- Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex cần phối hợp với các chi nhánh trong việc khảo sát tổng thể theo khu vực hoặc địa bàn để có thể đưa ra các sản phẩm ngân hàng, kịp thời và phù hợp với địa bàn. Xây dựng được danh mục sản phẩm bán lẻ có tính chuẩn hoá và có phân đoạn sản phẩm, xác định rõ được nhóm khách hàng mục tiêu mà sản phẩm muốn hướng tới.
- Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của PGBank trên các phương tiện thông tin đại chúng có tính chất toàn hệ thống. Xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu, nâng cao thương hiệu của PGBank. Trước mắt thiết kế hệ thống biển hiệu từ trung ương xuống các chi nhánh, phòng, điểm giao dịch theo mẫu thống nhất, tạo ra sự thống nhất về hình ảnh trong toàn hệ thống.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ nghiệp vụ tại các chi nhánh đặc biệt là các nghiệp vụ về hoạt động NHBL. Tổ chức cho các cán bộ tham quan, học tập tại các mô hình ngân hàng tiên tiến, hiện đại, có tính tương đồng với điều kiện hoạt động trong nước.
- Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ công nghệ cho chi nhánh. Có kế hoạch hỗ trợ cho chi nhánh trong việc mở rộng và phát triển kênh phân phối hiện đại. Đối với việc quản lý vốn tập trung, Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex cần chủ động hơn nữa trong việc điều hành giá mua vốn của chi nhánh, là cơ sở để chi nhánh quyết định mức lãi suất huy động cho phù hợp và kịp thời với sự biến động trên địa bàn.
- Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng cá nhân, đưa hệ thống định dạng tín dụng cá nhân vào hoạt động. Nghiên cứu xây dựng hệ thống tính điểm khách hàng cá nhân áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Nghiên cứu áp dụng một số sản phẩm cho vay tiêu dùng dưới hình thức tín chấp, nâng cao hạn mức cho vay tối đa đối với sản phẩm này. Đây cũng là cơ sở cho chi nhánh mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở định hướng phát triển của Chi nhánh Hà Nội, chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, để đạt được mục tiêu trong dài hạn là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam với các sản phẩm dịch vụ chuẩn, chất lượng cao phù hợp cho các phân đoạn khách hàng mục tiêu được xác định, Luận văn đã đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ bản lẻ tại Chi nhánh Hà Nội. Các giải pháp đưa ra gồm: củng cố và phát triển kênh phân phối, giải pháp về sản phẩm, giải pháp về khách hàng, giải pháp phát triển công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực, tăng cường hoạt động Marketing. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà Nước, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex để thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Hà Nội nói riêng.
vào cộng đồng tài chính quốc tế là một tiền tề quan trọng tạo thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng và quá trình đổi mới ngân hàng. Tham gia vào hội nhập quốc tế có nghĩa là chấp nhận quy luật cạnh tranh, vì vậy đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng phát triển.
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, hoạt động của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội ngày càng phát triển trên nhiều mặt. Tuy nhiên, môi trường hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện để đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một đòi hỏi mang tính cấp thiết để kịp thời phục vụ và đáp ứng quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội trên bước đường hội nhập. Các NHTM Việt Nam muốn tăng hiệu quả từ dịch vụ bán lẻ này cần phải có những nghiên cứu và đưa ra những chính sách thích hợp để chiếm lĩnh thị trường. Trong điều kiện Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội đang triển khai dịch vụ này, cần phải có những giải pháp thích hợp để phát triển những dịch vụ bán lẻ một cách khoa học và hiệu quả.
Dựa trên kinh nghiệm công tác tại Ngân hàng thưong mại cổ phần Xăng dầu
Petrolimex Chi nhánh Hà Nội kết hợp với những kiến thức có hệ thống và những nhận thức về thực tiễn ngành ngân hàng, kinh nghiệm thực tế triển khai dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội cho thấy chủ
đề nghiên cứu là một vấn đề cần thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên những phân tích đưa ra chắc chắn cần nhiều đóng góp.Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các
Ngân hàng và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2012): Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản thống kê
2. David Cox (1997): Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại - Nhà xuất bản chính trị quốc gia
3. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền (2004): Giáo trình Marketing ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê
4. Frederic S. Mishkin (1994): Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
5. Luật các Tổ chức tín dụng do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/06/2004 6. Học viện ngân hàng (2005): Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng - Nhà
xuất bản thống kê
7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2005): Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 - Nhà xuất bản Phương Đông
8. Nguyễn Thị Hiền - Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng - Phát triển Dịch vụ ngân hàng trong dân cư - Một trong những cấu phần quan trọng của chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam 2006-2010-2020
9. ThS. Nguyễn Thị Nhung. Vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Một số bình luận về đặc điểm và thách thức đối với hệ thống ngân hàng khi phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong quá trình hội nhập
10. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex các năm 2010, 2011, 2012
11. Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex các năm 2010, 2011, 2012
12. Tạp chí ngân hàng: Các năm 2010,2011,2012
13. Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng: Các năm 2010,2011,2012
14. Tạp chí tài chính và tiền tệ: Các năm 2010,2011,2012 15. Các báo điện tử:
: Thời báo kinh tế Việt Nam