Kết quả kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng

Một phần của tài liệu 024 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN XĂNG dầu PETROLIMEX CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 43 - 49)

dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội (Từ năm 2010- 2012)

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng trong những năm đầu gia nhập WTO, đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát của NHNN, kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội vẫn giữ được đà phát triển ổn định và bền vững, đạt được kết quả kinh

doanh tốt. Quy mô tài sản tăng, tiếp tục cải thiện chất lượng tín dụng đầu tư, lành mạnh tài chính, phát triển sản phẩm dich vụ, củng cố và mở rộng mạng lưới, đầu tư

ứng dụng công nghệ hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ. Các chỉ tiêu cơ bản đều được

hoàn thành vượt cao so với kế hoạch. Các mặt hoạt động kinh doanh đều có tăng trưởng so với năm trước hiệu quả kinh doanh đạt cao.

2.1.2.1. Phân tích tài sản có

Tính tới 31/12/2012, tổng tài sản có Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội là 5.709.808 triệu đồng, tăng 988.362 triệu đồng, tương ứng 20,93 % so với năm 2011, và 2.199.623 triệu đồng, tương ứng với 62,66 % so với năm 2010.

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản có của Chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012

1 + Dư nợ cho vay nền kinh tế của năm 2011 đạt 2.081.318 triệu đồng, tăng% 6 7,7% so với 2010.

Trong năm 2011 và 2012, cơ cấu tài sản của Chi nhánh Hà Nội đã có xu hướng chuyển dịch an toàn và cụ thể hơn thể hiện ở quy mô và tỷ lệ tăng trưởng tài sản có tăng khá nhanh, điều này giúp cho tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội ổn định và an toàn hơn, nhất là khi nền kinh tế những năm 2011-2012 có nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Về tổng dư nợ cho vay, năm 2012 Chi nhánh Hà Nội có tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay thấp hơn năm 2011, tuy nhiên nó đảm bảo đáp ứng cho mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả của ngân hàng. Nguyên nhân là do Chi nhánh Hà Nội đã tiến hành cơ cấu lại danh mục cho vay, nhằm loại bỏ các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu, không đáp ứng đủ khả năng. Định hướng này hoàn toàn phù hợp trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn cộng với những sự thay đổi của chính sách tiền tệ những năm gần đây, nhất là quy định của NHNN khống chế về tăng trưởng tín dụng các ngân hàng là dưới 20% đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội nói riêng.

Đầu tư chứng khoán năm 2012 là 90.854 triệu đồng, tăng 3,72 lần so với năm 2011 và 1,54 lần so với năm 2010, đảm bảo cơ cấu lại danh mục tài sản theo chiều hướng tăng thu nhập ổn định, hạn chế rủi ro.

2.1.2.2. Phân tích tài sản nợ

Tổng tài sản nợ của ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội đến 31/12/2012 đạt 5.709.808 triệu đồng, tăng 20,93% so với năm 2011, cơ cấu tài sản nợ được thay đổi theo hướng hiệu quả, bền vững hơn. Tổng nguồn vốn huy động 4.903.436 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 1,19 lần và chiếm tỷ trọng 85,88%/tài sản nợ.

Các khoản vay tăng trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể là: tổng giá trị các khoản vay năm 2010 là 16.726 triệu đồng, năm 2011 là 158.100 triệu đồng và năm 2012 là 367.800 triệu đồng.

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản nợ của Chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012

Tiền gửi dân cư 1.990.82 9 64,86% 2.670.479 64,83% 3.339.92 8 68,11% Phát hành các công cụ nợ 184.65 7 6,02% 0 0 312.98 0 6,38%

Tiền gửi của

các TCTD khác 377.60 9 12,65% 566.801 13,76% 387.31 9 7,91% Các khoản vay 16.72 6 0,54% 158.100 3,838% 0 367.80 7,50% Vay NHNN 0 " 0 " 0 0" 0" 0" Vay TCTD 16.726 0,54% 158.100 3,838% 367.800 7,50%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)

Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng ngày càng cao và có xu hướng tăng dần trong khi nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ ở mức bằng 0 qua các năm. Nguồn tiền gửi và vay từ các tổ chức tài chính và tín dụng khác, trước đây chỉ mang tính chất tài khoản thanh toán, nay cùng với sự phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng, những khoản tiền gửi này còn mang tính chất đầu tư.

Khả năng thanh toán (solvency): Khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế và nguồn lực sẵn có. Nói cách khác khả năng thanh toán là khả năng đáp ứng các chi tiêu cố định trong dài hạn và có đủ lượng tiền cần thiết để mở rộng và phát triển.

Khả năng thanh toán = dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng

Bảng 2.3: Khả năng thanh toán của Chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012

chủ yếu cho vay bằng nguồn huy động từ khách hàng, nguồn mang tính ổn định, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản nợ của ngân hàng. Mặc dù khả năng thanh toán của

Chi nhánh Hà Nội những năm gần đây có giảm, nguyên nhân phần lớn do những khó

khăn của nền kinh tế cùng với các chính sách điều hành tài chính tiền tệ chặt chẽ hon

của Ngân hàng Nhà Nước, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính tiền tệ của các ngân hàng thưong mại. Nhưng xét về tiêu chí an toán thì tỷ lệ này những năm từ 2010

- 2012 đều đạt tỷ lệ trên 40%, điều này thể hiện tại Chi nhánh Hà Nội Tài sản lỏng được ngân hàng giữ dưới dạng tiền mặt tại tổ chức, tại NHNN và các chứng khoán thanh khoản có khả năng chuyển đổi cao chiếm tỷ trọng lớn nên đã đảm bảo khả năng

thanh toán cho Chi nhánh Hà Nội.

Nguồn vốn chủ sở hữu: NH TMCP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội thuộc NH TM CP Xăng dầu Petrolimex với cổ đông chiến lược chính là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam có lợi thế trong kinh doanh xăng dầu và các hoạt động đầu tư khác, và là một trong những tập đoàn lớn của Nhà Nước ta và nền kinh tế. Do đó, trong việc mở rộng, tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng được Tập đoàn

xăng dầu Việt Nam bù đắp và hỗ trợ cùng với phần lợi nhuận giữ lại trong quá trình kinh doanh hàng năm để tái đầu tư.

Một phần của tài liệu 024 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN XĂNG dầu PETROLIMEX CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 43 - 49)

w