Đa dạng kênh phân phối sản phẩm bán lẻ

Một phần của tài liệu 024 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN XĂNG dầu PETROLIMEX CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 104 - 108)

Thực hiện giải pháp này tức là ngân hàng phải đa dạng kênh phân phối và thực hiện việc phân phối một cách có hiệu quả. Kênh phân phối là một phần rất quan trọng trong những nỗ lưc tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Thành công trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ được quyết định bởi mạng lưới các kênh phân phối, khả năng tiếp cận dịch vụ cho mọi khách hàng tại mọi lúc và mọi nơi qua mọi cách. Tuy nhiên, tại thị trường bán lẻ của Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ của ngành Ngân hàng nói riêng, các kênh phân phối vẫn

chưa thật sự đa dạng, chưa thật sự tiếp cận được với khách hàng, đơn cử như hệ thống máy ATM.

Với 9,211 thẻ ATM đã phát hành trong khi sản phẩm thẻ Flexicard mới được triển khai từ năm 2009, với Chi nhánh Hà Nội là một thành tựu rất to lớn nhưng nếu so với 80 triệu dân ở Việt Nam thì đó chỉ là một con số rất nhỏ, số lượng máy ATM quá ít, tính cả hiệp hội thẻ mới chỉ có hơn 4.300 máy ATM trên cả nước, riêng Chi nhánh Hà Nội số máy ATM đến năm 2012 là 37 máy với số lượng giao dịch 780 nghìn giao dịch, số lượng máy chấp nhận thẻ POS là 35 máy đặt tại các điểm giao dịch PG Bank và gần 300 máy POS được lắp đặt tại các cây xăng Petrolimex tại Hà Nội do Chi nhánh Hà Nội quản lý. Hầu hết các máy ATM này được đặt ở các siêu thị, các trung tâm mua sắm lớn, các cơ quan thực hiện trả lương qua tài khoản, trữ lượng tiền mặt chi trả tại các cây máy ATM lại ít, đó là một hạn chế rất lớn trước trong khi nhu cầu sử dụng các tiện ích này ngày càng nhiều.

Hiện nay, Chi nhánh Hà Nội phần lớn sử dụng các kênh phân phối dịch vụ trực tiếp tức tại các điểm giao dịch là chi nhánh, các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm gây lãng phí thời gian và các chi phí khác. Khi xã hội ngày càng phát triển, chi phí cho kênh phân phối này càng tăng như trả lương cho nhân viên, thuê địa điểm cho chi nhánh ngày càng đắt đỏ, khó tìm. Hơn nữa, việc phải đến giao dịch tại trụ sở với thời gian phục vụ hạn hẹp sẽ trở thành bất tiện với khách hàng vì bản thân họ cũng phải làm việc vào thời gian đó. Đến ngày 31/12/2012, Chi nhánh Hà Nội có tất cả 15 điểm giao dịch trực tiếp bao gồm 1 chi nhánh chính và 14 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc. Các điểm giao dịch này được tổ chức, bố trí lao động và phong cách giao dịch vẫn trên chức năng huy động vốn là chủ yếu, việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ khác chưa đầy đủ đã làm hạn chế việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Chi nhánh Hà Nội tới khách hàng. Điều này thể hiện ở chỗ: các điểm giao

dịch việc bố trí lao động chưa phù hợp, chủ yếu là cán bộ thực hiện công tác huy động vốn, cho vay khách hàng cá nhân đơn thuần, các nghiệp vụ khác như: bảo lãnh, tiếp thị sản phẩm.chưa có cán bộ đảm nhiệm chuyên sâu. Như vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của các điểm giao dịch, Chi nhánh Hà Nội cần phát triển khai đồng bộ, toàn diện các sản phẩm bán lẻ tới tất cả các điểm giao dịch, việc tổ chức, bố trí lao động cần phải phù hợp với yêu cầu của phát triển sản phẩm bán lẻ, đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ nhanh chóng tới tay khách hàng, đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng tại địa bàn điểm giao dịch hoạt động.

Bên cạnh việc khai thác tối đa mạng lưới các điểm giao dịch hiện có, Chi nhánh Hà Nội cần có kế hoạch phát triển mạng lưới giao dịch truyền thống, tập trung chú trọng đến các địa bàn nhiều tiềm năng hiện nay như: Hà Đông, các cụm điểm tại khu công nghiệp, khu vực tập trung các làng nghề truyền thống như: Nhổn, Thanh Trì, Bắc Ninh...triển khai đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ tại các điểm giao dịch n ày như sản phẩm tín dụng, khai thác dịch vụ.ngoài chức năng chính trước đây là hoạt động huy động vốn. Như vậy sẽ có điều kiệm đáp ứng kịp thời các sản phẩm dịch vụ đi kèm đối với các khách hàng hiện có và phát triển thêm được các khách hàng mới.

Cùng với việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống như các chi nhánh, các phòng giao dịch thì Chi nhánh Hà Nội cần thiết phải nghiên cứu phát triển và đưa vào ứng dụng các kênh phân phối hiện đại, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giao dịch ở mọi nơi, mọi lúc và mọi phương tiện phổ thông như:

+ Tăng cường hiệu quả của hệ thống tự phục vụ (Self services ) - hệ thống ATM với khả năng cung cấp hàng chục loại dịch vụ khác nhau, có thể hoạt động thay cho một chi nhánh ngân hàng với hàng chục nhân viên giao dịch. Đến nay, Chi nhánh Hà Nội đã phát hành được gần 1 triệu thẻ ATM và là một trong

những chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống PGBank. Thẻ ATM của PGBank cũng có nhiều tiện ích như: được chấp nhận thanh toán ở hơn 1.000 điểm giao dịch ATM trên toàn quốc. Nhưng để thẻ ATM của PGBank có được nhiều khách hàng sử dụng hơn thì cần phải nâng cao nhiều tiện ích, tính năng khác như: có thể dùng thanh toán trực tuyến, gửi tiết kiệm có kỳ hạn và mua cước viễn thông, thanh toán tiền điện, tiền nước... Dịch vụ này, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản ATM thông thường sang tài khoản có kỳ hạn tại máy ATM để được hưởng lãi suất cao hơn. Các sản phẩm này, không chỉ góp phần gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần qua việc có được một số lượng đông đảo các khách hàng mới mà còn tạo dựng một hình ảnh, thương hiệu NH TMCP Xăng dầu Petrolimex ngày càng trở lên thân thiết với khách hàng.

+ Ngân hàng qua máy tính gọi là ngân hàng trực tuyến (Home Banking, Mobile banking, SMS banking ): Xuất phát từ xu hướng và khả năng phổ cập của máy tính cá nhân, khả năng kết nối Internet mà Chi nhánh Hà Nội cần sớm đưa ra các dịch vụ để khách hàng có thể sử dụng như đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy vấn thông tin trên cơ sở các cam kết của ngân hàng và khách hàng.. .Việc sử dụng kênh phân phối này có nhiều lợi thế như tăng khả năng an toàn, tiết kiệm chi phí thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng. Internet là kênh phân phối hiệu quả mà các ngân hàng bán lẻ trên thế giới đem lại cho các khách hàng của họ.

+ Ngân hàng qua điện thoại (Telephone Banking ): Ngày nay kênh phân phối này đang trở nên phổ biến ở các nước phát triển và ở cả các nước đang phát triển, đem lại tiện lợi cao cho cả khách hàng và ngân hàng. Với sản phẩm này, Chi nhánh Hà Nội không yêu cầu khách hàng phải có máy tính cá nhân, họ có thể tiếp cận với ngân hàng, thực hiện các giao dịch (truy vấn các thông tin như số dư, sao kê tài khoản, tỷ giá.. .được tư vấn các dịch vụ ngân hàng và thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua bán chứng khoán.) tại bất

cứ thời điểm, địa điểm nào. Với xu thế bùng nổ các thuê bao di động như ngày nay tại thị trường Việt Nam thì đây là một kênh phân phối hiệu quả, tiềm năng mà các ngân hàng tập trung khai thác.

Bên cạnh đó Chi nhánh Hà Nội cần mở rộng kênh phân phối qua các đại lý như đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM.. .trên nguyên tắc các đại lý này

được hưởng một khoản phí và tuân thủ các thỏa thuận của hai bên.

Đa dạng hóa các kênh phân phối, quản lý phân phối một cách hữu hiệu để tối đa hóa vai trò của từng kênh phân phối trong hệ thống nhằm hướng tới phục vụ các nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi là một trong những yếu tố dẫn tới thành công của ngân hàng bán lẻ nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng trong định hướng chuyển dần sang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ đa dạng và chất lượng.

Một phần của tài liệu 024 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN XĂNG dầu PETROLIMEX CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w