Trước thế kỷ XVII, đất Tiền Giang thuộc Chân Lạp. Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngơi ở Chân Lạp, để tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm, ơng tìm đến chúa Nguyễn qua cuộc hơn nhân với cơng chúa Ngọc Vạn. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bĩ. Khi Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp (nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn), người Việt được phép đến định cư ở các vùng đất thuộc lãnh thổ nước này.
Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt - từ miền Trung và miền Bắc, trong đĩ phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng (chỉ một dải miền Trung từ phía nam đèo Ngang đến phía bắc đèo Bình Đê, hiện nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam (bao gồm thành phố Đà Nẵng) và Quảng Ngãi) đến khai hoang và định cư. Năm Nhâm Tý (1772), chúa Nguyễn Phúc Thuần quyết định thành lập tại Mỹ Tho một đơn vị hành chính mang tính quân quản là đạo Trường Đồn. Đứng đầu đạo Trường Đồn cĩ một quan võ cấp Cai cơ (hoặc Cai đội), một quan văn cấp Thư ký và lực lượng tinh binh, thuộc binh. Lị sở đạo Trường Đồn đặt tại giồng Kiến Định (nay là khu vực thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành).
Năm Kỷ Hợi (1779), Nguyễn Phúc Ánh làm Nhiếp quốc chính, cắt bớt địa giới các dinh Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ kết hợp với đạo Trường Đồn để lập dinh Trường Đồn. Đặt các chức Lưu thủ, Ký lục, Cai bạ (tồn các quan văn) cai trị. Lị sở dinh Trường Đồn cũng đặt tại giồng Kiến Định như cũ. Dinh Trường Đồn được thành lập trên cơ sở là một “đạo” nên khơng cĩ “phủ” mà chỉ cĩ một "huyện", đĩ là huyện Kiến Khương, gồm các thuộc như Kiến Hưng, Kiến Hịa và Kiến Đăng.
Tháng giêng năm Canh Tý (1780), Nguyễn Phúc Ánh lên ngơi chúa. Năm sau, Nguyễn Phúc Ánh đổi tên dinh Trường Đồn thành dinh Trấn Định, dời lị sở về thơn Mỹ Chánh (cịn cĩ tên gọi là Mỹ Tho). Từ đĩ, Mỹ Tho trở thành trung tâm chính trị, hành chính, quân sự, văn hố và kinh tế của một vùng. Đời Gia Long (1802), đơn vị dinh được đổi thành trấn. Lúc bấy giờ ở Nam kỳ cĩ 5 trấn là Biên Hồ, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long và Hà Tiên; đặt thêm thành Gia Định thống
lĩnh 5 trấn này. Đất Tiền Giang bấy giờ thuộc trấn Định Tường, trấn Định Tường cĩ phủ Kiến An gồm ba huyện Kiến Hưng, Kiến Hồ và Kiến Đăng.
Năm Đinh Mão (1831), Minh Mạng đổi đơn vị “trấn” thành đơn vị “tỉnh” và bắt đầu xây dựng chế độ phong kiến theo mơ hình Trung ương tập quyền, xĩa bỏ cấp “thành”, đặt ba tỉnh kiêm nhiếp, ba tỉnh phân hạt là tỉnh Gia Định kiêm nhiếp tỉnh Biên Hồ (phân hạt), tỉnh Vĩnh Long kiêm nhiếp tỉnh Định Tường (phân hạt), tỉnh An Giang kiêm nhiếp tỉnh Hà Tiên (phân hạt). Như vậy, tỉnh Định Tường được
thành lập năm Minh Mạng thứ 13 (1832) và là một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ (Nam
Kỳ lục tỉnh) (Trần Hồng Diệu và Nguyễn Anh Tuấn, 2005).