a. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tại Chi nhánh
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ phải được quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp, coi việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như một sự trợ giúp đắc lực để hoạt động tín dụng an tồn và có hiệu quả. Mặc dù bộ phận này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng giúp khôi phục lại hoặc ngăn chặn kịp thời những sai phạm mà cán bộ quan hệ khách hàng mắc phải.
NHCT cần quan tâm giám sát chặt chẽ hơn nữa để tạo môi trường kiểm soát tốt, xử lý triệt để mọi sai phạm dù lớn hay nhỏ, chỉ đạo sự phối hợp giữa các khối, phòng, ban để cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ hoạt động tốt hơn. Có như vậy mới giúp ngăn chặn được những vụ việc cho vay trái quy trình, quy định, đặc biệt có thể phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn cũng như hạn chế được phần nào thiệt hại do những nguyên nhân từ phía khách hàng gây ra,...
Mơ hình tín dụng mà NHCT hướng tới sẽ có sự hiện diện thường trực của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, bộ phận này trực thuộc
khối hỗ trợ tín dụng, là người trực tiếp soạn thảo văn bản liên quan đến hồ sơ, lưu hồ sơ tín dụng, đánh giá lại hồ sơ tín dụng đảm bảo tính đầy đủ và tuân thủ của hồ sơ. De được như vậy, NHCT cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi mơ hình khối bộ phận và kiện tồn chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan.
b. Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực chi nhánh
Thông qua hệ thống này ngân hàng sẽ xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh, đánh giá xếp loại chi nhánh, xác định mức thẩm quyền tín dụng cho các chi nhánh một cách phù hợp và chính xác hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các chi nhánh. Từ đó, ngân hàng cũng sẽ lượng hoá được mức độ RRTD theo khu vực. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra các giới hạn cấp tín dụng và kiểm sốt mức độ rủi ro cho từng chi nhánh theo từng vùng.
c. Đổi mới việc đánh giá cán bộ và bố trí cơng việc cho cán bộ
Việc đánh giá cán bộ là rất hệ trọng và phức tạp địi hỏi phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan, từ đó mới có thể bố trí sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ quan hệ khách hàng. Sử dụng đúng người, đúng việc là yếu tố đầu tiên liên quan tới việc thành hay bại của Ngân hàng. Vì thế, muốn đánh giá đúng phải có phương pháp khoa học và khách quan dựa trên cơ sở: (i) Phải nắm vững và dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ nói chung và cán bộ quan hệ khách hàng nói riêng; (ii) Phải lấy hiệu quả cơng tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ chứ không nên đề cao bằng cấp học vị.
Ve cơng tác bố trí cán bộ, hiện nay NHCT tiến hành đánh giá và luân chuyển cán bộ định kỳ 6 tháng/lần. Việc này ít nhiều gây lên xáo trộn giữa các bộ phận, các cán bộ luân chuyển chưa kịp thích nghi và ảnh hường đến
chất lượng hoạt động quan hệ khách hàng. Đo đó, NHCT cần có chính sách điều chỉnh và bố trí cán bộ phù họp hơn dựa trên năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. Chỉ thực hiện luân chuyển cán bộ chưa đáp ứng được vị trí yêu cầu và kéo dài thời gian luân chuyển cán bộ để kịp thích nghi.
Thường xuyên giám sát, nghiêm khắc sa thải các cán bộ quá yếu kém về nghiệp vụ hoặc suy thoái đạo đức. Ngân hàng nên mạnh tay loại bỏ những cán bộ làm việc không hiệu quả và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Trong những năm gần đây ngành tài chính - ngân hàng được nhiều người theo học và hiện đang dư thừa nhân lực, vì vậy ngân hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, tuyển dụng các cán bộ mới để thay thế các cán bộ yếu kém về chuyên môn và đạo đức. Tuy rằng việc biến động nhân sự có thể gây tâm lý lo ngại cho những người có ý định làm việc và đang làm việc tại NHCT, song chỉ cần thực hiện việc tái cơ cấu nhân sự nghiêm túc thì chỉ trong vài năm NHCT sẽ thanh lọc và giữ lại được các hạt nhân tốt, bổ sung những cán bộ mới phù hợp với ngân hàng, góp phần làm trong sạch mơi trường kinh doanh của ngân hàng, thúc đẩy phát triển tín dụng và kiểm sốt RRTD hiệu quả.
d. Hồn thiện mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung
Theo mơ hình tín dụng giai đoạn 2 điều chỉnh, NHCT đã thành lập phòng Đánh giá xếp hạng và Phê duyệt giới hạn tín dụng và phịng Kiểm sốt giải ngân với nhiệm vụ tái thẩm tập trung và kiểm soát giao dịch vượt thẩm quyền chi nhánh. Trong giai đoạn tới, NHCT cần tiếp tục hồn thiện mơ hình bằng việc tách các khâu phát triển khách hàng, thẩm định khách hàng, quản lý và hỗ trợ tín dụng,...theo mơ hình khối ngành dọc từ Hội sở đến chi nhánh để tăng tính độc lập trong cấp và quản lý khoản tín dụng.
từng bước rõ ràng, có các bước đệm chuyển đổi để tránh tình trạng ồ ạt, đồng thời có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực, vật lực và hạ tầng công nghệ cho chuyển đổi và hồn thiện mơ hình, tránh gây xáo trộn q nhanh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu được trình bày ở Chương 1 và những phân tích đánh giá Thực trạng phịng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long ở Chương 2, Chương 3 luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long và đưa ra các kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhằm tạo điều kiện giúp Chi nhánh thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra.
KÉT LLẬN •
Ngân hàng là một trong những cơng cụ chủ yếu giúp nhà nước thực hiện
các chính sách tiền tệ quốc gia. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng trở nên một kênh quan trọng cung ứng vốn cho cho nền kinh tế, trở thành một nhân tố góp phần khơng nhỏ vào q trình hội nhập. Bên cạnh đó q trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã đặt ra cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và NHCT CN Bắc Thăng Long nói riêng những cơ hội đồng thời khơng ít thách thức. Cùng với q trình này, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải thực hiện đổi mới không ngừng để tồn tại và phát triển. Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, mang lại phần lớn lợi nhuận
cũng như rủi ro cho ngân hàng. Chính vì lẽ đó, việc tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đang trờ thành mục tiêu mang tính trọng tâm khơng chỉ đối với NHCT mà cịn là của hầu hết các NHTM hiện nay.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn với đề tài: “Giải pháp phòng ngừa rủỉ ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long" đã hồn thảnh các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, phịng ngừa rủi ro tín dụng.
- Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của NHCT CN Bắc Thăng Long, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT CN Bắc Thăng Long qua đó đánh giá được những hạn chế và đưa ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT CN Bắc Thăng Long luận văn đã đề xuất một số giải pháp tăng cường nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng đối với NHCT CN Bắc Thăng Long.
tại NHCT CN Bắc Thăng Long, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn TS.Trần Văn Hiệu, tôi hy vọng một số giải pháp đưa ra ở đây sẽ mang tính thực tiễn cao, giúp Ban lãnh đạo NHCT CN Bắc Thăng Long có thêm ý tưởng trong công tác điều hành và quản lý rủi ro đối với hoạt động tín dụng, để hoạt động này thực sự phát triển an tồn hiệu quả góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn.
1. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long,
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015.
2. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Quyết định số 2318/QĐ-TGĐ- NHCT9 ngày 30 tháng 03 năm 2015, Quyết định của Tổng Giám đốc về
việc ban hành “Định hướng tín dụng năm 2015”.
3. Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam, Quyết định số 3063/2014/QĐ-
TGĐ-NHCT35 ngày 27 tháng 12 năm 2014, Quyết định của Tổng Giám
đốc về việc ban hành “Hướng dẫn kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng”. 4. Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam, Quyết định số 2304/2014/QĐ-
TGĐ-NHCT35 ngày 30 tháng 09 năm 2014, Quyết định của Tổng Giám
đốc về việc ban hành “Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp”.
5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Quyết định số 2305/2014/QĐ-
TGĐ-NHCT35 ngày 30 tháng 09 năm 2014, Quyết định của Tổng Giám
đốc về việc ban hành “Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân”.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
ngày 22 tháng 01 năm 2013, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
7. Frediric S. Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Tien (2013), Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê.
Hà Nội
11.Phan Thu Hà - Nguyễn Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại quản
trị
và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.
12.Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.