Cao tính tích hợp, phân hóa trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 (tại mỹ tho, tiền giang) theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 55 - 58)

Một trong những giải pháp sư phạm nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về mọi mặt và tạo mọi cơ hội để phát triển năng lực tiềm tàng bản thân là dạy học tích hợp và dạy học phân hóa.

2.1.4.1. Tính tích hợp trong dạy học

Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ.

Tích hợp là một trong những quan điểm dạy học nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Ở Việt Nam, Chiến lược phát triển GD 2011 - 2020 hướng tới mục tiêu phát triển năng lực không chỉ dựa vào tính hệ thống, logic của khoa học tương ứng khi xác định nội dung học tập mà còn gắn với các tình huống thực tiễn, chú ý đến khả năng học tập và nhu cầu, phong cách học của mỗi cá nhân HS. Các yêu cầu này đòi hỏi chương trình cần được phát triển theo định hướng tích hợp nhằm tạo điều kiện cho người học liên tục huy động kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực môn học và hoạt động GD khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Qua đó, các năng lực chung cơ bản cũng như năng lực chuyên biệt của người học được phát triển.

Một kế hoạch dạy học mang tính tích hợp cần đáp ứng các yêu cầu sau: + Trang bị cho HS hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội dung vào các tình huống có ý nghĩa cần được tích hợp để từ đó GD HS có những cử chỉ, việc làm, hành vi đúng đắn. Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng HS ở khối lớp thông qua các môn học và hoạt động GD khác nhau. Không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở

HS năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc.

+ Phát triển các kỹ năng thực hành, kỹ năng thực hiện và ứng xử tích cực trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống làm cho HS hòa nhập vào thế giới cuộc sống; làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.

+ Giúp HS hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm cho con người trở nên"mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin, nhưng không dùng được. Giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích. Tránh áp đặt, giúp HS phát triển năng lực.

Ví dụ: Phân môn TLV được dạy tích hợp với phân môn Tập đọc ở mỗi chủ điểm. Nội dung của các văn bản Tập đọc chính là những gợi ý, cách sắp xếp bố cục cho tiết TLV nói chung và văn tả cảnh nói riêng. Ngoài ra văn tả cảnh còn có thể tích hợp với những kiến thức của môn Mỹ thuật như: bố cục, các mảng, hình khối…

2.1.4.2. Tính phân hoá trong dạy học

Dạy học phân hoá là một quan điểm dạy học tập trung vào việc thiết kế giảng dạy xuất phát từ tình hình thực tế của HS, dựa vào đặc điểm cá nhân, tâm lí, sinh lí, nhu cầu, động cơ, hứng thú, nguyện vọng, điều kiện hoàn cảnh... của HS mà tìm cách dạy cho phù hợp, giúp cho mọi HS đều có cơ hội phát triển toàn diện năng lực tiềm tàng của bản thân.

Đặc thù của dạy học phân hóa là dạy sao cho vừa sức với đối tượng: HS ở mức độ khá, giỏi thì dạy sao cho HS hứng thú, đam mê với việc học. Đối với HS trung bình thì tạo động lực để HS vươn lên. Với HS yếu, kém thì phải bù đắp

được chỗ hỏng về kiến thức để lĩnh hội được kiến thức cơ bản. Như vậy, dạy học phân hóa xuyên suốt và chi phối mọi phương pháp dạy học.

Chẳng hạn, khi GV tiến hành hoạt động ngoại khoá như: trò chơi học tập, tham quan trong tiết dạy văn tả cảnh, thì GV cần dành nhiều thời gian hơn để theo sát, có những câu hỏi gợi ý, định hướng kịp thời về cảnh vật hiện tại đối với HS HS yếu, nhằm hỗ trợ HS xác định đâu là những nét chính cần lưu ý và ghi chép lại vào sổ tay của mình.

Các yếu tố về dạy học phân hóa bao gồm:

+ Phân hóa về nội dung: Trong cùng một nội dung kiến thức bài học, có em đã biết, biết ở mức độ, hoàn toàn chưa biết, có em chỉ có khả năng phát hiện vấn đề, mỗi em hiểu và vận dụng kiến thức ở các mức độ khác nhau. GV cần lựa chọn dạy cái gì để đạt hiệu quả cho từng em.

+ Phân hóa quy trình: GV cần tìm một quy trình thỏa mãn cho nhiều đối tượng, làm sao để những HS trung bình, yếu không, cảm thấy chán nản với một nội dung quá khó, HS khá, giỏi không cảm thấy buồn tẻ, chán nản trước một nội dung quá dễ.

+ Phân hóa sản phẩm: Sản phẩm là kết quả cuối cùng của bài học. Mức độ hiểu biết, mức độ hoàn thiện, mức độ thể hiện của mỗi HS rất đa dạng. Vậy cần phải có phương pháp đánh giá phù hợp.

+ Phân hóa trong công cụ đánh giá: Do sản phẩm có sự phân hóa nên công cụ đánh giá không được rập khuôn, máy móc mà phải hết sức linh hoạt.

Tích hợp và phân hóa là hai yêu cầu luôn cần được quán triệt đồng thời, thống nhất. Nó được chú ý ở cả mục tiêu, nội dung và phương pháp GD.

Ví dụ: Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường. Chọn viết một đoạn theo dàn ý trên. (SGK, TV 5, tập 1, tr.43, tuần 4).

Bài này nằm trong chủ đề Cánh chim hoà bình, nên GV sẽ tích hợp nhận thức về giá trị của hoà bình, những ngày tháng bình yên được cắp sách đến trường cùng thầy cô, bè bạn.

2.2. Hệ thống hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 (tại mỹ tho, tiền giang) theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)