Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 057 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH CHI NHÁNH THĂNG LONG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 115 - 121)

3.4. Một số kiến nghị

3.4.3. Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều quan trọng, chủ yếu là những nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp. Một thực tế hết sức bất cập đó là doanh nghiệp thì thiếu vốn trong khi đó ngân hàng đang thừa vốn không cho vay được, không phải là ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp vay mà ngân hàng e ngại doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ. Vì thế để khai thơng rào cản gây ách tắc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp thì các ngân hàng phải chú ý giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, DNNVV phải có giải pháp tạo vốn tự có

Hiện nay, cơ cấu vốn của nhiều doanh nghiệp chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn đi vay từ bên ngoài, từ ngân hàng trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả Nhà nước và ngồi quốc doanh nói chung cịn cao. Điều đó dẫn đến: Doanh nghiệp bị quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, vay được vốn ngân hàng thì hoạt động được, khơng vay được vốn

ngân hàng thì khơng hoặc khó hoạt động. Theo nguyên lý về cơ bản cơ cấu tài chính doanh nghiệp cũng như thực tế doanh nghiệp các nước có nền kinh tế thị trường đích thực, thì nguồn vốn ngân hàng trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp chỉ mang tính bổ sung nguồn vốn thiếu hụt. Thông thường chỉ chiếm 30% trong tổng nguồn vốn. Doanh nghiệp có thể huy động, tạo lập nguồn vốn khác nguồn vốn ngân hàng như vốn tự có của chủ doanh nghiệp; vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động qua phát hành trái phiếu... Như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn tự có sẽ là cơ sở bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn.

Thứ hai, các doanh nghiệp phải xây dựng được phương án kinh doanh

có hiệu quả, có tính khả thi.

Phương án khả thi là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng khơng lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, mơi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn, hiệu quả.

Thứ ba, coi trọng phát triển nguồn nhân lực

Như đã đưa ra ở chương 1, nguồn nhân lực của DNNVV kể cả lao động và chủ doanh nghiệp phần lớn là chưa được đào tạo một cách cơ bản, chủ yếu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như học sinh, bộ đội xuất ngũ, cán bộ về hưu, lao động dư dôi trong các doanh nghiệp Nhà nước... Nên họ cịn bị hạn chế về chun mơn, kỹ thuật và quản lý. Về lâu dài, cần trên cơ sở

chiến lược phát triển, cơ cấu ngành nghề mà xây dựng chính sách đào tạo nhân lực.

Trong điều kiện nguồn ngân sách cịn hạn hẹp, cần thực hiện chính sách xã hội hố cơng tác dạy nghề, có cơng, có tư. Nhà nước thống nhất quản lý tiêu chuẩn đào tạo, các DNNVV phải bỏ chi phí đào tạo nguồn nhân lực của mình. Đồng thời doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo do các tổ chức quốc tế tài trợ thơng qua các chương trình dự án.

Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng và cấp bách đối với DNNVV là vấn đề hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đó sẽ là cơ hội vừa là thách thức đối với các DNNVV. Vì vậy các DNNVV cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế, khai thác thị trường phù hợp. Cuối cùng là doanh nghiệp phải tự đánh giá nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, lo cho mình trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước.

KẾT LUẬN•

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một chủ trương lớn của Đảng sau khi gia nhập WTO, bên cạnh những thuận lợi chưa từng có, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang đứng trước những thách thức to lớn. Đe tiếp tục phát triển, cần nhận rõ các ưu thế lẫn rào cản. Từ số liệu thực tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh khi cung cấp các khoản vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ta thấy thực trạng là doanh nghiệp cần vốn, ngân hàng thì cần cho vay, nhưng hai bên vẫn loay hoay tìm đờng đến với nhau.

Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp phát triển tín dụng đối với

doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh- chi nhánh Thăng Long” mong muốn đưa ra

những giải pháp giúp ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả nhất và doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của mình.

Luận văn đã nêu bật những vấn đề cơ bản về vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế, về khái niệm, đặc điểm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở phân tích đánh giá đúng trực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh- chi nhánh Thăng Long, từ đó tìm ra những hạn chế và những nguyên nhân gây ra để từ đó đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tuy nhiên việc phát triển hiệu quả đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là một vấn đề lớn, cần có hệ thống các giải pháp và các điều kiện

thực hiện đồng bộ. Do đó trong bản luận văn này, tơi chỉ mong muốn đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đe giải pháp được thực thi và phát huy tác dụng thì cần có sự nỗ lực từ bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có sự quan tâm phối hợp hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại cũng như các cấp, các ngành có liên quan.

Do hiểu biết bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên bản luận văn khơng thể tránh khỏi một số khiếm khuyết, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo cũng như bạn đọc quan tâm đến đề tài để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012 và phương hớng nhiệm vụ năm 2013 của HDBank Thăng Long.

[2] . Bản báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2010- 2012 của HDBank Thăng Long.

[3] . Business Eddge (2009), Đào tạo nguồn nhân lực, Nhã xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

[4] . Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kế

hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011-2015 và kế hoạch hành động triển khai, Hà Nội.

[5] . Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, Hà Nội.

[6] . Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân

hàng,

Hà Nội.

[7] . Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Tín dụng thơng mại, Hà Nội. [8] . Luật số: 47/2010/QH12 "Luật các tổ chức tín dụng".

[9] . Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 03/2013/TT - NHNN.

[10] . Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[11] . Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội.

[12] . PGS.TS Hồng Cơng Thi, Phạm Thị Hồng Vân (2008), Tạo lập mơi

trường tài chính bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, NXB Tài

chính, Hà Nội.

[13] . Tạp chí ngân hàng số 12/2012, 01/2013

[14] . Trần Văn Nam, Lê Hải Anh (2008), Những quy định pháp luật về doanh

nghiệp nhỏ và vừa, NXB Lao động, Hà Nội

[15] . TS Trần Xuân Hào, TS Lê Bá Xuân (2009), TS Nguyễn Hữu Thắng,

Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

[16] . Uông Đông Hưng (2010), Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 057 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH CHI NHÁNH THĂNG LONG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 115 - 121)