2.2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
2.2.1 Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Việt Nam - Chi nhánh Bắc thăng Long
Thời kỳ từ năm 2013 trở về trước, mô hình tín dụng của NHCT vẫn là mô hình phân tán với việc các chi nhánh có đầy đủ chức năng kiêm nhiệm giữa kinh doanh, quản trị rủi ro, kiểm tra giám sát. Quyền phán quyết của các chi nhánh rất lớn (từ 100 tỷ đồng trở lên),...các bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập đều thuộc chi nhánh và nhiều khi hoạt động theo chỉ đạo,...Việc quản lý toàn hệ thống chủ yếu dựa trên các báo cáo của chính chi nhánh nên thiếu chính xác, minh bạch và chưa kịp thời.
Từ năm 2013, NHCT chuyển đổi mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II và được triển khai trên toàn hệ thống, trong đó NHCT CN Bắc Thăng Long.
Mô hình này dựa trên nguyên tắc “Ba vòng kiểm soát” bao gồm:
- Vòng 1: các đơn vị, cá nhân thuộc khối kinh doanh chịu trách nhiệm đe
xuất cấp tín dụng dap ứng tiêu chí cấp tín dụng và chịu trách nhiệm chính quản lý
rủi ro tín dụng tại đơn vị của mình đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật,
của NHCT, cân bằng lọi nhuận và rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro, các định hướng tín dụng và các quy định, quy trình quản lý rủ ro tín dụng của NHCT.
- Vòng 2: bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và kiểm soát tuân thủ chịu trách nhiệm giám sát độc lập vòng kiểm soát thứ nhất và quản lý rủi ro tín dụng. Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng bao gồm xây dựng chính sách tín dụng và quản lý rủi ro danh mục tín dụng, tái thẩm định đề xuất cấp tín dụng từ các đơn vị kinh doanh; xây dựng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng là công cụ trợ giúp các đơn vị kinh doanh đánh giá và lựa chọn khách hàng.
của NHCT. Bộ phận kiểm toán nội bộ đảm bảo độc lập về tổ chức với Ban điều hành, báo cáo trực tiếp lên Ban kiểm soát Hội đồng quản trị, đảm bảo việc đánh giá khách quan và không bị hạn chế đối vói các nhân sự và hoạt động của Ban điều hành, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.
Các bộ phận chuyên trách hoạt động theo các quy chế, quy định do Hội đồng Quản trị đề ra và tuân thủ các nguyên tắc và quy trình nghiệp vụ do Tổng Giám đốc ban hành, thực hiện quản lý rủi ro đối với mọi cấp và trên toàn diện các hoạt động tác nghiệp.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tín dụng chi tiết theo chuẩn Basel II tại NHCT
Theo sơ đồ, mô hình tín dụng mới của NHCT có sự chuyển đổi căn bản theo hướng quản trị tập trung, thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, thu hẹp quyền phán quyết của Chi nhánh. Hiện nay, mỗi khoản tín dụng tùy vào quy mô được phân quyền phán quyết cho các cấp khác nhau. Miic phân quyền được trụ sở chính giao tùy thuộc vào kết quả chấm điểm xếp h^g và chất lượng tín dụng của từng chi nhánh. NHCT CN Bắc Thăng Long hiện tại được xếp chi nhánh loại 3.
Bảng 2.4: Phân quyền phán quyết tín dụng của NHCT từ 05/2014
Thứ hai, tách biệt bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc chi nhánh, chuyển tập trung thành trung tâm thẩm định trực thuộc trụ sở chính, kiểm soát các khâu thẩm định quyết định tín dụng và giải ngân với các món vay vượt thẩm quyền. Việc này sẽ tách biệt giữa bộ phận kinh doanh tại chi nhánh và bộ phận thẩm định quyết định cấp tín dụng để đảm bảo minh bạch, khách quan trong cấp và quyết định tín dụng đồng thời kiểm soát được rủi ro tổng thể, rủi ro ngành nghề,... Trong giai đoạn chuyển giao hiện tại, chi nhánh vẫn có quyền quyết định với các món vay trong thẩm quyền được trụ sở chính giao.
Thứ ba, tăng cường hiệu quả của vòng kiểm soát thứ 2 bằng việc thành lập chốt chặn kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh, chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát quá trình cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy trình quy chế của NHCT, đồng thời là cánh tay kéo dài vừa thông tin lên cấp trên và truyền tải thông tin từ cấp kiểm soát trên xuống đảm bảo vận hành cả hệ thống hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
2.2.1.2 Nhận biết rủi ro tín dụng
Hiện nay, NHCT đã tiến hành đánh giá rủi ro tín dụng hiện hữu trong các thị trường mục tiêu và theo các tiêu chí cấp tín dụng định kỳ ít nhất một lần một năm để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành,... Một SO tiêu chí đánh giá được sử dụng như sau:
- Quoc gia: đánh giá rủi ro quốc gia dựa trên mức xếp hạng tín nhiệm do các tổ chức xếp hạng uy tín như s&p, Moody’s, Fitch Rating cung cấp. NHCT đi sâu đánh giá các nhân tố rủi ro như: rủi ro chính trị, rủi ro nen kinh tế, rủi ro ngoại hối,...
- Khu vực địa lý trong một quốc gia: đánh giá dựa trên tiềm năng, thế mạnh và những bất lợi của khu vực trong mối tương quan với nền kinh tế quốc gia.
- Ngành hàng: tiêu chí đánh giá phải tính đen hiệu quả hoạt động trong quá khứ và dự báo triển vọng tương lai của ngành kinh doanh trong từng quốc gia hoặc của ngành xét trên phạm vi toàn cầu (đặc biệt với những ngành lớn như dầu khí, vận tải biển, viễn thông,...) để từ đó đánh giá tác động của những dự báo này tới khả năng của công ty trong ngành thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
- Phân khúc khách hàng: tiêu chí phân loại khách hàng có thể bao gồm: khách hàng vay kinh doanh (Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân/hộ gia đình kinh doanh,...) và Khách hàng cá nhân vay tiêu dùng (phân chia theo mức thu nhập: cao, trung bình, thấp). Do đặc thù riêng, các khối khách hàng của NHCT sẽ tự đưa ra các tiêu chí lựa chọn, Phương pháp sàng lọc khách hàng, biện pháp giảm thiểu rủi ro của khối khách hàng đó.
Đối với từng khách hàng cụ thể, mỗi cán bộ tín dụng cũng tiến hành đánh
giá phân tích theo các tiêu chí định lượng (như các chỉ tiêu phân tích tài chính khách hàng,...) và định tính (các chỉ tiêu về tư cách, thiện chí trả nợ, năng lực, thu nhập và khả năng thực hiện phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo,...) để có thể nhận biết các rủi ro có thể phát sinh khi cấp tín dụng cho khách hàng.
ROA; ROE;... 2 Phân tích cơ câu và
biến động tài sản - nguồn vốn
- Phân tích cơ câu tỷ trọng, biến động tăng giảm của các khoản mục tài sản và nguồn vốn.
3 Phân tích nguồn tài trợ
- Phân tích sự biến động của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán để thây được việc sử dụng nguồn vốn và nguồn tài trợ vốn từ đâu.
4 Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán: hệ số thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay (dựa trên lưu chuyển tiền tệ), vốn lưu chuyển, ...
- Nhóm cơ câu vốn và đòn bẩy tài chính: hệ số tự tài trợ, hệ số nợ, hệ số đòn bẩy tài chính, nợ dài hạn/vốn chủ, ...
- Khả năng hoạt động: vòng quay tổng tài sản, vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, thời gian thanh toán công nợ, ...
- Chỉ tiêu đánh giá dòng tiền: lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần và trên vốn chủ, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài chính.
5 Phân tích đảm bảo nợ vay dựa trên tình
hình tài chính
- Đánh giá giá trị tài sản được tính là đảm bảo sau khi trừ đi các yếu tố có thể làm giảm giá trị, Vốn chủ sở hữu tham gia vào kinh doanh và các khoản phải trả khác xem có đáp ứng được các nghĩa vụ nợ vay ngân hàng hay không.
2.2.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng
Hiện nay, NHCT đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, rồi căn cứ vào SO điểm đã chấm để phân loại khách hàng vào hạng rủi ro phù họp.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHCT bao gồm các cấu phần: (i) bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, (ii) chương trình phần mềm chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng trên hệ thống, (iii) quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, (iv) hệ thống thông tin báo cáo.
Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng được sử dụng để làm căn cứ ra quyết định cấp và duy trì giới hạn tín dụng cho khách hàng, phân loại nợ theo phương pháp định tính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT, hỗ trợ xây dựng chính sách khách hàng và ứng xử tín dụng với khách hàng, hỗ trợ định giá khoản tín dụng và phục vụ các nhu cầu khác.
Việc thực hiện chấm điểm tín dụng được thực hiện khi cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng và định kỳ sáu tháng một lần kể từ thời điểm chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng gần nhất (trừ trường hợp khách hàng không còn dư nợ tín dụng tại NHCT và hết thời gian duy trì hạn mức tín dụng). Ngoài ra, cán bộ chấm điểm đột xuất khi có những diễn biến bất thường, tác động tiêu cực/tích cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hoặc khách hàng có những thay đổi về tình hình hoạt động, tài chính, khả năng trả nợ vay, uy tín trong quan hệ tín dụng với NHCT và các tổ chức tín dụng khác...
2.2.1.4 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng
- Chính sách đính hướng tín dụng từng thời kỳ: Thông qua phân tích đánh giá thị trường mục tiêu và ngành hàng định kỳ, NHCT sàng lọc và có định hướng trong việc cấp cũng như tập trung tín dụng vào các khách hàng thuộc các thị trường mục tiêu.
- Tập trung tăng trưởng mạnh, nhanh chóng mở rộng và chiếm lĩnh thị phần tín dụng với phân khúc Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Khách hàng doanh nghiệp FDI
____________________________________________ 2 Định hướng
theo khu vực/địa bàn
- Tập trung phát triển tín dụng khu vực có tiềm năng kinh tế, xã hội.
- Tập trung khai thác và phát triển các khách hàng
tiềm năng tại địa bàn, hạn chế tối đa việc thu hút khách hàng tại địa bàn khác (địa bàn được tính theo trụ sở/cơ sở sản xuất chính của khách hàng tạo ra trên 50% doanh thu của khách hàng). ____________________________________________ 3 Định hướng
theo kỳ hạn/đồng tiền
- Kiểm soát tỷ lệ cấp tín dụng trung dài hạn; chuyển dịch cơ cấu đồng tiền theo hướng tăng tỷ lệ cho vay VNĐ để nâng cao hiệu quả và sự ổn định của danh
mục tín dụng.
____________________________________________ 4 Định hướng
theo loại hình TSBĐ
- Triệt để nhận TSBĐ để tăng tỷ lệ cho vay có TSBĐ, trong đó ưu tiên nhận TSBĐ của khách hàng vay trước khi nhận TSBĐ của bên thứ ba, ưu tiên nhận TSBĐ có tính thanh khoản và tỷ lệ khấu trừ TSBĐ cao, dễ định giá, có khả năng quản lý, giám sát trước khi nhận TSBĐ có tính thanh khoản thấp (như máy móc thiết bị, kho hàng, quyền tài sản;...) nhằm 2 mục tiêu: (i) giảm tối đa chi phí trích lập dự phòng cụ thể, (ii) giảm hệ số tài sản có rủi ro, tăng tỷ lệ an toàn
vốn (CAR) cho NHCT.
____________________________________________ 5 Định hướng
theo ngành/nhu
Ngành trọng điểm, lĩnh vực ưu tiên khuyến khích: - Điện (bao gồm cả sản xuất, truyền tải và phân phối
kèm), Thương mại xăng dầu, Gas; Viễn thông (Viettel, Vinaphone, Mobifone); Điện tử (top 10 các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện tử lớn nhất), Vận tải đường sắt.
- Ngành/lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh: Dệt may (hàng may mặc; sản xuất sợi,); Giầy, dép (gia công, sản xuất xuất khẩu); Khai thác và chế biến thủy sản (tôm)
- Thương mại gạo; Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi; Sản xuất và thương mại phân bón (trừ phân Ure); Kho bãi và hoạt động hỗ trợ vận tải.
- Lĩnh vực có nhu cầu vốn ngắn hạn lớn, vòng quay vốn nhanh, vay vốn bằng VNĐ.
- Ngành thế mạnh theo đặc thù địa bàn._______________ Ngành không cấp tín dụng:
- Vận tải: Đầu tư dự án mới hoặc mua tàu vận tải hàng hóa đường biển đối với các khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải.
- Vật liệu xây dựng khác: Sản xuất, kinh doanh gạch nung bằng các loại lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
có bảo đảm Xep hạng tín dụng Từ A trở lên Từ BB trở lên Kêt quả kinh doanh 2 năm gần nhất R0E>=5%, không có lỗ lũy kế Có lãi
Không có lỗ luỹ kế (Không áp dụng đối với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế)
(trừ trường hợp: (i) có lỗ nhưng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận/có quyết định cấp bù lỗ, (ii) có lỗ theo kế hoạch do khách hàng mới thành lập/có dự án mới triển khai và đi vào hoạt động chưa quá 3 năm và có khả năng thực hiện đúng kế hoạch lỗ).
Tình hình
dư nợ Không còn nợ xấu tại bất cứ tổ chức tín dụng/Không còn nợ xử lý rủiro bằng nguồn dự phòng của NHCT_______________________________
Địa bàn Cùng địa bàn/Thuộc địa bàn giáp ranh với Chi nhánh theo quy định
Tài khoản Mở tài khoản tiền gửi tại NHCT và cam kết chuyển nguồn thu từ Phương án dự án về tài khoản tối thiểu tương đương với tỷ lệ cấp tín
dụng tại NHCT.___________________________________________
Vốn chủ sử hữu tham gia vào Phương án:___________________________________
Ngắn hạn Có hoặc không có vốn chủ sở hữu tham gia
- Có hoặc không có vốn chủ sở hữu tham gia - Đối với doanh nghiệp mới thành lập: Tối thiểu 20%; trường hợp sau đây tối thiểu 10%:
+ Cho vay vốn lưu động duy trì dự án mà NHCT đã cho vay;
+ Cho vay Công ty con mới thành lập của Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thuộc danh mục
Tổng giám đốc quy định.
_______________________________________ Trung, dài
hạn
Tối thiểu 30% - Thời hạn cho vay đến 3 năm: tối thiểu 20% - Thời hạn cho vay từ trên 3-5 năm: tối thiểu 25% - Thời hạn cho vay trên 5 năm: tối thiểu 30% - Dự án/phương án cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất: tối thiểu 5%__________________________
Nguồn: Định hướng tín dụng năm 2015 của NHCT
- Các tiêu chí cấp tín dụng: xác định loại hình và đặc điểm khách hàng mục tiêu, mức độ chấp nhận rủi ro tùy theo đặc điểm khách hàng. Tiêu chí cấp tín dụng sẽ hình thành nên đặc điểm rủi ro của danh mục tín dụng. Các tiêu chí cấp tín dụng đuợc rà soát định kỳ để phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ. Các tiêu chí tối thiểu bao gồm: triển vọng và rủi ro ngành hàng; hạng tín nhiệm của khách hàng; các điều khoản, điều kiện cấp tín dụng khác như mức cấp tín dụng SO với vốn chủ sở hữu và hạng tín nhiệm của khách hàng, mức cấp tín dụng tối đa không có TSBD và loại TSBD được chấp nhận.
Bảng 2.8: Mức cấp tín dụng SO với vốn chủ sở hữu và hạng tín nhiệm KHDN của NHCT
Nguồn: Quy định cấp Giới hạn tín dụng của NHCT