Thực trạng dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4,5 ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 (tại mỹ tho, tiền giang) theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 44 - 52)

trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

1.2.2.1. Tiến hành khảo sát thực trạng

Để biết thực trạng dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 ở các trường TH trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, chúng tôi đã khảo sát thực tế dạy học kiểu bài này ở các trường TH khác nhau trong thành phố Mỹ Tho.

a) Mục đích khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát để nắm vững nhận thức và năng lực, thực trạng dạy học văn tả cảnh theo SGK TV cho HS lớp 4, 5 ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có những khó khăn gì cả về phía GV và HS, từ đó đưa ra phương pháp, xây dựng những hoạt động dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực.

b) Nội dung khảo sát

- Thực trạng việc dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5

- Thái độ và năng lực của GV TH đối với việc dạy văn tả cảnh theo định hướng phát triển năng lực.

- Hứng thú và năng lực của HS khi học tiết văn tả cảnh

d) Đối tượng khảo sát

Chúng tôi khảo sát qua GV và HS của bốn trường trong thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: TH Thiên Hộ Dương, TH Thủ Khoa Huân, TH Đinh Bộ Lĩnh, TH Thái Sanh Hạnh.

e) Hình thức khảo sát

Phiếu khảo sát: Chúng tôi thiết kế phiếu khảo sát gồm các câu hỏi có nội dung rõ ràng, bổ sung tương trợ lẫn nhau hướng đến mục đích điều tra và nhận lại được những vấn đề cho nghiên cứu với sự chính xác cao. Sau đó, phiếu khảo sát sẽ được đưa tận tay cho GV dạy lớp 4, 5 của cả 4 trường và HS lớp 4, 5 của

trường TH Đinh Bộ Lĩnh- đã nêu ở trên để nghiên cứu và phản hồi những thông tin mà phiếu khảo sát cần.

Phỏng vấn: Chúng tôi thu nhận các thông tin về thái độ, năng lực, chỉ đạo, quản lý, giám sát của Cán bộ quản lí, GV về nhận thức dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực.

g) Kết quả khảo sát

Nhận thức và năng lực của GV TH đối với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

1.2.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát thực trạng

Để có cái nhìn tổng quan về thực trạng dạy và học văn tả cảnh ở các lớp 4, 5 trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang chúng tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát đến GV dạy TV ở các lớp 4, 5 của 3 trường TH là: Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Huân, Đinh Bộ Lĩnh (Tổng cộng có 51 GV) phiếu kết quả thu được cụ thể như sau:

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ học sinh gặp khó khăn khi làm bài văn tả cảnh

Với câu hỏi: “Theo thầy, cô HS lớp 4, 5 có gặp khó khăn trong quá trình làm văn tả cảnh không?”, thì có đến 96,08% số GV được hỏi cho rằng HS đang gặp khó khăn trong vấn đề nêu trên. Điều này cho thấy việc tổ chức, đổi mới và xây dựng các hoạt động dạy học văn tả cảnh cho HS nhằm giúp HS hạn chế

96.08% 3.92%

Có Không

những khó khăn, tự tin hơn khi làm bài cũng như hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ mà đề bài đưa ra là một nhu cầu cấp thiết và cần nghiên cứu.

Bảng 1.2. Tần suất những lỗi mà học sinh thường mắc phải khi làm văn tả cảnh

Những lỗi mà HS thường mắc phải khi làm văn tả cảnh

Số lượt chọn Tỉ lệ %

Bài viết của HS thường mang tính liệt kê, kể lần lượt từng phần

của cảnh, không tả được sự đặc sắc nổi bật của cảnh. 41 80,39 HS chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ

thuật khi miêu tả khiến bài viết thiếu hình ảnh, khô khan, thiếu chân thực và độc đáo.

39 76,47

HS không nắm được trình tự miêu tả, sắp xếp ý lộn xộn, diễn đạt còn lặp ý, không biết cách liên kết đoạn văn chính vì vậy nội dung thiếu logic, thiếu chặt chẽ.

36 70,59

Nội dung bài viết của HS thường sơ sài không đúng trọng tâm. 35 68,63

Viết câu dài dòng hoặc chưa trọn ý. 35 68,63

HS thường vận dụng rập khuôn theo gợi ý của thầy cô hoặc văn

mẫu. 32 62,74

Viết câu còn lặp từ. 30 58,82

HS không biết miêu tả cảnh ở trong không gian và thời điểm

khác nhau. 24 47,06

Lỗi dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ. 19 37,25

So sánh hoặc dùng hình ảnh không phù hợp. 18 35,29

Lỗi dùng từ sai do không biết kết hợp. 17 33,33

Qua bảng này, chúng ta có thể thấy những lỗi HS thường mắc phải nhất chính là: “Bài viết thường mang tính liệt kê, kể lần lượt từng phần của cảnh,

không tả được sự đặc sắc nổi bật của cảnh” chiếm 80,39%; “HS chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả khiến bài viết thiếu hình ảnh, khô khan, thiếu chân thực và độc đáo” chiếm 76,47%. Điều này cho thấy phần lớn HS khi làm văn tả cảnh còn nặng về liệt kê từng ý về cảnh một cách ngẫu nhiên, tuỳ hứng, theo kiểu nhớ đến đâu thì liệt kê đến đấy chứ HS chưa thật sự biết tập hợp các ý một cách có hệ thống nhằm nêu bật được điểm đặc sắc của cảnh. Cũng chính vì còn nghiêng nhiều về liệt kê ý nên HS chưa biết bộc lộ cảm xúc của mình qua bài làm nhằm thể hiện sự rung cảm của bản thân trước cảnh vật đang miêu tả trong bài, HS còn ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá khi làm bài khiến cho bài làm khô khan, thiếu hình ảnh và những sáng tạo mang tính cá nhân độc đáo.

Bên cạnh đó thì việc “HS không nắm được trình tự miêu tả, sắp xếp ý lộn xộn, diễn đạt còn lặp ý, không biết cách liên kết đoạn văn chính vì vậy nội dung thiếu logic, thiếu chặt chẽ” chiếm 70,59%, điều này cho thấy đây là một lỗi phổ biến của HS sinh khi liên kết các đoạn trong bài với nhau khiến ý trong các đoạn thường bị lặp lại, thiếu logic dẫn tới việc bài văn khó hiểu. Bên cạnh đó thì việc “HS thường vận dụng rập khuôn theo gợi ý của thầy cô hoặc văn mẫu” chiếm 62,74% - đây là một tỉ lệ khá cao. Điều này cho thấy HS còn chưa mạnh dạng diễn đạt những suy nghĩ, thể hiện những sáng tạo mang tính cá nhân vào bài văn tả cảnh của mình vì nhiều lý do khác nhau như: HS chưa nắm vững cách viết, chưa tự tin, lười sáng tạo và sợ bị điểm thấp khi làm khác với bài mẫu mà GV gợi ý…Chiếm đến 58,82% những lỗi mà HS thường mắc phải khi làm văn tả cảnh chính là: “Viết câu còn lặp từ” khiến cho câu văn nói riêng và đoạn văn, bài văn nói chung trở nên nhàm chán, thiếu phong phú trong cách biểu đạt.

Bảng 1.3. Nguyên nhân dẫn đến những lỗi của học sinh khi làm văn tả cảnh Nguyên nhân dẫn đến những lỗi của HS

khi làm văn tả cảnh

Số lượt

chọn Tỉ lệ %

HS chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật, khả năng quan sát của HS không được thường xuyên rèn luyện, quá trình quan sát còn hời hợt thiếu định hướng, thiếu tinh tế chính vì vậy HS chưa tìm ra được đặc điểm nổi bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của HS còn hạn hẹp.

48 94,12

Vốn kiến thức và kinh nghiệm viết văn tả cảnh của HS còn hạn chế.

HS chưa phân biệt được kể với tả.

41 80,39

HS chưa có được kĩ năng lập dàn ý phát triển ý xây dựng

đoạn văn, chưa biết liên kết các đoạn thành bài văn. 38 74,51 Chương trình SGK hiện hành xây dựng chưa liền mạch

còn có những bất cập. 9 17,65

Bản thân GV chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp tìm ra cách thức giúp HS khắc phục yếu kém.

7 13,72

Nội dung phần lí thuyết TLV GV dạy chưa sâu, chưa

chốt được kiến thức cho HS. 0 0

Kết quả thống kê được cho thấy nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến lỗi của HS khi làm bài văn tả cảnh chính là “HS chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật, khả năng quan sát của HS không được thường xuyên rèn luyện, quá trình quan sát còn hời hợt thiếu định hướng, thiếu tinh tế chính vì vậy HS chưa tìm ra được đặc điểm nổi bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của HS còn

hạn hẹp” chiếm đếm 94.12%; để làm tốt một bài văn miêu tả nói riêng và văn tả cảnh nói chung thì việc có một kĩ năng quan sát tốt có vai trò rất quan trọng vì đây chính là bước thu thập thông tin ban đầu về đối tượng sẽ tả. Trong cuộc sống hằng ngày thì HS đã sử dụng kĩ năng quan sát rất nhiều, tuy nhiên điều này còn mang tính tự phát, ngẫu nhiên; chính vì vậy khi tiến hành thu thập thông tin cho bài văn tả cảnh thì HS sẽ cảm thấy bỡ ngờ và cần sự hỗ trợ nhiều hơn của GV để hình thành khả năng quan sát có mục đích rõ ràng và theo một trình tự hợp lý.

Tiếp theo đó thì lý do: “Vốn kiến thức và kinh nghiệm viết văn tả cảnh của HS còn hạn chế. HS chưa phân biệt được kể với tả” chiếm 80,39%; chính vì đang trong giai đoạn đầu làm quen với thể loại miêu tả cảnh nên HS chưa có nhiều kinh nghiệm trong cách thể hiện và diễn đạt ý. Bài làm có xu hướng kể lại những điều mà bản thân HS đã chứng kiến và trải qua hơn là tập trung vào miêu tả cảnh vật đang được nói đến trong đề bài; điều này khiến cho bài làm của HS dễ lạc đề, chuyển sang một câu chuyện khác.

Một nguyên nhân nữa khiến cho bài làm của HS chưa đạt yêu cầu chính là “HS chưa có được kĩ năng lập dàn ý, phát triển ý, xây dựng đoạn văn. HS chưa biết liên kết các đoạn thành bài văn”, chiếm 74,51%. Theo kinh nghiệm và quan sát của bản thân, thì HS thường sau khi đọc đề sẽ bắt tay vào làm bài ngay, nếu như đó là một bài mà HS đã được dạy hay đã được học thuộc trước đó thì HS sẽ viết rất nhanh, viết theo kiểu trả bài học thuộc lòng. Vì thói quen này nên với những đề bài mới, chưa được học HS cũng sẽ bắt tay vào viết ngay, chính vì vậy trình tự các đoạn, các ý trong bài làm mang tính ngẫu nhiên chứ không theo một trình tự hợp lý do HS không có dịp suy ngẫm cẩn thận và có những chỉnh sửa kịp thời như khi đang lập dàn ý. Do không được trình bày theo một trình tự hợp lý khiến cho các đoạn trong bài văn thiếu đi chất keo liên kết mà trở nên rời rạc với nhau, đôi khi khá khó hiểu.

Trên cơ sở tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những lỗi thường gặp của HS khi làm bài văn tả cảnh cho thấy: GV cần ưu tiên rèn luyện kĩ năng quan sát,

hình thành vốn kiến thức, kinh nghiệm, giúp HS hình thành kĩ năng, thói quen lập dàn ý trước khi làm bài cũng như biết cách phát triển ý, xây dựng đoạn văn sao cho có sự liên kết giữa các đoạn trong bài.

Tiểu kết chương 1

Trên đây, chúng tôi đã khái quát những vấn đề chủ yếu làm cơ sở lí luận của đề tài. Đó là: khái niệm dạy học; bản chất hoạt động dạy học ở trường TH; khái niệm năng lực; cấu trúc của năng lực; dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Song song đó, chúng tôi cũng đã nêu ra vị trí, nhiệm vụ, nội dung phân môn TLV ở TH và trình bày khái quát về văn tả cảnh ở lớp 4, 5.

Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát GV và HS tại một số trường TH của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhằm tìm hiểu thực trạng về việc dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 ở các trường tại địa bàn. Qua khảo sát, chúng tôi đã phát hiện những khó khăn trong việc dạy và học văn tả cảnh cho HS.

Đồng thời, chúng tôi cũng thấy được những thầy cô có tâm huyết với tiết dạy TLV nói chung và văn tả cảnh nói riêng, bằng sự vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để phát triển năng lực cho HS qua các bài văn tả cảnh. Nhưng những yếu tố đó, còn mờ nhạt, chưa được định hướng cụ thể và thể hiện rõ.

Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan trọng giúp chúng tôi xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho HS lớp 4, 5 (tại Mỹ Tho, Tiền Giang) theo định hướng phát triển năng lực sẽ được trình bày ở chương 2.

Chương 2

XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 4, 5

(TẠI MỸ THO, TIỀN GIANG)

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 4, 5 (tại mỹ tho, tiền giang) theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)