Tiến trình thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 (tại mỹ tho, tiền giang) theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 82)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Quy trình thực nghiệm

3.1.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

Các bước của hoạt động thực nghiệm bao gồm 3 giai đoạn được mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Quy trình thực nghiệm sư phạm 3.1.6. Giáo án thực nghiệm 3.1.6. Giáo án thực nghiệm

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1

Người soạn: Đỗ Trường Hải Người dạy: Đỗ Trường Hải

Lớp dạy: Lớp 5/3 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

Giai đoạn 2: Thực nghiệm

Giai đoạn 3: Xử lí kết quả thực nghiệm

QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM

Biên soạn các tài liệu thực nghiệm Giai đoạn 1:

Chuẩn bị Xây dựng thang đánh giá chuẩn

Xác định điều kiện thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm

Đánh giá kết quả thực nghiệm

Định tính Định lượng

Tên bài: TLV - Luyện tập tả cảnh (SGK TV 5, tập 1, Tr 34, tuần 3)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- HS biết hoàn chỉnh đoạn văn dựa vào nội dung chính của từng đoạn.

- HS biết chuyển một phần dàn ý của bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, sinh động và tự nhiên.

II.CHUẨN BỊ:

- Dàn ý của bài văn miêu tả cơn mưa của từng HS.

- Bảng phụ ghi nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa (BT1). - Giấy 6 tờ giấy khổ to và bút dạ cho HS làm bài.

- Một đoạn clip ngắn 4 phút về cảnh cơn mưa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

A . Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS đọc lại dàn bài của bài văn tả cảnh cơn mưa (Bài làm của bài tập 2 - tiết TLV trước mà HS đã hoàn thiện ở nhà).

- Hai đến ba HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.

- GV nhận xét.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Ở tiết học trước, HS đã được quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cơn mưa rào. Vậy từ dàn ý ấy chuyển sang thành một đoạn văn như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành điều này.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên bài và ghi vào

2. Hướng dẫn HS luyện tập

Bài tập 1

- GV yêu cầu một HS đọc toàn bộ nội dung bài tập. Lưu ý đọc là ba chấm chỗ có dấu (...).

- Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì? - Hoàn chỉnh lại đoạn văn mà bạn Quỳnh Liên đang viết dở. - Bạn Quỳnh Liên làm một bài văn có đề

bài như thế nào?

- Tả quang cảnh sau cơn mưa.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bốn đoạn văn của bạn Quỳnh Liên đang làm dở trong SGK, trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi và cho biết nội dung của mỗi đoạn.

- HS đọc thầm, trao đổi thảo luận theo nhóm đôi và trả lời: Nội dung của mỗi đoạn là:

+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào rồi tạnh ngay.

+ Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.

+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. + Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, mỗi HS chọn hoàn chỉnh một hoặc hai đoạn (trong số bốn đoạn đã cho). GV nhắc HS chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn. Ví dụ: Đoạn 3 có nội dung chính là tả cây cối sau cơn mưa thì chỉ tập trung viết thêm về cây cối.

- HS ghi ra vở nháp những câu văn cần bổ sung theo từng đoạn.

- GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 04 HS, nhắc HS viết bài trên giấy khổ to, mỗi HS viết bổ sung một đoạn. Mỗi chỗ trống ... tương ứng với một tờ giấy. Sau khi HS làm xong yêu cầu HS trao đổi với bạn theo nhóm đôi kết quả bài làm của mình.

- 04 HS nhận giấy khổ to và bút dạ thực hiện theo yêu cầu của GV. Sau khi làm xong, HS trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để sửa chữa và học tập lẫn nhau.

- Gọi HS trình bày và nhận xét bài làm của bạn.

- HS lần lượt trình bày kết quả bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS; tuyên dương khen ngợi các HS viết được các câu văn hay thể hiện sự quan sát tinh tế phù hợp với đoạn văn.

- HS lắng nghe

Ví dụ:

Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào – ào ạt tới rồi tạnh ngay.

Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt. Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màn nước trắng xoá, những bóng cây cối ngả nghiêng, mấy chiếc ôtô phóng qua, nước toé lên sau bánh xe. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.

Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau mưa.

Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đang đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt. Đàn con xinh xắn đang lích rích chạy quanh mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì chúng vừa chui ra dưới đôi cánh to của gà mẹ. Chú mèo

hoang ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm.

Đoạn 3: Cây cối sau mưa.

Sau cơn mưa có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Những hàng cây ven đường được tắm gội thoả thuê nên tươi xanh mơn mởn. Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt nước long lanh trên lá đang nhè nhẹ toả hương.

Đoạn 4: Đường phố và con người sau mưa.

Con đường trước cửa đang khô dần. Trên con đường, xe cộ lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng người cười nói, đi lại rộn rịp. Túa ra từ những chỗ trú mưa, mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.

Lưu ý: Bài văn tả quang cảnh một thị xã nhỏ, vì vậy có cả cảnh đàn gà trong vườn lẫn xe cộ chạy trên đường phố. Tuy vậy, khi thêm câu hoặc từ ngữ vào chỗ trống, nên có chừng mực. Nếu sa đà miêu tả quá nhiều cảnh, nội dung các đoạn có thể không thống nhất với nhau.

Bài tập 2

- Gọi HS đọc bài tập. - Một HS đọc bài tập, cả lớp

theo dõi trong SGK. - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS và gọi

một HS dàn ý của bài văn tả cơn mưa đã chuẩn bị trước.

- GV cho cả lớp xem clip về cảnh một cơn mưa.

- HS mở vở nháp để GV kiểm tra. Một HS đọc to dàn ý của bài văn.

- Yêu cầu HS thực hiện bài tập. - HS làm việc cá nhân để thực hiện bài tập.

- Gọi HS trình bày kết quả bài làm trước lớp. GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS; tuyên dương khen ngợi các HS viết được đoạn văn hay, thể hiện được sự quan sát riêng, lời văn chân thực, sinh động; trình bày kết quả rõ

ràng, rành mạch.

- HS lần lượt đứng lên trình bày kết quả bài làm. Cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe.

- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn và quan sát trường học của mình ngay sau giờ học, ghi lại những điều quan sát được vào vở nháp.

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 2

Người soạn: Đỗ Trường Hải Người dạy: Đỗ Trường Hải

Lớp dạy: Lớp 5/2 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

Tên bài: TLV - Luyện tập tả cảnh (SGK TV 5, tập 1, Tr 81, tuần 8)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.

- Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh; cảm xúc của người tả đối với cảnh).

- GD HS ý thức được trong việc miêu tả nét đặc sắc của cảnh, tả chân thực, không sáo rỗng.

- Bảng phụ tóm tắt những gợi ý giúp HS lập dàn ý. - HS: Một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp của đất nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS GHI

CHÚ

* Hoạt động 1 : Khởi động - Hát Bài cũ:

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.

Giới thiệu bài mới:

- Luyện tập tả cảnh

* Hoạt động 2: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp của địa phương.

- Hoạt động lớp

- GV gợi ý - 1 HS đọc yêu cầu

+ Dàn ý gồm mấy phần? - 3 phần (MB - TB - KL)

+ Dựa trên những kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn với đủ 3 phần.

Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được chọn tả là cảnh nào? Ở vị trí nào trên quê hương? Điểm quan sát, thời điểm quan sát?

- GV có thể yêu cầu HS tham khảo bài và ảnh minh hoạ đã in sẵn.

+ Vịnh Hạ Long: xây dựng dàn ý theo đặc điểm của cảnh.

+ Tây nguyên: xây dựng dàn ý theo từng phần, từng bộ phận của cảnh.

GV minh họa

Đoạn văn tham khảo

Thân bài:

a/ Miêu tả bao quát:

- Chọn tả những đặc điểm nổi bật, gây ấn tượng của cảnh: Rộng lớn - bát ngát - đồng quê Việt Nam.

b/ Tả chi tiết: - Lúc sáng sớm: -HS khá giỏi viết đoạn văn cho phần thân bài, nên đi sâu vào phần tả chi tiết

Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong HSo ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Tôi chui ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Tôi chợt nhận ra cái khoảng vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao. Lúc này màn sương tan dần. Khoảng vườn đang tỉnh giấc. Rực rỡ nhất, ngay giữa vườn là một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở. Một cánh, hai cánh, rồi ba cánh... Một màu đỏ thắm như nhung. Điểm tô cho hoa lá là những giọt sương long lanh như hạt ngọc đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Xung quanh hàng hồng nhung những đám hoa cẩm tú nhỏ xinh như muốn dướng cao lên, càng lúc cánh hoa càng xòe tươi rung rinh rập rờn trong nắng sớm...(Bình minh trong vườn )

+ Bầu trời cao

+ Mây: dạo quanh, lượn lờ + Gió: đưa hương thoang thoảng, dịu dàng đưa lượn sóng nhấp nhô...

+ Cây cối: lũy tre, bờ đê òa tươi trong nắng sớm.

+ Cánh đồng: liền bờ - ánh nắng trải đều - ô vuông - nhấp nhô lượn sóng - xanh lá mạ.

+ Trời và đất - hoạt động con người - lúc hoàng hôn.

+ Bầu trời: mây - gió - cây cối - cánh đồng - trời và đất - hoạt động người. -HS trung bình có thể viết cho phần mở bài, kết luận hoặc phần tả bao quát Kết luận: Cảm xúc của em với cảnh đẹp quê hương. - HS lập dàn ý trên nháp - giấy khổ to.

- Trình bày kết quả

 GV nhận xét, bổ sung - Lớp nhận xét

* Hoạt động 3: Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương

- Hoạt động lớp, cá nhân

- 1 HS đọc yêu cầu - GV nhắc:

+ Nên chọn 1 đoạn trong thân bài để chuyển thành đoạn văn.

- Lớp đọc thầm, đọc lại dàn ý, xác định phần sẽ được chuyển thành đoạn văn. + Phần thân bài có thể gồm nhiều

đoạn hoặc một bộ phận của cảnh.

- HS viết đoạn văn

- Một vài HS đọc đoạn văn + Trong mỗi đoạn thường có 1 câu

văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.

- Lớp nhận xét

- GV nhận xét đánh giá cao những bài tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng.

* Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp

- Bình chọn đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực.

- GV đánh giá - Lớp nhận xét, phân tích

Tổng kết - dặn dò:

- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh: Dựng đoạn mở bài - Kết luận.

- Lắng nghe

3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.2.1. Phương pháp đánh giá 3.2.1. Phương pháp đánh giá

Bên cạnh việc quan sát sự hứng thú của HS ngay trong tiết học thì việc dành thời gian trao đổi với HS sau mỗi tiết dạy cũng giúp cho người nghiên cứu thấy được mức độ hứng thú và say mê ở HS, cũng như nắm bắt được những khó khăn, tâm tư của HS.

Sau mỗi giờ dạy, GV thu sản phẩm là bài làm của HS để làm cơ sở đánh giá chất lượng bài làm.

3.2.2. Tiêu chí đánh giá

3.2.2.1. Tiêu chí đánh giá định tính

Chỉ tiêu đánh giá định tính được kiểm nghiệm chủ yếu thông qua việc quan sát, đánh giá mức độ hứng thú của HS qua 2 tiết thực nghiệm và 2 đối chứng.

3.2.2.2. Tiêu chí đánh giá định lượng

Chỉ tiêu đánh giá định lượng sẽ được kiểm chứng thông qua phiếu khảo sát HS cuối tiết học. Với thang điểm 10 cho phiếu bài tập, chúng tôi đánh giá dựa vào 3 mức độ cơ bản sau đây:

Mở đoạn (1-2 câu) : Nêu được ý chính của đoạn (1 điểm)

Thân đoạn :

- Các câu trong đoạn thống nhất, nêu bật được ý của đoạn (1 điểm) - Các ý trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý (2 điểm)

- Có sử dụng các biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hoá…thể hiện được sự sáng tạo cá nhân. (2 điểm)

- Sử dụng dấu câu phù hợp, đặc biệt là dấu phẩy, câu văn đúng ngữ pháp (1 điểm)

- Các chi tiết, câu trong đoạn được kết nối liền mạnh (1 điểm) - Chữ viết rõ ràng, dễ đọc, ít lỗi chính tả (1 điểm)

Kết đoạn : Nêu được cảm nghĩ về cảnh đã miêu tả trong đoạn (1 điểm)

Câu mở đoạn nêu được ý chính của đoạn văn. HS phát triển được ý của đoạn theo một trình tự hợp lý, miêu tả sinh động và có sử dụng các biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hoá…Câu kết đoạn, HS nêu được cảm nghĩ về cảnh đã miêu tả trong đoạn văn. Bài làm rất ít hoặc không có lỗi chính tả.

Mức độ 2: Hoàn thành (5 – 8 điểm):

HS nêu bật được cảnh đang tả, có miêu tả được các đặc trưng cơ bản của cảnh nhưng cách sắp xếp các ý còn lộn xộn, thiếu lôgic.

Mức độ 3: Chưa hoàn thành (dưới 5 điểm): HS chưa nêu bật được đặc điểm của cảnh đang tả, các ý trong đoạn lộn xộn, lạc đề.

Triển khai đánh giá

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả thực nghiệm

Trường Lớp Dạng lớp Số HS Kết quả Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt TH Đinh Bộ Lĩnh Năm 1 Đối chứng 29 1 25 3 3.45% 86.21% 10.34% Năm 2 Thực nghiệm 28 0 15 13 0% 53.57% 46.43% Năm 3 Thực nghiệm 27 0 13 14 0% 48.15% 51.85% Năm 4 Đối chứng 30 2 19 9 6.67% 63.33% 30%

Biểu đồ 3.1. So sánh tương quan điểm số giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm Lớp Thực nghiệm Lớp Thực nghiệm 55 HS Đối chứng 59 HS Mức độ Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt Số lượng 0 28 27 3 44 12 Tỉ lệ % 0 50.91 49.09 5.08 74.57 20.33 0 1 3 11 13 18 9 3 4 10 19 11 7 5 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 (tại mỹ tho, tiền giang) theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)