1.2. Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng ngân
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan
a. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh có vai trị vơ cùng quan trọng trong cơ chế thị trường. Nó chỉ rõ hướng đi của mỗi ngân hàng trong một khoảng thời gian tương đối dài (từ 5 năm trở đi), về định hướng phát triển các mặt nghiệp vụ, các nhóm khách hàng mục tiêu và các mục tiêu cần đạt được. Trong quá trình thực hiện, chiến lược kinh doanh được cụ thể hóa thanh các kế hoạch ngắn hạn, các bước đi cụ thể với các chính sách về sản phẩm, dịch vụ, chính sách khách hàng,... và các giải pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra. Chính vì vậy chiến lược kinh doanh của ngân hàng sẽ quyết định khả năng phát triển của các mảng dịch vụ cụ thể. Nếu một ngân hàng thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, quyết tâm dẫn đầu trong thị trường cho vay DNNVV thì ngân hàng sẽ tập trung tối đa nguồn lực cho hoạt động tín dụng DNVVV: Nghiên
cứu để đưa ra một danh mục sản phẩm đa dạng, đơn giản và rút ngắn thời gian ra quyết định cho vay, đa dạng hố các hình thức cho vay sao cho phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, thực hiện marketing rầm rộ trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng... Và lúc đó hoạt động tín dụng DNNVV sẽ có điều kiện để phát triển nhanh chóng
b. Năng lực quản trị rủi ro tín dụng
Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro tín dụng là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý điều hành phải đặc biệt quan tâm. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Rủi ro tín dụng khơng chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, đồng tài trơ. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chính là một nhân tố quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng.
c. Quy trình và thủ tục cấp tín dụng
Việc xác lập một quy trình tín dụng và khơng ngừng hồn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng thương mại. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: làm cơ sơ cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng; làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
d. Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là một khâu quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Khâu kiểm soát nội bộ cung cấp các thông tin về thực trạng kinh doanh
tại từng bộ phận, từng chi nhánh của ngân hàng từ đó đưa ra các giải pháp duytrì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh nhưng vẫn phù hợp với các chính sách, quy trình đề ra. Nhờ có sự phát hiện kịp thời nguyên nhân của các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện khoản vay, ngân hàng có thể sớm đưa ra những phương án, biện pháp khắc phục từ đó nâng cao khả năng phát triển tín dụng.
e. Nhân tố con người
Trong mọi nguồn lực, nguồn nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của hoạt động kinh doanh. Năng lực, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý và CBTD quyết định rất lớn tới sự thành công trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Một ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh tốt trước hết phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý là những người giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, đạo đức tốt. Đồng thời, các CBTD phải nắm chắc nghiệp vụ, có kiến thức về kinh tế- xã hội, pháp luật, trung thực, có thái độ phục vụ khách hàng tốt.
f. Năng lực huy động vốn ngân hàng
Năng lực huy động vốn của ngân hàng là khả năng tạo lập và phát triển nguồn vốn nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng. Huy động vốn và cho vay có mối quan hệ mật thiết với nhau nên năng lực huy động vốn của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng như cầu vay vốn của các khách hàng, sự phù hợp giữa các kỳ hạn huy động vốn với các kỳ hạn cho vay, từ đó ảnh hưởng đến phát triển tín dụng.
g. Trình độ cơng nghệ ngân hàng
Với tốc độ phát triển của nền khoa học- kĩ thuật trong ngành ngân hàng- tài chính, nếu cơ sở hạ tầng công nghệ của một ngân hàng kém phát triển, toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong đó việc phát triển tín dụng có thể
chịu ảnh hưởng lớn. Do đó yêu cầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng được đặt ra cấp thiết, giúp tăng cường khả năng quản lý, thu thập và xử lý thông tin, phục vụ hiệu quả, nhanh chóng cho việc ra quyết định trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, hiện đại hóa cơng nghệ làm tăng năng lực của ngân hàng trên mọi hoạt động như khả năng thu hút vốn, mở rộng sản phẩm dịch vụ mới, phát triển hệ thống thanh toán hiện đại , đảm bảo luân chuyển vốn nhanh, kịp thời, bí mật và an tồn.
g. Vấn đề thơng tin tín dụng
Thơng tin tín dụng giúp cho người quản lý đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và tồn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao giúp nâng cao chất lượng tín dụng từ đó tạo đà phát triển tín dụng. Thơng tin tín dụng về khách hàng có thể thu được từ nhiều kênh: từ cơ quan quản lý thông tin của hệ thống NHTM ( đặc biệt là Trung tâm thông tin tín dụng); trực tiếp từ nguồn có sẵn tại ngân hàng như hồ sơ vay vốn, hồ sơ mở tài khoản...; từ khách hàng; từ các nguồn thông tin khác như phương tiện truyền thông,.
1.2.5.2. Các nhân tố khách quan a. Yeu tố kinh tế
“Sức khoẻ” của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng. Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế thì nền kinh tế hiện nay là rất khó dự đốn, hầu hết các dự đoán của các nhà kinh tế giỏi trên thế giới và các dự báo của các nước đều khơng chính xác và trong năm (năm 2012) phải chỉnh lại nhiều lần về dự đốn của mình. Điều này minh chứng vai trò của ngân hàng càng được thể hiện rõ, là thuyền trưởng chèo lái con thuyền. Một nền kinh tế ổn định, khơng có biến động mạnh sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng
phát triển dịch vụ cho vay của mình đối với DNNVV. Đồng thời các DNNVV cũng đảm bảo được khả năng thanh tốn của mình đối với ngân hàng tạo cơ sở lòng tin cho ngân hàng cho những lần vay tiếp theo.
b. Yếu tố chính trị - pháp luật
Mọi hoạt động của các cá nhân hay các tổ chức nào đó sống và làm việc trong lãnh thổ của một đất nước đều phải tuân thủ những chính sách pháp luật mà nước đó đề ra, và ngân hàng cũng không phải ngoại lệ, cũng phải hoạt động theo luật pháp và chính sách của nhà nước đề ra. Vì vậy mà một quốc gia có mơi trường chính trị, pháp luật ổn định, rõ ràng, bền vững sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, thu hút nguồn đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài. DN phát triển lành mạnh, tăng thu nhập tạo được lòng tin tới ngân hàng làm tăng khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
c. Yếu tố khoa học công nghệ
Một môi trường kinh doanh có kỹ thuật công nghệ phát triển thì khơng có lý nào mà chính các DNNVV không tự đổi mới chính mình, đổi mới công nghệ. Các DNNVV buộc phải đổi mới công nghệ máy móc để có thể theo kịp với sự phát triển chung của toàn xã hội cũng như tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất ra sản phẩm không cao để có thể cạnh tranh với các DN khác cũng như cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại khác. Để có thể đổi mới công nghệ máy móc thì các DNNVV phải tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tạo điều kiện cho tín dụng ngân hàng mở rộng và phát triển thêm.
d. Yếu tố văn hóa - xã hội
Nước ta vẫn cịn trong q trình quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, nên việc tiêu dùng hay làm việc vẫn theo thói quen sống ở nơi mình đang cư trú. Và hoạt động của DNNVV cũng như ngân hàng cũng có phần nào bị ảnh
hưởng của hoạt động này. Ngoài yếu tố thói quen nêu trên thì việc phát triển tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV cũng còn phụ thuộc gián tiếp vào trình độ dân trí. Nơi nào có trình độ dân trí cao thì ở đó có mức sống cao hơn, khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ cao hơn tạo điều kiên cho DNNVV tiêu thụ hết sản phẩm mình đã sản xuất ra, tăng thu nhập cho DN từ đó đảm bảo khả năng chi trả của DN tới ngân hàng và làm tăng khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng tới DNNVV. Bên cạnh đó thì yếu tố đạo đức cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định cho vay của ngân hàng vì ngân hàng quyết định giải ngân tín dụng dự trên cơ sở lòng tin. Vì vậy mà DNNVV được xếp hạng tốt sẽ tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn. Các DNNVV đảm bảo được yếu tố này cũng sẽ dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn hơn tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hình thức tín dụng này.
Trên đây là một số yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng cung cấp tín dụng ngân hàng cho cho các DNNVV. Sau đây là những nhân tố khách quan có ảnh hưởng đến việc cấp TDNH của NH.
e. Yếu tố thuộc về khách hàng
Trình độ quản lý, quản trị của DNNVV trong bối cảnh hiện nay còn yếu kém. Các DNNVV không chỉ thiếu năng lực quản lý và các nguồn thông tin cần thiết về các chính sách mới của chính quyền, của ngân hàng, thông tin sản phẩm trên thị trường đều khơng cập nhật và thiếu chính xác.
Khả năng lập được phương án sản xuất kinh doanh theo đúng tiêu chuẩn của ngân hàng yêu cầu không đảm bảo. Chính điều này đã không gây được lòng tin tưởng cho ngân hàng để ngân hàng cấp tín dụng cũng như phát triển dịch vụ tín dụng của mình đối với thị trường tiềm năng này.
Trình độ cơng nghệ thấp, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu nên chất lượng hàng hoá và sản phẩm dịch vụ không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tác doanh nghiệp lớn trong mối liên kết sản xuất, nhất là công nghiệp phụ trợ chính điều này cũng hạn chế DNNVV tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.
Năng lực quản lý kinh doanh của chủ DN còn thấp, yếu kém. Do hầu hết các DNNVV được thành lập chủ yếu do cá nhân tự đứng lên thành lập, trình độ học vấn khơng cao, nên khả năng lắm bắt tình hình kinh tế cũng như trình độ quản lý doanh nghiệp không được tốt, tầm nhìn khơng cao, không tạo được lòng tin đối với ngân hàng do vậy khả năng thu hút vốn là kém hơn so với các cơng ty lớn và các tập đồn.
Sự đổ vỡ của các DNNVV trong thời gian gần đây, theo dự báo của nhiều chuyên gia, quý IV năm 2012 và đầu năm 2013 có thể có nhiều doanh nghiệp sẽ biến mất khỏi thị trường, hiệp hội DNNVV cũng cho biết, có khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Trong tháng 3 này, trong tổng số 20% DNNVV đứng bên bờ vực phá sản đã có 9000 DN công bố phá sản giải thể và hơn 3000 DN phải ngừng sản xuất kinh doanh. Và cho đến giữa năm 2013 DN khó có thể tiếp tục sản xuất lên tới 30 - 50% so với con số 20% trước đây (số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)).Ngoài ra cịn có 60% DNNVV trong hiệp hội các DNNVV đang chịu tác động của nền kinh tế nên sản xuất giảm sút. Chính bản thân DN cũng khơng có tài sản thế chấp khi vay vốn, với những thông tin trên đã làm cho các nhà ngân hàng cũng dè chừng hoạt động cho vay của mình đối với DNNVV.