thì sẽ tập trung vào các đối tượng khách hàng khác nhau. Tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Hà Nội có các nghiệp vụ cho vay chủ yếu như sau:

- Sản phẩm dành cho cá nhân: + Cho vay tiêu dùng

+ Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. + Cho vay trả góp mua xe

+ Cho vay xây dựng, sửa chữa và mua bất động sản + Cho vay mua cổ phiếu

+ Cho vay chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá - Sản phẩm cho vay dành cho doanh nghiệp

+ Cho vay bổ sung vốn lưu động

+ Cho vay đầu tư mua sắm trang thiết bị.

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động sử dụng vốn tại ACB - Hà Nội

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010, 2011, 2012 của ACB - Hà Nội)

Khoá luận tốt nghiệp 39 Học viện Ngân hàng

Biều đồ 2.2. Cơ cấu cho vay KH Doanh nghiệp và KH Cá nhân

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010, 2011, 2012 của ACB - Hà Nội)

Tổng dư nợ cho vay tính đến 31/12/2011 của ACB -Hà Nội đạt 5.124.202 triệu đồng tăng 18,7 % so với cuối năm 2010, trong đó cho vay KHCN tăng 9,6% và cho vay KHDN tăng 19,6 %. Năm 2012 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ACB - Hà Nội nói riêng với việc xảy ra biến cố lớn đối với ngân hàng nên dư nợ cho vay năm 2012 giảm 12,2 % so với năm 2011 (đặc biệt là giảm dư nợ cho vay KHDN so với cùng kì năm ngoái). Việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư, tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng.

2.1.3.3. Các hoạt động khác

- Hoạt động thanh toán quốc tế

Mặc dù trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu cả nước gặp nhiều khó khăn, song với nỗ lực không ngừng, kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của ACB Hà Nội vẫn tăng trưởng khả quan. Trong năm 2012, doanh số thanh toán quốc tế của ACB Hà Nội đạt 224 triệu USD, tăng 18,5% so với năm 2011 (năm 2011 đạt

Khoá luận tốt nghiệp 40 Học viện Ngân hàng

189 triệu USD). Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt gần 15 tỷ đồng tăng 10,3% so với năm 2011 và chiếm 36% tổng thu nhập về hoạt động dịch vụ của ACB Hà Nội. Để đạt được kết quả trên, trong những năm gần đây, ACB Hà Nội đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức ký quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách bán ngoại tệ...

- Dịch vụ thẻ

ACB là một trong những ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế tại Việt Nam. ACB chiếm thị phần cao về các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visacard, Mastercard. Trong năm 2003, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đưa ra thị trường thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu Visa Electron. Năm 2004, ACB tiếp tục phát hành thẻ MasterCard Electronic. Trong năm 2005, ACB đã đưa ra sản phẩm thẻ MasterCard Dynamic là loại thẻ thanh toán quốc tế kết hợp tính năng của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa ACB đã phối hợp với các tổ chức như Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa. Thẻ ACB đã góp phần tạo nên thương hiệu trên thị trường và tạo nguồn thu dịch vụ đáng kể. Tính đến hết năm 2012, ACB - Hà Nội đã phát hành gần 20.000 thẻ tín dụng, số đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng gần 2000 với doanh số thanh toán hàng năm trên 500 tỷ đồng.

- Hoạt động thanh toán trong nước

Với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí hợp lý, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm The Complete Banking Solution (TCBS), giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống, trung gian thanh toán được rút ngắn, chất lượng thanh toán được nâng cao, việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo an toàn, chính xác. Năm 2002, ACB Hà Nội tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN tổ chức đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút được nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân đến mở tài khoản và giao dịch tại ACB - Hà Nội, đưa doanh số thanh toán tăng mạnh qua các năm, nhờ đó tăng thu phí dịch vụ cho Ngân hàng.

Tên tài sản đảm bảo Tỷ lệ cho vay tối đa / TSĐB

Bất động sản tại Hà Nội, TP HCM 80%

Khoá luận tốt nghiệp 41 Học viện Ngân hàng

- Hoạt động bảo lãnh và các dịch vụ ngân hàng khác

ACB Hà Nội đã tích cực triển khai các dịch vụ bảo lãnh, chuyển tiền nhanh, thu hộ chi hộ, Western Union. Thu nhập của các hoạt động này đạt 5,8 tỷ đồng phí dịch vụ bảo lãnh; 23,5 tỷ đồng phí dịch vụ thanh toán và dịch vụ khác. Tổng thu phí về dịch vụ năm 2012 đạt 29,3 tỷ đồng, giảm 10,5 % so với năm 2011.

- Dịch vụ Ngân hàng điện tử

Nhằm mục đích giới thiệu cho khách hàng Việt Nam các sản phẩm của một Ngân hàng hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong năm 2003, ACB đã chính thức cung cấp các dich vụ Ngân hàng điện tử bao gồm: Internetbanking, Home banking, Phone banking và Mobile banking. Ngoài ra, đầu năm 2010, ACB bắt đầu triển khai dịch vụ ACB - Online là dịch vụ giúp khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán VND tại ACB giao dịch với ACB mọi lúc mọi nơi thông qua Internet. ACB là Ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch Ngân hàng điện tử nhằm mã hoá bảo mật chữ ký điện tử của khách hàng, tăng độ an toàn khi sử dụng dịch vụ Homebanking.

2.2. Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại ACB - Hà Nội

2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ACB - Hà Nội

2.2.1.1. Chính sách tín dụng tiêu dùng tại ACB - Hà Nội

& Theo đối tượng khách hàng

ACB - Hà Nội xem xét cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân đảm bảo các điều kiện: (1) Có nghề nghiệp và thu nhập ổn định: thời gian làm việc lớn hơn 12 tháng, thu nhập hàng tháng lớn hơn 6 triệu đồng/tháng và các khách hàng có nợ vay/tổng tài sản < 70%; (2) Các khách hàng có tổng nợ phải trả hàng tháng/ tổng thu nhập hàng tháng < 80%; (3) Thu nhập còn lại đủ mức chi tiêu tối thiểu tại địa bàn sinh sống; (4) Khách hàng có hoạt động kinh doanh không bị lỗ trong 2 năm liên tiếp; (5) Các khách hàng chưa từng phát sinh nợ từ nhóm 3 trở lên tại ACB hoặc tại các TCTD khác; (6) Khách hàng có nơi cư ngụ < 30km so với trụ sở ngân hàng; (7) Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có thời gian hoạt động ngành nghề hiện hữu và liên tục trên 1 năm và có lịch sử tín dụng, lịch sử bản thân, quan hệ xã hội rõ ràng, tốt, không phải là người nghiện ma tuý, có tiền án, tiền sự.

Đặng Thị Đài Trang Lớp NHK - K12

Khoá luận tốt nghiệp 42 Học viện Ngân hàng

& Theo ngành nghề

ACB - Hà Nội không cho vay đối với các khách hàng kinh doanh những ngành nghề: Ngành nghề kinh doanh hay kinh doanh những mặt hàng pháp luật cấm; Các ngành hoạt động dịch vụ: Dịch vụ tắm hơi, massage, các ngành dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự ...Vay vốn để đầu cơ kinh doanh bất động sản...

& Tài sản đảm bảo

Các tài sản được ACB - Hà Nội chấp nhận làm TSĐB cho khoản vay bao gồm: (1) Sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi, các chứng từ có giá khác do ACB hay các ngân

Một phần của tài liệu 059 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH hà NỘI,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w