Tây Nguyên 32

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững (Trang 41 - 43)

Tây Nguyên có hệ thống sông suối dày đặc, nhiều ghềnh thác hùng vĩ. Rừng là một nguồn tài nguyên lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển DLST ở Tây Nguyên. Tây Nguyên có nhiều VQG và KBTTN lớn như Chư Yang Sin, Yok Đôn, Chư Mon Ray, Kon Chư Răng, Kon Ka Kinh, Tà Đùng, Cát Tiên, Bidoup. Đây là vùng có nhiều HST điển hình (HST rừng khộp ở Yok Đôn, HST đất ngập nước ở Hồ Lắk, HST vùng núi cao ở Ngọc Linh, Bidoup - Núi Bà) và cũng là nơi được thế giới công nhận về tính ĐDSH cao.

Bên cạnh những giá trị tự nhiên trên, Tây Nguyên còn có hệ thống các buôn, bon, làng, play cổ truyền của đồng bào các dân tộc ít người, nơi còn giữ những đặc điểm cấu trúc, sinh hoạt văn hoá truyền thống như làng Kon Kơ Tu, làng Kon Du, làng Kon Sôi (Kon Tum), làng Đê K’tu (Gia Lai), buôn Akô D’hông, buôn Jun (Đắk Lắk) và các buôn, bon của người M’nông, người Mạ, người Cơho ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng. Ngoài các sinh hoạt văn hoá truyền thống những nơi này còn giữ được các nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng như nghề dệt thổ cẩm, nghề đẽo tượng, nghề đan lát mây tre,… Nhiều lễ hội và sinh hoạt văn hoá đặc sắc có ở hầu hết các dân tộc Tây Nguyên mà du khách rất muốn tìm hiểu, khám phá như lễ hội đâm trâu, lễ hội tang ma, lễ cúng bến nước, hội voi, tục uống rượu cần,… cùng với nhiều di sản văn hoá vật thể như nhà Rông, nhà Dài, cồng chiêng, nhà mồ,… rất thu hút du khách. Ở Tây Nguyên còn bảo tồn được các sinh hoạt truyền thống của cộng đồng các dân tộc, tạo tính hấp dẫn đặc biệt đối với khách DL.

Dựa trên cơ sở tiềm năng này, Tây Nguyên đã hình thành một số LHDL như: DL dã ngoại, tham quan, nghỉ dưỡng núi, hồ; DL tìm hiểu nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa, DL MICE (DL hội nghị, hội thảo,...) và một số SPDL cụ thể đang khai thác hiện nay gồm: Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội cà phê (Buôn Mê Thuột); Nghỉ dưỡng ven hồ, vùng đất ngập nước và núi; Thăm vùng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên mang âm hưởng của núi rừng (Chương trình đua voi, thưởng thức cồng chiêng Tây Nguyên,...).

Trong những năm qua, ngành DL (mà chủ yếu là hoạt động DLST) các tỉnh Tây Nguyên đã có những bước đi vững chắc. Các cơ sở DL của các tỉnh được nâng cấp cả về mặt số lượng và chất lượng. Hoạt động DL duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tại tỉnh Đắk Lắk, riêng tháng 10-2012, tổng doanh thu DL đạt 23.5 tỉ đồng, tăng 1.2% so với cùng kỳ năm 2011, công suất sử dụng buồng phòng đạt 60%. Hay tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 đã đón gần 100000 khách,… Tỉnh Gia Lai, năm 2011, tổng lượng khách đến Gia Lai đạt 173679 lượt, tăng 8.5% so với năm trước đó, trong đó, khách quốc tế đạt 8755 lượt, tổng doanh thu DL đạt 157307 tỉ đồng, tăng 26.4% so với năm 2010… Và sự kiện đáng lưu ý, thể hiện sự phát triển của DL nói chung và DLST Tây Nguyên nói riêng đó là các hoạt động trong Chương trình năm DL quốc gia năm 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt đã diễn ra từ tháng 2 năm 2014 đến hết năm 2014.

Tuy nhiên ngoài những tồn tại chung của DLST ở Việt Nam, DLST ở Tây Nguyên còn có những điểm đáng lo ngại là sự suy giảm đáng báo động về diện tích rừng, sự hạn chế về CSVC - KT DL và công tác xúc tiến, quảng bá DLST.

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững (Trang 41 - 43)