Đánh giá định kì là đánh giá kết quả GD của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với chuẩn kiến thức, kỹ năng qui định trong chương trình GD phổ thông cấp TH và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS. Đánh giá định kì ở lớp 4, 5 chia ra làm 4 lần vào giữa - cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học. GV căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kỹ năng để đánh giá từng HS đối với phân môn. Tiêu chí đánh giá phân môn TLV như sau:
Hoàn thành tốt: Nội dung bài viết bám sát đề bài. Biết tổ chức và sắp xếp ý tưởng. Bài làm có nhiều chi tiết thú vị. HS biết sử dụng chi tiết gợi tả làm cho người đọc hình dung điều đang được viết. Sử dụng từ ngữ thích hợp, mang tính cá nhân. Thể hiện được đặc điểm riêng của loại văn đang viết. Các chi tiết/câu được kết nối liền mạch. Thể hiện được óc tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo cá nhân.
Hoàn thành: Nội dung viết bám sát đề bài. Biết tổ chức và sắp xếp ý tưởng. Thể hiện được đặc điểm riêng của loại văn đang viết. Các chi tiết, các câu được kết nối liền mạch.
Chưa hoàn thành: Nội dung viết chưa bám sát đề bài; trình tự các ý lộn xộn. Các chi tiết, các câu chưa được kết nối liền mạch. Bài viết chưa thể hiện được đặc điểm riêng của loại văn đang viết.
Tiểu kết chương 2
Ở chương 2, chúng tôi đã trình bày các nguyên tắc đề xuất các nguyên tắc xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực. Đó là các nguyên tắc chỉ đạo quá trình tổ chức xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực mà GV tuân thủ gồm: Bám sát bản chất của dạy học theo định hướng phát triển năng lực; chú trọng đặc trưng phân môn, kiểu bài; quan tâm đến đặc điểm tâm - sinh lý, nhận thức của người học; đề cao tính tích hợp, phân hóa trong dạy học.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trình bày ở chương 1 và các nguyên tắc nêu trên, chúng tôi đã đề xuất các hệ thống hoạt động dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực gồm: Hoạt động quan sát, ghi chép; hoạt động lập dàn ý bài văn tả cảnh; hoạt động viết các đoạn của bài văn tả cảnh; hoạt động ngoại khoá; trò chơi học tập; tham quan.
Qua việc xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp nhận thấy khả năng áp dụng hiệu quả của nó và phát triển được năng lực của HS. Việc dạy học sẽ phong phú hơn, vì vậy hiệu quả dạy học cũng sẽ cao hơn do HS được phát huy nhiều hơn tính tích cực, kĩ năng quan sát, sáng tạo trong học tập. Những điều này, sẽ giúp HS cảm thấy hứng thú, phấn khởi và tự tin thể hiện những quan sát, cảm nhận của bản thân về thế giới xung quanh vào bài văn tả cảnh của mình. Từ đó HS sẽ phát triển tốt năng lực của bản thân ở dạng bài TLV tả cảnh.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Quy trình thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Sau khi đề xuất những phương pháp và hình thức xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 (tại Mỹ Tho, Tiền Giang) theo định hướng phát triển năng lực ở chương 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích:
-Đối chiếu, kiểm tra và đánh giá những biện pháp đã đề xuất.
-Đánh giá tính khả thi của những phương pháp và hình thức xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 (tại Mỹ Tho, Tiền Giang) theo định hướng phát triển năng lực.
-Dạy học thực nghiệm còn là cơ sở để điều chỉnh và bổ sung cho việc xây dựng hoạt động dạy văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5. Việc áp dụng các hoạt động đã đề ra sẽ cho chúng tôi thấy được thái độ, sự hứng thú của HS khi được tham gia các hoạt động dạy học văn tả cảnh theo định hướng phát triển năng lực so với dạy học theo kiểu truyền thống, từ đó có thể phát huy những ưu điểm và tìm hiểu cải thiện những điều còn hạn chế.
-Đồng thời, các số liệu và các phản hồi sau quá trình thực nghiệm sẽ giúp chúng tôi có những nhận xét, đánh giá, kết luận cũng như những kiến nghị có tính khách quan hơn.
3.1.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi chọn tiết TLV sau để soạn và tiến hành thực nghiệm dạy học:
Chủ điểm: Con người với thiên nhiên, tuần 8 Tên bài: Luyện tập tả cảnh
Đề bài:
2. Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.
Điểm giống và khác nhau ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
+ Điểm giống nhau: Số HS ở lớp thực nghiệm và đối chứng, mức độ nhận thức của HS tương đương nhau.
+ Sự khác nhau: Đó là việc sử dụng các phương pháp, cá ch tổ chức các hoạt động, dụng cụ dạy học có sự thay đổi.
Bảng 3.1. So sánh điều kiện lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Cácyếutố Lớp thựcnghiệm Lớpđốichứng
Thiết bị dạy học + SGK TV 5
+ Bảng GV
+ Tranh minh họa phóng to + Đoạn phim ngắn
+ SGK TV 5 + Bảng GV
Phương pháp dạy học + Phương pháp thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, quan sát + Phương pháp dạy học nêu vấn đề + Phương pháp giảng giải
+ Phương pháp giao tiếp
Hình thức tổ chức + Dạy học cả lớp + Dạy học cá nhân
+ Không gian trong lớp học
+ Dạy học cả lớp + Dạy học cá nhân
+ Không gian trong lớp học
3.1.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm
Đối tượng chúng tôi thực nghiệm là HS lớp 5 để kiểm tra được tính thực thi của các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức đã đề ra ở chương 2. Khi lựa chọn đối tượng để thực nghiệm, chúng tôi đã chọn thực nghiệm tại
trường: TH Đinh Bộ Lĩnh, số 14, Đinh Bộ Lĩnh, Phường 8, Thành Phố Mỹ Tho, Tiền Giang
Tiêu chuẩn lựa chọn của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: -Số lượng HS chênh lệch nhau không quá nhiều (1 - 2 HS) -Chất lượng học tập của các lớp tương đương.
-GV dạy có trình độ nghiệp vụ và thâm niên công tác cũng tương đương nhau (tất cả GV đều là GV dạy giỏi cấp huyện).
Dưới đây là danh sách các lớp tham gia thực nghiệm:
Trường TH Đinh Bộ Linh Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Số HS Lớp Số HS Năm 2 28 Năm 1 29 Năm 3 27 Năm 4 30
Chúng tôi tiến hành điều tra thực nghiệm và thực nghiệm trong thời gian học kì I của năm học 2017 - 2018
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm
Để đạt được mục đích thực nghiệm, trên cơ sở phân tích nội dung, chương trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành xây dựng các kế hoạch bài dạy có sử dụng các hoạt động và hình thức tổ chức dạy học mà luận văn đã đề xuất. Sau đấy, tôi tiến hành dạy theo kế hoạch bài dạy này ở lớp thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, tôi tiến hành dạy dựa theo giáo án của GV chủ nhiệm. Mỗi bài dạy thực hiện đồng thời ở cả hai lớp. Đây là cơ sở để so sánh làm nổi rõ chất lượng của nhóm thực nghiệm, là yếu tố quan trọng để khẳng định hay phủ định giả thiết.
Thời gian và quy trình thực nghiệm được chúng tôi tiến hành theo thời khóa biểu của trường thực nghiệm. Trước khi thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành quan sát một số tiết dạy của GV, sau đó chúng tôi tiến hành dạy hai kế
hoạch dạy học theo hướng đề xuất. Từ đó tổng kết kết quả từ phía HS để phần nào kiểm nghiệm được tính khả thi của đề tài.
3.1.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm
Các bước của hoạt động thực nghiệm bao gồm 3 giai đoạn được mô tả qua sơ đồ sau: