Thực tiễn phát triển DLST ở Việt Nam và vùng Tây Nguyên 29

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững (Trang 38)

1.2.1. Ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển DLST. Tuy nhiên hoạt động DLST ở nước ta chưa thực sự phát triển và được tổ chức chủ yếu ở các VQG và các KBTTN.

Hiện tại các hoạt động DLST của Việt Nam còn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho DLST. Xét về nội dung và cách tổ chức thì DLST ở Việt Nam chưa thực sự là DLST mà mới chỉ là LHDL dựa vào thiên nhiên có định hướng DLST.

Các hoạt động DLST chủ yếu hiện nay bao gồm: nghiên cứu, tìm hiểu các HST, tham quan tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã và văn hoá bản địa. Tuy nhiên, du khách đến các VQG chủ yếu mới chỉ tiếp cận được các HST rừng, các loài thực vật và một số loài côn trùng. Rất hiếm khi du khách bắt gặp thú trong rừng.

Các HST đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thuỷ sinh cũng đang thu hút nhiều khách DL. Điển hình như ở VQG Xuân Thuỷ, VQG Tràm Chim, KBTTN Vân Long.

Các khu DLST biển nổi tiếng như Cát Bà, Hòn Mun, Côn Đảo, Phú Quốc đã và đang có kế hoạch sử dụng tài nguyên sinh vật biển để phát triển nhiều dịch vụ DL hấp dẫn như xem rùa đẻ, khám phá các rạn san hô và cỏ biển,…

Hầu hết du khách DLST ở nước ta đều muốn trải nghiệm thực tế bằng cách khám phá các khu rừng đặc dụng, HST nông nghiệp và trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân ở các vùng cùng với nhiều lễ hội truyền thống và nền văn hoá bản địa đặc sắc.

Kết quả hoạt động kinh doanh và lượng khách đến các khu rừng đặc dụng Việt Nam còn rất thấp. Theo báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng bảo tồn thiên nhiên, GDMT, DLST ở hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam năm 2006 thì

lượng khách DL đến các khu rừng đặc dụng trong một năm dưới 2.000 khách chiếm 44,7%, từ 2.000 – 10.000 chiếm 32% và trên 10.000 khách chiếm 21,4%. Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu DLST Việt Nam (năm 2009) thì phần lớn du khách đến các KBTTN là khách nội địa (chiếm tới 80% tổng lượng khách) và cũng chưa thể thống kê được có bao nhiêu khách là khách DLST đích thực. Tuy nhiên cũng có những điểm thu hút được đa số khách DL quốc tế, điển hình như KBTTN đất ngập nước Vân Long với trên 82,3% lượng khách là khách quốc tế và đón được trên 40.000 lượt khách DL quốc tế năm 2006.

Các công ty DL như Buffalow Tours, Exotissimo, Haspand, Wild Lotus,… đã và đang tổ chức thành công một số tour DLST đến các KBTTN và đã xây dựng được các trang web riêng để quảng bá, xúc tiến DLST cho riêng mình. Một số mô hình DLST cộng đồng đã hình thành như ở Bản Khanh (VQG Cúc Phương), Bản Pác Ngòi (VQG Ba Bể), bản A Đon (VQG Bạch Mã),… Do khó khăn trong khâu tiếp thị nên chưa thu hút được nhiều du khách, lợi ích mang lại cho người dân còn rất khiêm tốn.

CSVC-KT DL hỗ trợ cho phát triển DL đã được xây dựng nhưng số lượng và chất lượng còn rất hạn chế. Nhiều khu DLST như VQG Cúc Phương, Bái Tử Long, Cát Tiên,… đã xây dựng trung tâm du khách, trung tâm thông tin và các đường mòn thiên nhiên có các biển diễn giải. Qua các hiện vật trưng bày là các tiêu bản động thực vật, các mô hình mô tả HST và nhiều thông tin tài liệu trưng bày trong Trung tâm mà du khách đã thấy được sự ĐDSH và ý nghĩa của việc thành lập VQG. Đây còn là nơi triển khai hoạt động GDMT cho khách tham quan DL.

Nhiều khoá tập huấn về DLST và GDMT đã được các dự án, tổ chức quốc tế (JICA, WWF, IUCN…), Cục kiểm lâm và Hiệp hội VQG và KBTTN triển khai cho các đối tượng liên quan.

Công tác quy hoạch phát triển DLST đã được tiến hành ở một số nơi như: VQG Côn Đảo, phong Nha Kẻ Bàng, Yok Đôn,…

Một số văn bản và chính sách có liên quan đến DLST đã được ban hành như: Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004); Luật DL (2005); Luật Đa dạng sinh học (2008); Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lí rừng đặc dụng; Quyết định 104/2007/BNN về Quản lí các hoạt động DLST tại VQG, KBTTN;.... Tuy nhiên các văn bản, chính sách này vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập nên đã dẫn đến sự quản lí và tổ chức không hiệu quả trong các hoạt động DLST và bảo tồn thiên nhiên. Tuy có một số chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân có thể tham gia đầu tư và quản lí hoạt động DLST ở các VQG và KBTTN. Nhưng cho đến nay, hoạt động DLST ở đây chủ yếu vẫn do các VQG và KBTTN tự tổ chức, khai thác. Lợi ích từ hoạt động DLST vẫn chưa đến với những CĐĐP.

Một số tồn tại trong phát triển DLST ở Việt Nam hiện nay là:

- Tiềm năng phát triển DLST rất lớn nhưng hiện trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Các hoạt động DLST chưa phải là các hoạt động DLST đích thực.

- Nhận thức về DLST của các đối tượng liên quan còn hạn chế. Sự phổ cập kiến thức về DLST (khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính sách đầu tư khai thác…) chưa được các bên liên quan quan tâm đúng mức.

- Công tác quy hoạch phát triển DLST chưa được triển khai rộng rãi là một trở ngại lớn cho việc đầu tư phát triển DLST. Việc triển khai thực hiện quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn.

- CSVC-KT cho DLST còn rất nghèo nàn và chưa đáp ứng được yêu cầu của DLST. Các khu DLST còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có được hướng dẫn viên DLST có kĩ năng diễn giải tốt.

- Công tác tiếp thị, quảng bá cho DLST hầu như chưa được triển khai. - Chưa động viên và thu hút nhiều thành phần kinh tế với các nguồn lực phong phú, đa dạng cho phát triển DLST.

- Công tác tổ chức, quản lí và điều hành hoạt động DL còn chồng chéo, bất cập. Chưa có cơ quan chuyên trách nào của Chính phủ về DLST, chưa có Hiệp hội DLST của Việt Nam [12].

1.2.2. Ở Tây Nguyên

Tây Nguyên có hệ thống sông suối dày đặc, nhiều ghềnh thác hùng vĩ. Rừng là một nguồn tài nguyên lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển DLST ở Tây Nguyên. Tây Nguyên có nhiều VQG và KBTTN lớn như Chư Yang Sin, Yok Đôn, Chư Mon Ray, Kon Chư Răng, Kon Ka Kinh, Tà Đùng, Cát Tiên, Bidoup. Đây là vùng có nhiều HST điển hình (HST rừng khộp ở Yok Đôn, HST đất ngập nước ở Hồ Lắk, HST vùng núi cao ở Ngọc Linh, Bidoup - Núi Bà) và cũng là nơi được thế giới công nhận về tính ĐDSH cao.

Bên cạnh những giá trị tự nhiên trên, Tây Nguyên còn có hệ thống các buôn, bon, làng, play cổ truyền của đồng bào các dân tộc ít người, nơi còn giữ những đặc điểm cấu trúc, sinh hoạt văn hoá truyền thống như làng Kon Kơ Tu, làng Kon Du, làng Kon Sôi (Kon Tum), làng Đê K’tu (Gia Lai), buôn Akô D’hông, buôn Jun (Đắk Lắk) và các buôn, bon của người M’nông, người Mạ, người Cơho ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng. Ngoài các sinh hoạt văn hoá truyền thống những nơi này còn giữ được các nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng như nghề dệt thổ cẩm, nghề đẽo tượng, nghề đan lát mây tre,… Nhiều lễ hội và sinh hoạt văn hoá đặc sắc có ở hầu hết các dân tộc Tây Nguyên mà du khách rất muốn tìm hiểu, khám phá như lễ hội đâm trâu, lễ hội tang ma, lễ cúng bến nước, hội voi, tục uống rượu cần,… cùng với nhiều di sản văn hoá vật thể như nhà Rông, nhà Dài, cồng chiêng, nhà mồ,… rất thu hút du khách. Ở Tây Nguyên còn bảo tồn được các sinh hoạt truyền thống của cộng đồng các dân tộc, tạo tính hấp dẫn đặc biệt đối với khách DL.

Dựa trên cơ sở tiềm năng này, Tây Nguyên đã hình thành một số LHDL như: DL dã ngoại, tham quan, nghỉ dưỡng núi, hồ; DL tìm hiểu nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa, DL MICE (DL hội nghị, hội thảo,...) và một số SPDL cụ thể đang khai thác hiện nay gồm: Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội cà phê (Buôn Mê Thuột); Nghỉ dưỡng ven hồ, vùng đất ngập nước và núi; Thăm vùng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên mang âm hưởng của núi rừng (Chương trình đua voi, thưởng thức cồng chiêng Tây Nguyên,...).

Trong những năm qua, ngành DL (mà chủ yếu là hoạt động DLST) các tỉnh Tây Nguyên đã có những bước đi vững chắc. Các cơ sở DL của các tỉnh được nâng cấp cả về mặt số lượng và chất lượng. Hoạt động DL duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tại tỉnh Đắk Lắk, riêng tháng 10-2012, tổng doanh thu DL đạt 23.5 tỉ đồng, tăng 1.2% so với cùng kỳ năm 2011, công suất sử dụng buồng phòng đạt 60%. Hay tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 đã đón gần 100000 khách,… Tỉnh Gia Lai, năm 2011, tổng lượng khách đến Gia Lai đạt 173679 lượt, tăng 8.5% so với năm trước đó, trong đó, khách quốc tế đạt 8755 lượt, tổng doanh thu DL đạt 157307 tỉ đồng, tăng 26.4% so với năm 2010… Và sự kiện đáng lưu ý, thể hiện sự phát triển của DL nói chung và DLST Tây Nguyên nói riêng đó là các hoạt động trong Chương trình năm DL quốc gia năm 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt đã diễn ra từ tháng 2 năm 2014 đến hết năm 2014.

Tuy nhiên ngoài những tồn tại chung của DLST ở Việt Nam, DLST ở Tây Nguyên còn có những điểm đáng lo ngại là sự suy giảm đáng báo động về diện tích rừng, sự hạn chế về CSVC - KT DL và công tác xúc tiến, quảng bá DLST.

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng M'Nông: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, lãnh thổ giới hạn bởi tọa độ từ 12o09’45” đến 13o25’06” Vĩ độ Bắc và từ 107o28’57” đến 108o59’37” Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk (Nguồn: Internet)

Tỉnh Đắk Lắk được tái lập vào ngày 26 tháng 11 năm 2003, trên cơ sở tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh mới là Đắk Lắk và Đăk Nông. Đắk Lắk được xem là “Thủ phủ Tây Nguyên”, là “Thủ phủ cà phê” và là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loạiTỉnh lỵ của Đắk Lắk là TP. Buôn Ma Thuột, nằm cách TP. Hồ Chí Minh 350 km. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các TP. Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Plei ku (Gia Lai).

Hiện nay, Đắk Lắk có diện tích 13125 km2, 15 đơn vị hành chính gồm: TP.Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Ea H’leo, Ea súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn, Cư M’ Gar, Ea Kar , M’ Đrăk, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin, với 184 xã, phường và thị trấn.

Với những đặc điểm trên tỉnh Đắk Lắk ngoài vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế còn có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường không những vùng Tây Nguyên mà còn đối với cả nước.

2.1.1. Khái quát tự nhiên

Đắk Lắk là một tỉnh cao nguyên, địa hình đa dạng với đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, bề mặt thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.

Do vị trí địa lí và địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu,

Trên địa bàn tỉnh có 2 hệ thống sông chính chảy qua. Đó là hệ thống sông Sêrêpôk và hệ thống sông Ba. Thủy chế của các sông ở Đắk Lắk phụ thuộc vào chế độ mưa và thay đổi theo vùng. Chế độ lũ trong tỉnh chịu sự chi phối mạnh mẽ của hai sông Krông Knô và Krông Ana.

Đắk Lắk là tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước và cũng là một trong 12 trung tâm ĐDSH của cả nước, với hệ động thực vật đa dạng, nhất là hệ động thực vật ở các VQG và KBTTN.

2.1.2 Khái quát về kinh tế - xã hội

 Dân cư, dân tộc:

Dân số tỉnh Đắk Lắk năm 2013 là 1827800 người, đạt mật độ 139 người/km2[3]. Dân số phân bố không đều trên lãnh thổ, tỉ lệ dân nông thôn cao. Trên địa bàn tỉnh có 47 dân tộc cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 72%, các dân tộc ít người như Êđê, M’nông, Thái, Tày,... chiếm 28%. Mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Êđê, M’nông … với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng; các bản trường ca Tây Nguyên ... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.

Hiện nay, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn thấp; tỉ lệ lao động được đào tạo chưa cao, mới đạt 37% vào năm 2010 [23]; thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ tổ chức quản lí. Đây là một trong những hạn chế của tỉnh trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới.

 Kinh tế:

Trong giai đoạn 2006-2010, Đắk Lắk duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định (phụ lục 6).

Tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm (giá so sánh 1994) bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 ước đạt 12.1%. Trong đó, tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 22.19% - cao nhất trong chỉ số tăng trưởng của 3 khu vực kinh tế. Năm 2013, ngành dịch vụ vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao nhất này.

Tính đến hết năm 2013, sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Trong đó, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn 45.2% trong nền kinh tế của tỉnh.

Thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể, năm 2013 đạt 27.68 triệu đồng/người.

Trong sự phát triển KT-XH của tỉnh có sự đóng góp một phần không nhỏ của ngành DL. Tuy mới bắt đầu phát triển trong khoảng một thập niên trở lại đây nhưng với những tiềm năng, lợi thế so sánh của mình về DL, ngành DL Đắk Lắk đã có những bước phát triển vượt bậc, mở ra khả năng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Đắk Lắk.

2.2. Tiềm năng phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái 2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái

TNDLST của Đắk Lắk đa dạng, giá trị cao, có khả năng tạo thành những SPDL hấp dẫn du khách. Các TNDLST nổi bật của Đắk Lắk bao gồm:

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

 Địa hình:

Nằm trên sườn Tây Nam của dãy Trường Sơn, địa hình Đắk Lắk khá đa dạng, với sự xen kẽ các thung lũng, cao nguyên, núi cao và trung bình. Bề mặt địa hình thấp dần từ Đông Nam lên Tây Bắc.

Địa hình núi cao chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phần Nam và Đông Nam của tỉnh, với độ cao trung bình 1000 - 1200 m. Trong đó có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)