KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu 070 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc THĂNG LONG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 42 - 45)

HÀNG HÀNG THƯƠNG MẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1 Kinh nghiệm từ Thái Lan

Trong bối cảnh nền kinh tế những năm 1997, Châu Á thu hút gần một nửa tổng số vốn nước ngoài dành cho những nước đang phát triển. Các nền kinh tế Đông Nam Á có tỷ lệ lợi tức cao, đặc biệt có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao. Kết quả là nhiều nền kinh tế trong khu vực nhận được một lượng lớn “tiền nóng” và kinh qua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ. Cùng lúc, nhiều nền kinh tế trong khu vực như Thái Lan, Philipine, Indonesia, Singapore có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, đạt được 8%-12% GDP liên tục trong khoảng thời gian cuối thập niên 1980 và đầu những năm thập niên 1990.

Cuộc khủng hoảng châu Á cũng đã khởi đầu giữa năm 1997 và nó đã gây ảnh hưởng đến tiền tệ, thị trường chứng khoán và giá cả tài sản khác của các nền kinh tế ở Đông Nam Á. Khởi sự bằng một loạt các sự kiện ở châu Mỹ La Tinh, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng đồng pêsô của Mexico năm 1994, các nhà đầu tư phương Tây mất tin tưởng vào sự an toàn ở Đông Á và bắt đầu rút vốn về, tạo ra một hiệu ứng domino (rút tiền ồ ạt).

Cùng thời gian, những sự thiếu hụt lớn trong các tài khoản vãng lai tư nhân xảy ra tại Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc và tiền bảo dưỡng những tỷ

giá hối đoái ngân hàng cố định lại khuyến khích việc vay ngoài nước (extemal borrowing), do đó đã dẫn đến sự lệ thuộc lớn vào ảnh hưởng của những rủi ro trong tỷ giá hối đoái kể cả trong bộ phận kinh tế tài chính (flnancial sector) và bộ phận liên hiệp công ty (corporate sector). Vào khoảng giữa những năm 1990, hai nhân tố trên khởi sự thay đổi tình hình kinh tế của họ. Trong khi nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (U.S.Federal Reserve Bank), dưới sự lãnh đạo của Alan Greenspan, bắt đầu nâng tỷ lệ lợi tức của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát. Tình trạng này làm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn để đầu tư hơn là các nước ở Đông Á, và do đó gây nên những luồng hùn vốn dồi dào thông qua những tỷ lệ lợi tức ngắn kỳ hạn cao và nâng giá đồng Đô La Mỹ, làm cho đồng tiền của các nước Đông Nam Á đứng nguyên, gây ra tình trạng kém cạnh tranh trong xuất khẩu ở các nước này. Cũng trong thời gian này, mùa xuân năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, giảm giá trị địa vị tài khoản vãng lai của họ.

Một trong những yếu tố căn bản dẫn đến cuộc khủng hoảng là tình trạng xấu đi nhanh chóng của bảng cân đối kế toán ngân hàng mà nguyên nhân trực tiếp là từ những khoản vay không có khả năng thanh toán ngày càng tăng. Khi những quốc gia, đặc biệt ở khu vực Đông Á, bắt đầu nới lỏng các quy định với thị trường tài chính vào đầu những năm 1990, một làn sóng vay dâng lên rất cao, trong đó, hoạt động cho vay tín dụng với các khu vực kinh doanh phi tài chính tư nhân tăng đặc biệt nhanh. Cũng đồng thời do khả năng giám sát yếu của các cơ quản điều hành pháp lý ngân hàng, bản thân ngân hàng thiếu chuyên gia trong việc theo dõi và giám sát hành vi của đối tượng vay, những khoản lỗ do nợ xấu bắt đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực của ngân hàng. Nguồn lực bị bào mòn, ngân hàng không còn

đủ khả năng cho vay, khi hoạt động cho vay không còn được tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế bị thu hẹp là điều dễ hiểu và tất yếu.

Mặc dù có bề dầy hoạt động hàng trăm năm nhưng vào năm 1997 - 1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vần bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ.

Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng.

Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các ngân hàng Bangkok bank và Siam comercial bank (SCB). Còn quy trình cho vay của Kasikorn bank lại được tống kết như sau: tiếp xúc khách hàng/phân tích tín dụng/thẩm định tín dụng/đánh giá rủi ro/quyết định cho vay/thủ tục giấy tờ hợp đồng/đánh giá chất lượng, xem lại khoản vav.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997 - 1998). Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Nhưng giờ đây, nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách/hiệu quả kinh doanh/mục đích vay/dòng tiền và khả năng trả nợ/khả năng kiểm soát vay/năng lực quản trị và điều hành/thực trạng tài chính...

Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay. Điển hình cho hình thức này là Siam City Bank hay Kasikorn Bank.

Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người,

một nhóm người hay hội đồng quản trị. Ví dụ: >10 triệu Baht: 1 người chịu trách nhiệm; ≥ 100 triệu Baht: phải qua 2 người chịu trách nhiệm; ≥ 3 tỷ Baht phải do hội đồng quản trị quyết định.

Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro".

Một phần của tài liệu 070 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc THĂNG LONG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w