Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu 070 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc THĂNG LONG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 85)

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam

Định hướng hoạt động kinh doanh đến năm 2020:

- Tiếp tục giữ vững vị thế chủ lực, đi đầu trong thực thi chính sách chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và NHNN, tuân thủ pháp luật.

- Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng; đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả; cơ cấu lại danh mục đầu tư; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ; nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, phấn đấu tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ.

- Tập trung tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại, hội nhập với thị trường quốc tế; tham gia tích cực vào q trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam; nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, đổi mới cơng nghệ, mơ hình tổ chức, kinh doanh, quản trị hoạt động phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chuẩn hóa cơng tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục thực hiện tích cực xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, nâng cao đời sống cho người dân.

- Bám sát chủ trương của Đảng, Chính phủ và NHNN, NHCT tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục đổi mới, nâng cấp công tác tổ chức, quản trị điều hành; Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư

và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, kiểm soát nợ xấu. Tiếp tục kiện tồn mơ hình tổ chức Đảng, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội thể hiện trách nhiệm NHCT với cộng đồng.

- Tiếp tục hội nhập thị trường tài chính quốc tế thơng qua việc mở rộng mạng lưới tại Anh, Cộng hòa Séc, Ba Lan,... phục vụ nhu cầu của các kiều bào tại mọi vùng lãnh thổ. Mở rộng quan hệ đại lý, tiếp tục tham gia thành viên các tổ chức/hiệp hội tài chính ngân hàng trên thế giới. Nâng cao năng lực tài chính thơng qua k ết quả kinh doanh hiệu quả, tăng cường quy mô vốn chủ sở hữu đảm bảo tương xứng với tăng trưởng quy mô hoạt động.

Đến hết năm 2016, phấn đấu tổng tài sản tăng trưởng khoảng 15% - 17%; nguồn vốn huy động tăng trưởng khoảng 18% - 20%; dư nợ tín dụng tăng trưởng khoảng 18% - 20%; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận trước thuế cao hơn so với năm 2015.

3.1.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long trong năm 2016 và thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long trong năm 2016 và những năm tiếp theo

- Tiếp tục hồn thiện cơng tác nhân sự, triển khai mơ hình khách hàng, mơ hình bán lẻ theo quy định của NHCT.

- Mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà luật pháp Việt nam cho phép; phát huy ngành nghề truyền thống trong đầu tư phát triển;

- Tiếp tục đẩy mạnh mở rộng thị phần trên địa bàn.

- Đa dạng hố loại hình tín dụng, sản phẩm tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tăng chênh lệch giữa lãi suất bán vốn FTP và lãi suất cho vay.

quyết và các giới hạn, cơ cấu tín dụng đã đề ra. Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn điều kiện tín dụng khi cho vay.

- Tập trung phát triển tín dụng bán lẻ, phát triển các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, phục vụ nhu cầu nhà ở...

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất.

- Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn, các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro.

3.2 MỘT SO GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC THĂNG LONG

3.2.1 Nhóm giải pháp trực tiếp

3.2.1.1 Thực hiện đúng quy định, quy trình thẩm định cấp tín dụng

Thực hiện đúng quy định, quy trình tín dụng trong thẩm định cấp tín dụng sẽ giúp ngân hàng phát hiện các rủi ro tiềm tàng và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Mục đích của việc thẩm định khách hàng và phương án vay vốn là đánh giá khả năng hồn vốn vay cho ngân hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách tồn diện chính xác về khách hàng.

Việc quyết định cho vay sẽ dẫn đến rủi ro, nếu nội dung thẩm định không chi tiết, đầy đủ, việc đánh giá phân tích khách hàng không khách quan và chính xác, từ đó dẫn đến các quyết định sai lệch của cấp lãnh đạo phê duyệt đối với khách hàng và gây ra rủi ro cho ngân hàng.

Tuỳ theo khách hàng và phương án vay vốn, khi thẩm định, cán bộ quan hệ khách hàng có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác

nhau: xem xét trên hồ sơ, gặp gỡ trao đổi trực tiếp với khách hàng, xuống kiểm tra thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kết hợp với các nguồn thông tin khác như: từ bạn hàng; đối thủ cạnh tranh; các cơ quan quản lý; thông qua mối quan hệ và qua CIC; khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ... để đánh giá khách hàng được chính xác, khách quan.

Nội dung của thẩm định khách hàng gồm:

- Thẩm định tư cách khách hàng: Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ quan hệ khách hàng có trách nhiệm tìm hiểu tư cách của khách hàng như có đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự hay khơng, được

thành lập và hoạt động có đúng quy định khơng, người đại diện pháp nhân đã đúng thẩm quyền chưa... và đối chiếu với các qui định của pháp luật hiện hành để xem xét khách hàng có đủ điều kiện kinh doanh và vay vốn hay khơng.

Đánh giá uy tín, năng lực và tư cách của người vay vốn hoặc người đại diện pháp nhân: cần tìm hiểu rõ về người vay vốn (hoặc người đại diện pháp nhân), về các khía cạnh: tư cách đạo đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải qua, tác phong lãnh đạo và uy tín trong quan hệ với các ngân hàng cũng như với các đối tác khác trong quá trình kinh doanh.

Xem xét lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng.

- Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh: Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng như lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ

cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cho việc cấp tín dụng một cách chính xác.

Việc đánh giá cần phải xem xét các khía cạnh sau:

Lĩnh vực kinh doanh: Cần xem xét lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hiểu biết và kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực đó (thường được thể hiện bằng các hợp đồng đã thực hiện hoặc doanh số của hoạt động kinh doanh này), những ưu thế của khách hàng trong lĩnh vực đó. Nếu là lĩnh vực kinh doanh mới cần tìm hiểu khả năng cạnh tranh hoặc khả năng chiếm lĩnh thị trường hoặc khả năng bán hàng... của khách hàng vay vốn.

Sản phẩm: Khách hàng sản xuất, kinh doanh mặt hàng gì, nhu cầu của xã

hội về loại mặt hàng đó tại thời điểm xem xét và có thể dự báo trong tương lai, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm của khách hàng trong sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó. Ưu thế của sản phẩm mà khách hàng đang kinh doanh so với các đối thủ khác như thế nào, kể cả phương thức bán hàng.

Thị trường: Tìm hiểu các thị trường chính và đối tác của doanh nghiệp (đầu vào và đầu ra), phương thức bán hàng và định hướng mở rộng thị trường trong tương lai, các hình thức hỗ trợ khách hàng, đại lý.

Đối thủ cạnh tranh: Xem xét các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp, các lợi thế và hạn chế của doanh nghiệp so với các đối thủ.

Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp như cách tổ chức các phòng ban, chức năng và quyền hạn của từng phịng ban, phương thức quản lý...

Thiết bị, cơng nghệ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất phải xem xét đến công nghệ sản xuất đang sử dụng thuộc loại cơng nghệ nào, những ưu nhược điểm của cơng nghệ đó, máy móc thiết bị ra sao có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, của thị trường về mẫu mã, chất lượng, số lượng khơng.

định tính là nhằm tìm hiểu ý muốn hồn trả của người vay. Cịn mục đích của việc phân tích tài chính của khách hàng là xem xét khả năng thực tế của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hồn trả nợ vay cho ngân hàng hay khơng.

Tình hình tài chính phải được xem xét một cách tỉ mỉ và có hệ thống ít nhất trong hai năm liên tục (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập) để rút ra kết luận tình hình tài chính có lành mạnh hay khơng.

- Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh: Mục đích của việc thẩm định phương án kinh doanh, hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh là nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh/kế hoạch kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Khách hàng có trả được nợ hay khơng, có nguồn trả nợ thực tế hay khơng phụ thuộc vào việc có thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh hay khơng. Do đó thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là việc hết sức quan trọng đối với công tác cho vay của ngân hàng.

Việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh cụ thể như sau:

Xem xét đối tượng cho vay: Theo quy định của pháp luật, ngân hàng được phép cho vay tất cả các đối tượng, các giao dịch mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều đối tượng cho vay khơng tạo ra hiệu quả trực tiếp (ví dụ như chi phí hoa hồng, mơi giới, lệ phí hải quan, tiền phạt...) hoặc khơng nằm trong chi phí thực mà khách hàng phải bỏ ra để thực hiện phương án (như khấu hao tài sản cố định, thuế thu nhập...) hoặc không nằm trong định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng như cho vay sản

xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản... Do vậy khi thẩm định cho vay, phải xem xét đối tượng cho vay đó có tạo ra hiệu quả trực tiếp khơng, có phải là chi phí thực mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi thực hiện phương án kinh doanh hay khơng và có nằm trong lĩnh vực mà ngân hàng cho vay không.

Các yếu tố đầu vào:

Đối với các phương án kinh doanh thương mại: Các yếu tố đầu vào được thể hiện qua các hợp đồng, báo giá, biên bản xét thầu. Trên cơ sở hồ sơ do khách hàng cung cấp kết hợp với tìm hiểu trên thị trường, cán bộ quan hệ khách hàng phải đánh giá số lượng, chủng loại, đơn giá, chất lượng sản phẩm hàng hoá, điều khoản về thời hạn giao hàng và phương thức thanh toán của hợp đồng nhằm phát hiện những điều kiện bất lợi trong hợp đồng để tư vấn cho khách phương án tối ưu, hoặc những trường hợp khách hàng tăng/giảm chi phí một cách giả tạo.

Đối với các phương án sản xuất hoặc thi cơng xây dựng: Xem xét uy tín của người cung cấp, số lượng, chất lượng của nguyên liệu có phù hợp với yêu cầu của sản phẩm hay khơng, định mức hao phí ngun vật liệu, phương thức thanh tốn, thời hạn giao hàng, (điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hình thức gia cơng).

Đầu ra:

Đối với các phương án kinh doanh thương mại: Xem xét khả năng tiêu thụ trên các phương diện hàng hoá, chất lượng, giá cả so với mặt bằng thị trường tại thời điểm đó. Những trường hợp khách hàng đã có hợp đồng đầu ra thì cần xem xét kỹ nội dung hợp đồng và hình thức của hợp đồng đặc biệt là các điều khoản về hàng hoá, chất lượng, hiệu lực hợp đồng, thời hạn giao hàng, điều khoản thanh toán. Những trường hợp chưa có hợp đồng đầu ra, cần phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng đó trên thị trường, tình hình tồn kho,

phương thức bán hàng và khả năng bán hàng của khách hàng để đánh giá khả năng tiêu thụ và phải đặc biệt lưu ý phân tích kỹ những trường hợp khách hàng mới kinh doanh mặt hàng đó, chưa có kinh nghiệm.

Ngồi ra, nếu bán hàng trả chậm hoặc thanh toán sau, cán bộ quan hệ khách hàng cịn cần phân tích độ uy tín về thanh tốn của khách hàng mua.

Đối với các phương án sản xuất hoặc thi công xây dựng: Phải đánh giá khả năng tổ chức sản xuất và tiêu thụ, hoặc thi công của khách hàng, bao gồm xem xét công suất, năng lực sản xuất, thi công của doanh nghiệp. Kế hoạch và tiến độ sản xuất, thi cơng. Các chính sách, phương thức bán hàng tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng, doanh số bán hàng của loại sản phẩm đó hàng tháng cũng như trong thời kỳ trước đó và dự kiến tình hình tiêu thụ trong thời gian tới.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay: bảo đảm tiền vay tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tín dụng có thể bằng tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay là đánh giá tài sản có đủ tính pháp lý hay khơng, có đang bị tranh chấp hay khơng, có thuộc sở hữu của bên bảo đảm hay không, mối quan hệ giữa bên bảo đảm và bên được bảo đảm, giá trị của tài sản bảo đảm và tính thanh khoản của tài sản bảo đảm trên thị trường...

3.2.1.2 Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn

Để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh được những RRTD khơng đáng có, cán bộ quan hệ khách hàng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mục tiêu của công tác này nhằm:

- Đánh giá việc khách hàng sử dụng vốn do NHCT cấp theo đúng mục đích đã cam kết với NHCT.

- Đánh giá việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể ảnh hưởng tới nguồn tiền trả nợ của khách hàng tại NHCT.

- Đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đảm bảo khả năng trả nợ/thực hiện nghĩa vụ của khách hàng.

- Phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp. Theo quy trình của NHCT hiện nay, việc kiểm tra được thực hiện trong 7 - 30 ngày từ ngày cho vay, tiến hành kiểm tra định kỳ hàng tháng, 3 tháng hoặc đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh tối đa 6 tháng một lần.

Một phần của tài liệu 070 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc THĂNG LONG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w