Hoạt động lập dàn ý bài văn tả cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 (tại mỹ tho, tiền giang) theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 59)

Để làm một bài văn đúng trình tự, đầy đủ về nội dung, hay về lời văn, đẹp về hình ảnh, đúng về ngữ pháp… đòi hỏi HS phải có vốn kiến thức tốt về cấu tạo bài văn tả cảnh; từ ngữ, kiến thức về câu phong phú, biết cách xây dựng, sắp xếp, liên kết các câu, các đoạn trong văn bản. Chính vì lẽ đó, việc lập dàn ý có vai trò quan trọng bởi vì đây là khâu quyết định của việc xây dựng cấu trúc, nhằm định hình trật tự nội dung của bài văn. Muốn HS lập được dàn ý phù hợp GV phải hướng dẫn HS hai công việc chính đó là: chọn lọc ý và sắp xếp các ý

theo một trình tự phù hợp. Vì những điều HS quan sát, thu thập được từ thực tế luôn bao gồm cả phần thô lẫn phần tinh. Điều quan trọng khi lập dàn ý là HS phải biết lựa chọn phần tinh và loại bỏ phần thô. Để làm được điều đó, GV cần định hướng cho HS đâu là trọng tâm đâu là thứ yếu.

Ví dụ:

- Khi tả cảnh khu vườn buổi sáng thì trọng tâm là cây cối, hoa lá trong vườn, còn cảnh bầu trời là phụ.

- Khi tả cảnh hoàng hôn thì trọng tâm là tả mặt trời, màu sắc của mây trời, còn cảnh dòng xe cộ, hàng cây là phụ.

GV cần hướng dẫn HS biết cách sắp xếp nội dung theo từng phần dàn ý có thể là theo trình tự thời gian, trình tự không gian và theo cảm nhận của từng giác quan.

Với HS còn yếu GV có thể cho HS lập dàn ý theo mức độ từ dễ đến khó. Mức độ 1: Lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát và câu hỏi định hướng. Mức độ 2: Lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát.

2.2.3. Hoạt động viết các đoạn của bài văn tả cảnh

Từ dàn ý đã lập được HS sẽ sử dụng từ ngữ của mình để phát triển ý, dựng thành đoạn và bài văn. GV nên hướng dẫn HS viết bài văn tả cảnh thành nhiều đoạn, mỗi đoạn tập trung miêu tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh.

Khi hướng dẫn HS viết đoạn, GV nhắc nhở HS phải đảm bảo có sự liên kết chặt chẽ về ý nghĩa giữa các câu trong đoạn, tả những đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau trong cảnh. Sự liên hệ của các câu về mặt ngôn ngữ được tạo nên bởi các biện pháp liên kết như: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng…Đoạn văn nào không đảm bảo các yêu cầu trên sẽ trở nên lộn xộn, khó hiểu. Các đoạn văn trong bài liên kết với nhau sẽ tạo thành một bài văn hoàn chỉnh, dễ hiểu và gây ấn tượng với người đọc.

Có nhiều cách liên kết đoạn văn như dùng từ ngữ thay thế, dùng câu nối… Thông thường trong văn tả cảnh, khi miêu tả theo trình tự thời gian nên dúng các từ chỉ thời gian để liên kết đoạn. Còn miêu tả theo thứ tự không gian thì dùng các từ chỉ vị trí. Trong đoạn văn luôn có câu mở đầu và câu kết đoạn. Câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn diễn dịch, nêu ý của toàn đoạn: giới thiệu cảnh vật hoặc địa điểm sẽ miêu tả. Câu kết đoạn thường đứng ở cuối đoạn theo lối quy nạp, có thể nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết về cảnh.

Khi xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cảnh GV cần hướng dẫn HS bám sát nội dung dàn ý để phát triển đoạn nhằm tránh trường hợp lặp ý, đồng thời nội của đoạn văn cũng sẽ thống nhất và xúc tích hơn.

2.2.4. Hoạt động ngoại khóa

2.2.4.1. Trò chơi học tập

Trò chơi học tập có thể được sử dụng ở tất cả các cấp học, nhưng có lẽ phổ biến nhất là ở TH, lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học”. GV có thể tổ chức trò chơi để đạt các mục đích học tập khác nhau. Trò chơi được tổ chức đầu giờ thường là trò chơi khởi động, để gây hứng thú, tạo không khí học tập, để ôn lại kiến thức cũ, đồng thời khơi gợi tính tò mò để dẫn dắt HS vào hoạt động tìm tòi kiến thức mới. Còn những trò chơi tổ chức cuối tiết học thường là nhằm mục đích củng cố kiến thức cơ bản trong bài, giúp HS khắc sâu, nhớ lâu, vận dụng những kiến thức vừa được học…

Trò chơi học tập có tác dụng làm cho hoạt động học trở nên nhẹ nhàng và hứng thú hơn với HS, giúp HS rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, tinh thần đoàn kết, tính đồng đội, kĩ năng tương tác giữa HS – HS, HS - GV, kĩ năng phản xạ, tư duy nhanh,...

GV cần nghiên cứu mục tiêu và nội dung bài học để lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích, chủ yếu là để chuyển tâm lí HS từ hoạt động chơi sang hoạt động học hay nhằm kiểm tra kiến thức cũ, gây sự tò mò, định hướng vào nội dung bài học mới. Việc thường xuyên tổ chức cho HS tham gia các trò chơi

trong các hoạt động tập thể sẽ có tác dụng giúp cho việc tổ chức trò chơi trên lớp được thuận tiện, dễ dàng.

Khi tổ chức các trò chơi, GV chỉ nên là người hướng dẫn còn HS là người điều hành và thực hiện các hoạt động có liên quan nhằm phát huy tốt tính chủ động, tự quản của HS. Bên cạnh đó, GV cần quan tâm tới việc tạo tâm thế cho HS trước khi chơi và khuyến khích HS sáng tạo trong khi chơi để tất cả HS đều tham gia chơi hết mình.

Hoạt động tổ chức trò chơi có thể tiến hành theo 3 bước: chuẩn bị, tiến hành và tống kết, đánh giá. Các bước này có mối quan hệ gắn bó với nhau, cho nên cần đảm bảo sự thống nhất giữa chúng.

a. Chuẩn bị

Trong quá trình chuẩn bị, GV cần: - Thiết kế trò chơi:

Căn cứ vào tính chất và mục tiêu của bài học, khả năng và kinh nghiệm của HS, phương tiện vật chất cần thiết, quỹ thời gian dành cho hoạt động tương ứng... để xây dựng trò chơi cho phù hợp.

Đối với một trò chơi, thông thường, GV cần làm rõ: + Tên trò chơi.

+ Nội dung.

+ Người tham gia.

+ Cách chơi, cách tiến hành. + Cách đánh giá.

+ Phương tiện phục vụ trò chơi. + Thời gian.

- Dự kiến những HS tham gia trò chơi:

Trong trường hợp cần thiết, nên dự kiến trước những HS tham gia, thực hiện trò chơi. Trong đó, ưu tiên cho những em rụt rè, nhút nhát, chưa có kỹ năng tham gia, thực hiện trò chơi; đối với những trò chơi mang tính đồng đội, cần bảo

đảm sự cân sức hợp lý giữa các đội chơi và thành phần HS trong đội nên đa trình độ.

- Chuẩn bị phương tiện phục vụ trò chơi:

Tuỳ tính chất, nội dung trò chơi, điều kiện của trường của lớp..., cần chuẩn bị những phương tiện nhất định để nâng cao hiệu quả của trò chơi. Những phương tiện này có thể do GV chuẩn bị hay HS chuẩn bị ở nhà và mang tới lớp...

Ngoài ra, GV cần dự kiến khả năng thực hiện của HS, dành thời gian cho trò chơi, phân công HS làm người dẫn chương trình, trọng tài...

b. Tiến hành

Bước này được thực hiện khi GV tổ chức cho HS TH hoạt động tương ứng như đã dự kiến với trình tự như sau:

- GV giúp HS nắm vững thông tin trò chơi như: tên trò chơi, nội dung, cách chơi, cách phân thắng bại...

- GV chọn HS tham gia trò chơi ( ví như chọn 2 đội tham gia), giới thiệu trọng tài, Ban giám khảo (nếu có),...

- HS thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi. - Trò chơi được tiến hành theo dự kiến.

c. Tổng kết, đánh giá

- Sau khi trò chơi kết thúc, GV cùng HS đánh giá trò chơi và rút ra kết luận thích hợp.

- GV hướng dẫn HS đánh giá việc thực hiện trò chơi như: trò chơi có thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với bài học không, có thể rút ra được điều gì qua trò chơi này...

- GV nhận xét, đánh giá chung và tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc.

d. Ví dụ minh hoạ:

Trò chơi được sử dụng trước khi HS tiến hành lập dàn ý của tiết TLV: Luyện tập tả cảnh (SGK TV 5, tập 1, Tr 62, tuần 6)

Đề bài: Em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).

Mục đích:

+ Kiến thức: Cung cấp cho HS một số kiến thức liên quan để xây dựng dàn ý cho bài văn tả cảnh dòng sông như: những sự vật thường thấy trên sông, những tính từ, động từ thường dùng để miêu tả đặc điểm của con sông... Đồng thời cung cấp cho HS thông tin chi tiết về nguồn gốc của dòng sông Tiền chảy qua quê hương mình.

+ Năng lực: Rèn HS kỹ năng suy luận logic, sự nhanh nhẹn và chiến thuật để dành chiến thắng khi tham gia trò chơi.

Tiến hành:

- Hình thức chơi: nhóm - Luật chơi như sau:

+ GV chia lớp thành 2 nhóm: A và B. GV treo bảng phụ có kẻ sẵn ô chữ lên bảng. Lớp trưởng sẽ là người giữ vai trò người dẫn chương trình cho cuộc thi và lần lượt đọc các câu đố. Thành viên của nhóm nào giơ tay trước ngay sau khi lớp trưởng vừa đọc hết câu đố, sẽ giành được quyền ưu tiên trả lời cho nhóm mình; nếu trả lời đúng sẽ ghi cho nhóm mình 10 điểm, còn nếu trả lời sai sẽ bị trừ 2 điểm và nhóm còn lại sẽ tới lượt trả lời. Nhóm thứ 2 trả lời sau, nếu đúng vẫn được cộng 10 điểm.

Lưu ý: Với mỗi câu hỏi, từng nhóm chỉ được trả lời một lần. Nếu trường hợp cả 2 nhóm đều trả lời sai thì xem như ô đó sẽ để trống. GV sẽ công bố đáp án khi trò chơi đã kết thúc. Ô chữ hàng dọc có giá trị 30 điểm, đại diện cả 2 nhóm có thể xung phong trả lời ô hàng dọc vào bất cứ lúc nào. Nếu trả lời đúng trò chơi sẽ dừng lại, tuy nhiên nếu trả lời sai nhóm đó sẽ bị loại khỏi cuộc thi.

Tổng kết:

Lớp trưởng tổng kết điểm số và công bố đội thắng cuộc. GV sẽ cung cấp thêm thông tin, giải thích thêm về một số câu trả lời nếu cảm thấy HS chưa hiểu rõ. Cuối dùng là phần tuyên dương, tặng quà cho đội giành chiến thắng.

Nội dung ô chữ và các câu đố: 1 2 3 4 5 6 7 8

Câu 1: Hãy tìm lời giải cho câu đố:

Ra đi từ núi từ sông,

Theo dòng nước chảy nhiều vùng trôi qua. Đắp bồi bờ bãi quê ta,

Ngôi khoai xanh tốt mượt mà quanh năm. Là gì?

Câu 3: Hãy tìm lời giải cho câu đố:

Mong manh tím biếc dòng sông Quanh năm trôi nổi long đong phận bèo.

Là hoa gì?

Câu 4: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu ca dao sau: Núi cao biển rộng … ,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu 5: Phương tiện vận tải đường thuỷ nói chung gọi là gì?

Câu 6: Hãy tìm lời giải cho câu đố:

Rõ ràng chẳng phải nồi canh Thế mà vị mặn, nước xanh, cá nhiều?

Là gì ?

Câu 7: Tính từ gợi tả sự chuyển động lên xuống nhẹ nhàng theo làn sóng, làn gió.

Câu 8: Đường cong và liên tiếp với dáng vẻ mềm mại (nói khái quát).

Từ hàng dọc:

Nhánh hạ lưu bên trái của sông Mê Kông, chảy từ đất Campuchia vào đồng bằng miền Nam Việt Nam, qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông.

Đáp án: 1 P H Ù S A 2 H O À N G H Ô N 3 L C B Ì N H 4 M Ê N H M Ô N G 5 T À U T H U Y N 6 B I N 7 B N G B N H 8 U N L Ư N 2. Trò chơi: “Ô số bí ẩn”

Áp dụng cho tiết TVL: “Luyện tập tả cảnh” (TV 5, tập 1, Tr 81)

Đề bài: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. Mục đích:

+ Giúp HS phát triển vốn từ ngữ, rèn luyện kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ, cách trình bày… khi làm bài văn tả cảnh.

Chuẩn bị:

+ Một bộ ảnh chụp những cảnh đẹp khác nhau của tỉnh Tiền Giang, ảnh được đánh số ở một mặt từ 1- 9 + Bảng phụ có kẻ sẵn ô số như sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tiến hành:

+ HS được gọi lên sẽ chọn một ô số bất kì trên bảng phụ. Sau đó GV dán bức ảnh có số tương ứng lên bảng, người chơi có nhiệm vụ miêu tả về cảnh trong ảnh (từ 2-3 câu).

+ Tiếp theo GV gọi tiếp một số HS khác tham gia trò chơi. Số lượng HS phụ thuộc vào thời gian dành cho trò chơi.

Tổng kết:

+ Khi trò chơi kết thúc, GV và cả lớp bình chọn người chơi miêu tả hay nhất. HS nào có số phiếu bình chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc. Đồng thời GV sẽ sửa lỗi cho những HS còn sai chính tả, cú pháp…

2.2.4.2. Tham quan

Hình thức dạy học ngoại khoá được nhà trường tổ chức cho HS vào thời gian ngoài giờ lên lớp tuỳ theo: môn học, chủ đề, bài học,... Đây là một hoạt động học tập nhằm củng cố, rèn luyện, góp phần nâng cao vốn hiểu biết đồng thời mang đến những trải nghiệm thực tế cho HS. Hình thức t ổ c h ứ c hoạt động ngoại khóa khá đa dạng, có thể kể đến như: tham quan, cắm trại, công tác xã hội...

Thông qua các hoạt động này, vốn hiểu biết của HS sẽ được mở rộng, nâng cao khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Hoạt động ngoại khóa nói chung và tham quan nói riêng c ò n giúp HS t h ê m tự tin, năng động, vui tươi hơn; đồng thời còn giúp tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học. Không ai có thể phủ nhận được đây là một hoạt động học tập, giải trí thiết thực được HS đặc biệt hứng thú. Nhà trường có thể tổ chức cho HS tham quan các khu di tích lịch sử , những địa danh nổi tiếng của địa phương, đất nước để HS hiểu rõ hơn về quê hương, lịch sử của dân tộc mình. Qua những chuyến đi như vậy, HS có dịp tham gia hoặc chứng kiến những sự việc xảy ra trong đời sống xã hội, giúp HS hiểu hơn về cuộc sống xung quanh mình. Việc tham quan, du lịch còn giúp cho HS hình thành kỹ năng sống, nhận ra đâu là

điều nên làm hoặc nên tránh; điều này không chỉ giúp HS học tốt văn tả cảnh mà đây còn là hành trang quý cho cuộc sống của HS sau này.

Tuy nhiên, hình thức dạy học này đòi hỏi r ấ t n h i ề u t ừ sự chuẩn bị của GV. GV cần phải lên kế hoạch thật cụ thể, chuẩn bị chu đáo về phương tiện, kinh phí, khả năng bao quát, tổ chức các hoạt động liên quan để quản lí HS trong quá trình tiến hành tham quan.

a. Chuẩn bị

- Lựa chọn hình thức ngoại khoá: tham quan, lao động công ích.

- Xác định nội dung của hoạt động ngoại khoá: mang lại những điều mới lạ, bổ ích, có tác dụng thiết thực đối với HS. Việc lựa chọn nội dung phải phù hợp với mục tiêu, tính chất của bài học, khả năng của lớp học, điều khiện thực tế khách quan.

- Dự kiến những nhiệm vụ, công việc HS cần thực hiện: Quan sát những sự vật, hiện tượng, ghi chép lại những nội dung cần thiết, có thể chụp ảnh; tham gia vệ sinh một đoạn công viên vào cuối buổi tham quan.

- Dự kiến lịch trình tổ chức hoạt động: Trình tự các công việc sẽ được tiến hành qua các hoạt động, khoảng thời gian và nơi tiến hành cho từng công việc.

- Dự kiến thời gian: Thời điểm tiến hành và khoảng thời gian dành cho hoạt động. Tránh việc tổ chức thời gian quá dài gây mệt mỏi cho HS.

- Dự kiến địa điểm: Tốt nhất là tại địa phương thuận lợi cho việc đi lại, sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 (tại mỹ tho, tiền giang) theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)