1.2. Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.3. Nội dung chính sách phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp
Đe đạt được mục tiêu phát triển tín dụng thì NHTM phải hoạch định được chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là những mưu tính, quyết sách đối với những vấn đề trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài. Trong quá trình tồn tại và phát triển các NHTM phải xây dựng cho mình một chiến lược hoạt động lâu dài và các chiến lược hoạt động cho từng thời kỳ cụ thể nhằm phát huy tối đa thế mạnh và khả năng của mình cũng như hạn chế những điểm yếu. Nội dung của chiến lược kinh doanh:
1.2.3.1. Chính sách huy động vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản của các NHTM nhằm thu hút vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của mình. Các NHTM thường huy động vốn từ: dân cư, các tổ chức kinh tế, các NHTM và các TCTD khác và ngân hàng trung ương. Vốn huy động đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động của các NHTM: vốn là cơ sở để ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động của các NHTM,... Để tồn tại và phát triển, ngoài vốn chủ sở hữu, các ngân hàng phải chú trọng tới việc tăng trưởng nguồn vốn nghĩa là phải có những chính sách huy động hợp lý. Chính sách huy động vốn của ngân hàng có thể hiểu đó là những công cụ, cách thức, phương pháp và chương trình cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của cá nhân, các tổ chức và từ đó gửi tiền vào ngân hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
1.2.3.2. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Chính sách khách hàng. Để xây dựng chính sách khách hàng ngân hàng
cần xác định được nhóm khách hàng mục tiêu. Mỗi ngân hàng phải xây dựng được một chính sách khách hàng sao cho phù hợp với điều kiện của chính ngân hàng mình. Đồng thời chính sách đó phải phù hợp với định hướng phát triển doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Đồng thời phải nâng cao chất lượng cơng tác xếp hạng DNNVV từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp.
Chính sách sản phẩm. Chính sách sản phẩm bao gồm những quyết
định, biện pháp nhằm làm sản phẩm dịch vụ của ngân hàng phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh và đạt được mục tiêu đề ra. Chính sách bao gồm những hướng dẫn, quy định, những phương thức lập ra để phụ giúp cho những nỗ lực nhằm đạt tới những mục tiêu đề ra. Chính sách sản phẩm là bộ phận quan trọng trong chiến lược marketing hỗn hợp của ngân hàng. Giúp cho ngân hàng có định hướng trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tạo sự khác biệt cho sản phẩm của ngân hàng và phối hợp tốt các nguồn lực trong việc hoàn thiện sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Chính sách lãi suất. Lãi xuất là giá cả quyền được sử dụng vốn vay
trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Thơng thường chính sách lãi suất được quy định theo xu hướng lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất tiền vay và lãi suất tiền vay nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp, đồng thời lãi suất tiền gửi phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát. Điều nay nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiết kiệm, lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chính sách lãi suất còn tùy thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng ở mỗi quốc gia, sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận ngân hàng mà vừa đảm bảo các chỉ tiêu của chính sách quốc gia. Hiện nay, các NHTM thường sử dụng chính sách lãi suất thả nổi.
1.2.3.3. Chính sách phịng ngừa rủi ro
Trong quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt quan tâm. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chính là một nhân tố quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng. Đe phòng ngừa rủi ro tín dụng ngân hàng có thể chọn một trong các biện pháp sau, hoặc cũng có thể kết hợp các biện pháp với nhau: tuân thủ quy trình tín dụng nhất là khâu thẩm định khách hàng, xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng. Các giải pháp phòng ngừa, phân tán và bù đắp rủi ro, đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất của cán bộ tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, sử dụng các nghiệp vụ phái sinh.
1.2.3.4. Chính sách con người
Trong bất cứ một hoạt động nào, bên cạnh những máy móc, những thiết bị tiên tiến, con người vẫn ln đóng vai trị rất lớn cho sự thành cơng vì vậy nói đến sự phát triển hoạt động tín dụng khơng thể không kể đến những đóng góp, tác động của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng, là cầu nối cho khách hàng tiếp cận đến các khoản tín dụng của ngân hàng. Do đó địi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức, hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có trình độ tổng quát, có khả năng phát hiện, phân tích vấn đề, giám sát khách hàng tốt thì mới có thể đảm bảo chất lượng tín dụng.
Đối với cán bộ tín dụng, ngồi vấn đề về trình độ thì tác phong, thái độ làm việc cũng rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng thơng thạo nghiệp vụ, nhanh nhẹn, linh động trong giao tiếp ứng xử với khách hàng chính là yếu tố làm tăng khả năng thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Cán bộ tín dụng nếu quá nguyên tắc, cứng nhắc khi làm việc sẽ gây cảm giác, ấn tượng không tốt cho khách hàng. Mặt khác nếu quá dễ dàng tang quá trình thẩm định, cũng như giám sát khách hàng có thể sẽ gây ra rủi ro, tổn thất cho bản thân ngân hàng.
1.2.3.5. Chính sách cơng nghệ
Cơng nghệ và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cho quá trình thu thập dữ liệu, phân tích, xử lý và quản lý thông tin hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian cho quá trình này từ đó cho phép ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác công nghệ trang thiết bị hiện đại còn giúp cho các giao dịch diễn ra chính xác, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Như vây ngân hàng không những đạt được mức tăng trưởng tín dụng mà còn hạn chế được rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
1.2.3.6. Chính sách mạng lưới và quảng bá
Mạng lưới hoạt động quyết định tới khả năng tiếp cận của khách hàng đồng thời tác động đến khả năng giám sát, theo dõi của ngân hàng với khách hàng. Do đó một mạng lưới phù hợp với tiềm lực của ngân hàng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ đó góp phần phát triển tín dụng.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhân tố về trình độ marketing là không thể không đề cập đến. Ngân hàng cần xây dựng một chiến lược marketing hợp lý và hiệu quả để chiếm lĩnh được thị trường, phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV, nâng cao lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng.
1.2.3.7. Công tác quản lý tín dụng đối với DNNVV a. Quy trình cấp tín dụng
Một quy trình cấp tín dụng căn bản bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn. Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc với khách hàng.
Bước 2: Phân tích tín dụng, là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay, hoàn trả nợ vay
Bước 3: Ra quyết đinh tín dụng, trong khâu này ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Bước 4: Giải ngân, ở bước này ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Bước 5: Giám sát tín dụng, nhân viên tín dụng thường xuyên sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Hệ thống kiểm soát nội bộ có một vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp nói chung và của một tổ chức tín dụng nói riêng. Cuối những năm 80, khi một loạt các công ty của Hoa Kỳ bị đổ vỡ, người ta đã xác minh được nguyên nhân chính của sự đổ vỡ là do hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty này yếu kém. Kể từ đó, khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ra đời và tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng hiện đại trên thế giới ngày càng quan tâm đến mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Vậy hệ thống kiểm sốt nội bộ là gì?
Theo định nghĩa của Viện Kiểm toán quốc tế, “Hệ thống kiểm soát nội bộ” là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra
Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm các mục tiêu: Bảo đảm cho ngân hàng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra; Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thơng tin tài chính và phi tài chính; Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế và hiệu quả; Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra.