Phân môn Tập làm vă nở trường Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 (tại mỹ tho, tiền giang) theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 32 - 44)

1.2.1.1. Vị trí của phân môn

Những lời được chúng ta nói ra hoặc viết ra khi giao tiếp với nhau gọi là ngôn bản. Hoạt động lời nói gồm hai bình diện: sản sinh (tạo lập) và tiếp nhận (hiểu) ngôn bản. Phân môn TLV rèn cho HS các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng TV mà các phân môn TV khác - Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu – đã hình thành. Thứ hai, phân môn TLV rèn cho HS kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó TV không chỉ xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn TLV đã thực

hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy HS sử dụng được TV để giao tiếp, tư duy, học tập.

1.2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn

Sản phẩm của TLV là các ngôn bản ở dưới dạng nói và dạng viết theo các dạng nói và dạng viết theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định, nói cách khác, nhiệm vụ của dạy học TLV là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở HS. Năng lực tạo lập ngôn bản được phân tích thành các kĩ năng bộ phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời dưới dạng nói, viết thành câu, đoạn, bài. Nhiệm vụ của phân môn TLV là cung cấp cho HS những kiến thức và hình thành, phát triển ở HS những kĩ năng này. Ở TH, phân môn TLV có nhiệm vụ rèn kĩ năng nói theo các nghi thức lời nói, nói, viết các ngôn bản thông thường, viết một số văn bản nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả.

Ngoài các kĩ năng chung để viết văn bản, mỗi loại văn bản cụ thể đòi hỏi có những kĩ năng đặc thù. Ví dụ, để viết văn bản miêu tả cần có kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt một cách có hình ảnh; để viết các văn bản kể chuyện cần có kĩ năng xây dựng cốt truyện và nhân vật, kĩ năng lựa chọn các tình tiết... Phân môn TLV có nhiệm vụ rèn luyện những kĩ năng này.

Ngoài nhiệm vụ cơ bản là rèn năng lực tạo lập ngôn bản, phân môn TLV đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho HS.

Phân môn TLV góp phần rèn luyện tư duy hình tượng; từ óc quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được đến khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực để xây dựng nhân vật, cốt truyện. Khả năng tư duy lôgic của HS cũng được phát triển trong quá trình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn... Quá trình sản sinh văn bản cũng giúp cho HS có kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn.

Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn đối với đối tượng giao tiếp. Phân môn TLV khi dạy các nghi thức lời nói cũng đồng thời dạy cách cư xử đối với

mọi người như sự lễ phép, lịch sự trong nói năng. Để viết văn cần có hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết, vì vậy phân môn TLV đã tạo cho HS có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh: từ một cơn mưa, một buổi sáng đẹp trời, một em bé bị ngã, một người phụ nữ đang gặp khó khăn đến một chú gà trống, một đồ vật đã từng gắn bó...Từ đây, tâm hồn và nhân cách của HS sẽ được hình thành và phát triển.

1.2.1.3. Nội dung của phân môn

Để hình thành kiến thức và kĩ năng TLV cho HS, chương trình được chia thành hai mảng lớn đó là: luyện nói và luyện viết. Hệ thống bài tập TLV có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như sau:

Dựa vào các dạng thức lời nói và mục đích rèn kĩ năng: bài tập luyện nói (bài tập hội thoại và bài tập độc thoại) và bài tập luyện viết (bài tập viết lời hội thoại, bài tập viết đoạn bài).

Dựa theo quá trình sản sinh ngôn bản: bài tập tiền sản sinh ngôn bản (bài tập phân tích mẫu; bài tập tìm hiểu đề; bài tập định hướng hoàn cảnh giao tiếp; bài tập tìm ý, lập dàn ý), bài tập sản sinh ngôn bản và bài tập sửa chữa ngôn bản (bài tập chữa lỗi chính tả, bài tập chữa lỗi dùng từ, bài tập chữa lỗi đặt câu, bài tập chữa lỗi dựng đoạn, bài tập viết văn hay...).

Dựa vào mức độ kĩ năng và đặc điểm hoạt động của HS: bài tập nhận diện, phân tích, bài tập theo mẫu và bài tập sáng tạo.

Về nội dung, thông qua các hoạt động học tập, HS được làm quen với các kiểu bài nói theo chủ đề, nói viết phục vụ cuộc sống hàng ngày, viết thư, kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả người, tả cảnh)… Bên cạnh kiểu bài thực hành rèn luyện kĩ năng, phân môn TLV cũng có kiểu bài lí thuyết. Ngoài ra, do tính chất đặc thù, trong dạy học phân môn này còn có tiết trả bài TLV.

1.2.1.4. Văn tả cảnh lớp 4, 5 a) Văn tả cảnh ở lớp 4

Chương trình TLV lớp 4 có các nội dung nói, viết theo các kiểu bài sau: 1/Nói, viết phục vụ cuộc sống hằng ngày như trao đổi ý kiến, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, điền vào mẫu in sẵn, viết thư.

2/ Viết bài văn kể chuyện (19 tiết)

3/ Viết bài văn miêu tả (30 tiết), trong đó miêu tả đồ vật 10 tiết, miêu tả cây cối 10 tiết, miêu tả sự vật 10 tiết.

Ở lớp 4, nội dung TLV có thêm cả những kiến thức lí thuyết. Đó là những kiến thức sơ giản về văn bản (kết cấu 3 phần: mở đầu, phần chính, kết thúc), đặc biệt, phương pháp làm bài theo thể loại. Những đặc điểm chính của hai loại văn bản kể chuyện và miêu tả và một số loại văn bản thông thường được cung cấp cho HS như sau:

Văn kể chuyện:

+ Thế nào là văn kể chuyện?

+ Nhân vật trong kể chuyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

+ Cốt truyện. Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.

Văn miêu tả:

+ Thế nào là văn miêu tả?

+ Quan sát để miêu tả cho sinh động.

+ Trình tự miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật). Các loại văn bản khác:

+ Viết thư (mục đích của viết thư, cấu tạo một lá thư).

+ Trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu hoạt động của địa phương, điền vào giấy tờ in sẵn (giấy tờ tạm trú, tạm vắng, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền,

giấy đặt mua báo). Thông qua các bài tập luyện, trang bị cho HS một số hiểu biết về các loại văn bản này.

Chương trình TLV lớp 4 nhằm trang bị cho HS những kĩ năng sản sinh ngôn bản cụ thể như sau:

Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: + Nhận diện đặc điểm văn bản;

+ Phân tích đề bài, xác định yêu cầu.

Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: + Xác định dàn ý của bài văn đã cho;

+ Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý trong bài văn kể chuyện;

+ Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp thành dàn ý trong bài văn miêu tả. Kĩ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp:

+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt.

+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.

Những kiến thức và kĩ năng trên được hình thành qua từng bài học cụ thể sau:

Học kì I:

Bài Tuần

Thế nào là kể chuyện?

Nhân vật trong chuyện 1

Kể lại hành động của nhân vật

Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện 2

Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

Viết thư 3

Cốt truyện

Viết thư (Kiểm tra viết)

Đoạn văn trong bài văn kể chuyện 5

Đoạn văn trong bài văn kể chuyện

Trả bài văn viết thư 6

Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

Luyện tập phát triển câu chuyện 7

Luyện tập phát triển câu chuyện 8

Luyện tập phát triển câu chuyện

Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân 9

Ôn tập giữa học kì 10

Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Mở bài trong bài văn kể chuyện 11

Kết bài trong bài văn

Kể chuyện (kiểm tra viết) 12

Trả bài văn kể chuyện

Ôn tập văn kể chuyện 13

Thế nào là miêu tả?

Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật 14

Luyện tập tả đồ vật

Quan sát đồ vật 15

Luyện tập giới thiệu địa phương

Luyện tập miêu tả đồ vật 16

Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật 17

Học kì II:

Bài Tuần

Luyện tập xưng dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật

Luyện tập xây dựng kiểu bài trong bài văn miêu tả đồ vật 19 Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết)

Luyện tập giới thiệu địa phương 20

Trả bài văn miêu tả đồ

Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 21

Luyện tập quan sát cây cối

Luyện tập miêu tả các bộ phận cây cối 22

Luyện tập miêu tả các bộ phận cây cối

Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 23

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối

Tóm tắt tin tức 24

Luyện tập tóm tắt tin tức

Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối 25 Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối

Luyện tập miêu tả cây cối 26

Miêu tả cây cối (kiểm tra viết)

Trả bài văn miêu tả cây cối 27

Ôn tập 28

Luyện tập tóm tắt tinh tức

Cấu tạo bài văn miêu tả con vật 29

Luyện tập quan sát con vật

Điền vào giấy tờ in sẵn 30

Luyện tập miêu tả bộ phận con vật

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật

32

Miêu tả con vật (kiểm tra viết)

Điền vào giấy tờ in sẵn 33

Trả bài văn miêu tả con vật

Điền vào giấy tờ in sẵn 34

Ôn tập cuối học kì 2 35

b) Văn tả cảnh ở lớp 5

Nội dung chương trình TLV lớp 5 bao gồm các kiểu bài sau:

1/ Nói, viết phục vụ cuộc sống hằng ngày (văn bản thông thường) gồm 16 tiết: viết báo cáo thống kê, viết đơn, thuyết trình, tranh luận, làm biên bản cuộc họp, làm biên bản một vụ việc, lập chương trình hoạt động, lập chương trình hành động.

2/ Tả cảnh (19 tiết) 3/ Tả người (16 tiết)

Ngoài ra, chương trình còn có loại bài luyện viết lời hội thoại và những bài ôn tập văn tả đồ vật, cây cối, con vật và kể chuyện đã được học ở lớp 4.

Những kĩ năng sản sinh ngôn bản được trang bị từ lớp 4 vẫn được tiếp tục phát triển.

Ngoài phần thực hành, chương trình TLV lớp 5 còn có cả phần lí thuyết. Đó là lí thuyết về văn tả người, tả cảnh.

Các kiến thức và kĩ năng làm văn ở lớp 5 được hình thành qua từng bài học của các tuần học như sau:

Học kì I:

Bài Tuần

Cấu tạo của bài văn tả cảnh

Luyện tập tả cảnh (một buổi trong ngày) 1

Luyện tập tả cảnh (một buổi trong ngày)

Luyện tập làm báo cáo thống kê 2

Luyện tập tả cảnh (một hiện tượng thiên nhiên)

Luyện tập tả cảnh (một hiện tượng thiên nhiên) 3

Luyện tập tả cảnh (trường học)

Kiểm tra viết (tả cảnh) 4

Luyện tập làm báo cáo thống kê

Trả bài văn tả cảnh 5

Luyện tập làm đơn

Luyện tập tả cảnh (sông nước) 6

Luyện tập tả cảnh (sông nước)

Luyện tập tả cảnh (sông nước) 7

Luyện tập tả cảnh (cảnh địa phương em)

Luyện tập dựng đoạn mở bài, kết bài 8

Luyện tập thuyết trình tranh luận

Luyện tập thuyết trình tranh luận 9

Ôn tập, kiểm tra 10

Trả bài văn tả cảnh

Luyện tập làm đơn 11

Luyện tập tả người

Làm biên bản cuộc họp 14

Luyện tập tả người (tả hoạt động)

Kiểm tra viết (tả người)

Làm biên bản một vụ việc 16

Ôn tập về viết đơn

Trả bài văn tả người 17

Ôn tập cuối kì 18

Học kì II

Bài Tuần

Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài)

Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài) 19

Viết bài văn tả người

Lập chương trình hoạt động 20

Lập chương trình hoạt động

Trả bài văn tả người 21

Ôn tập về văn kể chuyện

Viết bài văn kể chuyện 22

Lập chương trình hành động

Trả bài văn kể chuyện 23

Ôn tập về tả đồ vật

Ôn tập về tả đồ vật 24

Viết bài văn tả đồ vật

Luyện viết lời hội thoại 25

Luyện viết lời thoại

Viết bài văn tả cây cối 26

Ôn tập về tả cây cối

Viết bài văn tả cây cối 27

Ôn tập 28

Trả bài văn tả cây cối Ôn tập về tả con vật

Viết bài tả con vật 30

Ôn tập về tả cảnh

Ôn tập về tả cảnh 31

Trả bài văn tả con vật

Viết bài văn về tả cảnh 32

Ôn tập về tả người

Viết bài văn tả người 33

Trả bài văn tả cảnh

Trả bài văn tả người 34

Ôn tập cuối học kì 2 35

Mục đích miêu tả: Với HS lớp 4, 5 đối tượng mà các em quan tâm là những cảnh vật gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày. Đó là ngôi nhà, là quang cảnh sân trường, buổi học, là con đường quen thuộc các em đi học hằng ngày,… Những đối tượng này dễ tiếp xúc và quan sát được nên rất thuận lợi cho các em trong quá trình làm bài.

Yêu cầu miêu tả: Mỗi cảnh bao giờ cũng gồm nhiều bộ phận và mỗi bộ phận có khi lại có những đồ vật, con vật, có cây cối, con người… với các đặc điểm và hoạt động khác nhau. Bài tả cảnh cần tả những bộ phận đó nhưng không được xem việc đó là chủ yếu và quan trọng nhất khi làm bài. Điều quan trọng là phải làm nổi bật được cảnh cần tả. Cảnh cần tả ở đây có thể là cảnh thiên nhiên, cũng có thể là cảnh nhân tạo. Cảnh thiên nhiên có thể kể đến như: một dòng sông, cánh đồng lúa, một ngọn đồi, một cánh rừng… Cảnh nhân tạo thường là: một khu phố, một ngôi nhà, vườn rau, trường học, sân trường…

Nội dung miêu tả: Cảnh miêu tả rất đa dạng, mỗi cảnh lại có một phần trọng tâm. Khi làm văn tả cảnh người viết không nên sa vào miêu tả những cảnh phụ, thứ yếu. Mà cần tập trung làm nổi bật những điểm chính cần miêu tả trong bài văn. Ta không thể tả một con đường từ nhà tới trường mà lại say sưa tả một cái cây cụ thể trên đường để rồi quên đi miêu tả con đường và cảnh vật hai bên đường.

Để làm một bài văn có ý nghĩa thực sự thì bài viết bao giờ cũng phải đan xen tình cảm của người viết vào cảnh miêu tả. Cảnh vật và con người luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, giao cảm với nhau. Cảnh vật thường gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người quan sát. Và ngược lại, tình cảm gửi gắm vào cảnh vật sẽ làm cho bài văn trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn trong lòng người đọc.

Ngôn ngữ miêu tả: Để tăng sức gợi tả bài văn thường sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc và những từ ngữ có sức diễn tả hình khối, tính chất, đường nét,… Bên cạnh đó còn sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình, các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… Tất cả phối hợp với nhau để dệt nên một bức tranh sinh động.

Qua phần thống kê về chương trình TLV của lớp 4 và lớp 5 có thể thấy rằng thời lượng văn miêu tả ở lớp 4 là (30 tiết) còn ở lớp 5 là (35 tiết) với sự khác biệt cụ thể như sau:

Lớp 4: tả đồ vật, loài vật, cây cối - Miêu tả đồ vật (10 tiết) - Miêu tả cây cối (10 tiết) - Miêu tả sự vật (10 tiết) Lớp 5: tả cảnh, tả người

- Tả cảnh (19 tiết) - Tả người (16 tiết)

Sự phân bố này dựa vào nhận thức và tâm sinh lý của từng độ tuổi, phù hợp với quy luật phát triển của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 (tại mỹ tho, tiền giang) theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)