Định hướng phát triển 89

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững (Trang 98 - 107)

Trên cơ sở tham khảo nội dung “Quy hoach tổng thể phát triển DL tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” và các căn cứ trên đây, xin đề xuất định hướng phát triển DLST của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

3.1.2.1. Định hướng tổ chức không gian DLST:

Hướng phát triển:

Không gian DL của Đắk Lắk về cơ bản vẫn tiếp thu các định hướng phát triển DL theo lãnh thổ của Quy hoạch tổng thể phát triển DL đến năm 2010. Tuy nhiên được tổ chức lại để phù hợp với điều kiện về tiềm năng cũng như các định hướng phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Các không gian ưu tiên phát triển DLST chính:

- Ưu tiên phát triển không gian trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, với lợi thế của Sân bay Buôn Ma Thuột, là nơi đón tiếp, trung chuyển khách đến các điểm DL trong tỉnh, kết nối với các tỉnh trong khu vực và các nước trong hành lang kinh tế Đông Tây.

- Đối với không gian phía Bắc (Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M'gar và phụ cận), tập trung thực hiện công tác bảo tồn và phát triển đàn voi nhà để duy trì sản phẩm đặc thù của DL Đắk Lắk.

- Đối với không gian phía Nam (huyện Lắk, Krông Bông và phụ cận), khai thác thế mạnh của một trong những hồ nước tự nhiên đẹp nhất của khu vực Tây Nguyên để đầu tư phát triển các SPDL nghĩ dưỡng, sinh thái.

Các khu/điểm DLST quan trọng:

- Buôn Đôn - DL Voi; Hồ Lắk - DL nghỉ dưỡng; VQG Yok Đôn; VQG Chư Yang Sin; KBTTN Nam Ka; KBTTN Ea Sô - DL dã ngoại, nghiên cứu khoa học; Rừng đặc dụng Thủy Tùng (xã Ea Hồ, huyện Krông Năng) ;…

- Các điểm tham quan, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc: Akô Dhông;

Buôn Jun; Buôn M’Liêng; Buôn Triết; tháp Chăm Yang Prong.

- Các điểm DLST khác: Thác Dray Nur; Thác Dray Sáp thượng; Thác Krông Kmar; Thác Thủy Tiên; Thác Bảy nhánh, Hồ Ea Kao, Hồ Sen, Hồ Ea Đờn, Hồ Lắk, Khu DL đèo Hà Lan, Hồ sinh thái Đông Hồ, Hồ Ea Wy.

Hình 2.5. Sơ đồđịnh hướng phát triển không gian DL tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030

(Nguồn: SVH - TT & DL Đắk Lắk)

Các tuyến DLST chính:

- Tuyến DL theo trục dọc của tỉnh, phát triển trên cơ sở tuyến giao thông quan trọng và mang tính huyết mạch của tỉnh và khu vực Tây Nguyên - Quốc lộ 14, kết nối Đắk Lắk với các tỉnh khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh,...

- Tuyến DL theo trục ngang, phát triển trên cơ sở Quốc lộ 26 kết nối Đắk Lắk với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.

- Tuyến DL theo quốc lộ 27, kết nối Đắk Lắk với Lâm Đồng; đi qua Trung tâm DL dịch vụ TP. Buôn Ma Thuột và điểm DL nghỉ dưỡng (Hồ Lắk).

- Tuyến DL theo quốc lộ 29 mới, kết nối Đắk Lắk với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như Phú Yên, Bình Định và kết nối với Vương quốc Campuchia. - Tuyến DL theo đường Đông Trường Sơn được phát triển trên cơ sở tuyến giao thông kết nối Đắk Lắk với Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và Phú Yên. Tuyến DL theo đường Đông Trường Sơn đi qua khu vực M’Đrắk và Khu vực Krông Bông.

3.1.2.2. Định hướng về phát triển các loại hình DLST và SPDLST Các loại hình DLST chính: Trên cơ sở tiềm năng DLST của Đắk Lắk, các LHDLST chính được tập trung phát triển, bao gồm:

+ Các LHDL gắn với các giá trị văn hóa bản địa như: Không gian văn hóa cồng chiêng và Sử thi Tây Nguyên;

+ DL gắn với Voi.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng mô hình DL gắn với cà phê gồm các sản phẩm như tìm hiểu, trực tiếp tham gia vào các quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến cà phê tại các vị trí thuận lợi.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp từng bước đầu tư, xây dựng mô hình DL cộng đồng gắn với việc bảo tồn và phát triển các Buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và một số địa điểm thuận lợi khác.

+ DL gắn với các giá trị về sinh thái bao gồm các loại hình DL như: DL dã ngoại, DL nghiên cứu sinh thái, DL nghỉ dưỡng sinh thái,… tập trung phát triển ở các VQG, KBTTN.

Các SPDLST đặc thù:

Trên cơ sở các loại hình DLST chính nêu trên, các SPDLST đặc thù của tỉnh tập trung phát triển tạo thành thế mạnh cạnh tranh trên thị trường bao gồm 4 đối tượng chính: Di sản thế giới - Cà phê – Voi – Rừng, hồ và thác ghềnh.

+ DL gắn với di sản thế giới - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”:

Để khai thác giá trị văn hóa độc đáo này, cần xây dựng hệ thống các sản phẩn DL mang tính đặc thù, bao gồm:

• Các tour Du khảo văn hóa cồng chiêng • DL Lễ hội cồng chiêng

• DL nghiên cứu Sử thi Tây Nguyên + DL gắn với cà phê:

• Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột (tổ chức định kỳ 2 năm một lần).

• Các tour DL chuyên đề về cà phê như tour DL tham quan đồn điền, trang trại cà phê; tour DL tham gia sản xuất cà phê, tour nghỉ dưỡng cà phê,…

+ DL gắn với Voi:

• Lễ hội Voi: với các hoạt động đường phố, các cuộc biểu diễn nghệ thuật liên quan đến voi.

• Các tour DL trên lưng Voi.

Khu vực Buôn Đôn và VQG Yok Đôn là nơi có tiềm năng DL vừa độc đáo, vừa đa dạng gắn liền với voi, bản sắc dân tộc và DLST. Khu vực này có khả năng phát triển thành biểu tượng của DL Đắk Lắk.

Khu DL hồ Lăk và khu vực lân cận với tiềm năng của hồ Lắk - hồ nước tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên, hệ thống rừng nguyên sinh, các bản làng người dân

tộc, cần tiếp tục đầu tư xây dựng thành khu nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao trên cao nguyên.

3.1.2.3. Định hướng về đầu tư DLST (về CSHT, CSVC-KT, nguồn nhân lực)

* CSHT:

Tập trung nâng cấp các tuyến giao thông hiện tại và phát triển các tuyến giao thông mới có vai trò quan trọng đối với phát triển DL gồm: Quốc lộ 14;

Quốc lộ 27; Quốc lộ 26; Quốc lộ 29; đường Đông Trường Sơn,... * CSVC-KT:

- Cơ sở lưu trú:

+ Nỗ lực đầu tư để đáp ứng nhu cầu buồng lưu trú của Đắk Lắk là 3.200 buồng (năm 2020) và 8.500 buồng (năm 2030);

+ Phát triển hệ thống khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao, ưu tiên phát triển ở khu vực TP. Buôn Ma Thuột; Hệ thống khách sạn từ 1 - 3 sao và hạng đạt tiêu chuẩn, phát triển ở các trung tâm dịch vụ DL; Hệ thống cơ sở lưu trú theo hình thức nhà ở có phòng cho thuê (homestay), phát triển ở các khu DL, điểm DL, đặc biệt tại một số buôn, làng đồng bào dân tộc.

- Cơ sở ăn uống:

Các nhà hàng và các cơ sở dịch vụ ăn uống phát triển ở các khu vực trung tâm và các điểm DL có tiềm năng.

- Cơ sở vui chơi giải trí:

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vui chơi giải trí bao gồm các loại hình cơ bản: Vui chơi giải trí cao cấp theo mô hình các cơ sở vui chơi giải trí gắn với tự nhiên, vui chơi giải trí về đêm, các loại hình này tập trung phát triển ở khu vực TP. Buôn Ma Thuột; Vui chơi giải trí theo mô hình các công viên, các khu vui chơi giải trí khác,… phát triển ở các trung tâm DL dịch vụ như TP. Buôn Ma Thuột, thị trấn Krông Kmar, thị trấn Ea Súp, thị trấn M’Drăk, Buôn Đôn.

- Cơ sở dịch vụ thể thao:

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dịch vụ thể thao của tỉnh gồm các loại hình cơ bản:

+ Trung tâm thể thao vùng Tây Nguyên được xây dựng tai TP. Buôn Ma Thuột sẽ là nơi thu hút nhiều hoạt động thể thao cấp quốc gia và quốc tế tổ chức tại Đắk Lắk.

+ Cơ sở thể thao cao cấp như sân golf, đua ngựa,… được tập trung phát triển ở khu vực TP. Buôn Ma Thuột, đồng cỏ cao nguyên M’Đrắk. Ngoài ra cần chú ý đầu tự phát triển cơ sở thể thao kết hợp dịch vụ ở các trung tâm DL dịch vụ khác như: Krông Kmar, thị trấn Ea Súp,…

Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

+ Ưu tiên đầu tư phát triển đối với CSHT DL, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ;

+ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực DLST tỉnh Đắk Lắk; + Đầu tư bảo tồn các nguồn tài nguyên DLST tỉnh Đắk Lắk;

+ Đầu tư xây dựng SPDL đặc thù: đây là yếu tố quan trọng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của DL Đắk Lắk: trong đó tập trung vào thế mạnh DL Voi, DL Cà phê, DL cồng chiêng,…

+ Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp ở các đô thị và các khu DL.

Khu vực ưu tiên đầu tư DLST:

+ Các trung tâm DL dịch vụ: Khu vực ưu tiên đầu tư là các Trung tâm DL dịch vụ, tạo động lực phát triển theo định hướng tổ chức không gian nêu trên, gồm: TP.Buôn Ma Thuột; Thị xã Buôn Hồ; Thị trấn Krông Kmar; Thị trấn Ea Súp; Thị trấn Krông Năng.

+ Các điểm DLST có ý nghĩa quan trọng:

Ưu tiên đầu tư phát triển các điểm DLST có ý nghĩa quan trọng đối với Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên, bao gồm:

• Buôn Đôn: là điểm DL với sản phẩm đặc thù - DL Voi.

• Hồ Lắk: là điểm DLST nghỉ dưỡng nổi bật của Đắk Lắk, khai thác tiềm năng DLST của một trong những hồ nước đẹp nhất Tây Nguyên.

• VQG Yok Đôn, VQG Chư Yang Sin, KBTTN Nam Ka, KBTTN Ea Sô – DL dã ngoại, nghiên cứu khoa học.

3.1.2.4. Định hướng về thị trường * Thị trường nước ngoài:

Các thị trường mục tiêu bao gồm:

- Thị trường khách Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất đối với Việt Nam. Đắk Lắk có những lợi thế nhất định để khai thác khách DL từ Trung Quốc do có những nét độc đáo về văn hóa tự nhiên so với các điểm đến khác ở Việt Nam.

- Thị trường ASEAN là thị trường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số khách DL quốc tế đến Việt Nam.

- Thị trường Đông Bắc Á gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… với sự gần gũi về mặt địa lý và các mối quan hệ kinh tế là những điều kiện thuận lợi để Đắk Lắk thu hút được các thị trường này. Những SPDLST đặc thù của Đắk Lắk như Voi, cà phê, Cồng chiêng,… sẽ có sức hấp dẫn và thu hút khách DL từ các thị trường này.

- Thị trường Châu Âu là thị trường DL mục tiêu quan trọng đối với Đắk Lắk:

* Thị trường trong nước:

Trên cơ sở các phân khúc thị trường dựa trên tính chất và mức chi tiêu của khách DL, thị trường trong nước là mục tiêu của DL Đắk Lắk bao gồm:

- Các phân khúc thị trường dành cho đối tượng thu nhập thấp và trung bình, đây sẽ là phân khúc thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong thị trường khách nội địa do phù hợp điều kiện về CSHT, CSVC-KT của Đắk Lắk đồng thời các phân khúc này có nhu cầu khá cao đối với các SPDL đặc thù của Đắk Lắk.

- Các phân khúc thị trường dành cho đối tượng thu nhập cao, đây là phân khúc chiếm tỉ lệ nhỏ trong thị trường khách nội địa của Đắk Lắk. Tuy nhiên trong tương lai tỉ lệ này sẽ ngày càng tăng trưởng cùng với thời gian khi các CSVC-KT của ngành DL được đầu tư nâng cấp, vai trò và vị thế của Đắk Lắk và TP. Buôn Ma Thuột ngày càng quan trọng trong khu vực Tây Nguyên cũng như Việt Nam.

- Phân chia theo vị trí địa lí của các thị trường, các thị trường mục tiêu của Đắk Lắk bao gồm:

+ Thị trường TP. Hồ Chí Minh và các đô thị phía Nam: Tập trung vào phân khúc khách DL văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái,…

+ Thị trường khu vực miền Trung và duyên hải Nam Trung Bộ: Tập trung vào phân khúc khách DL văn hóa, sinh thái.

+ Thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc: Tập trung vào phân khúc khách DL văn hóa, sinh thái.

+Thị trường khu vực Tây Nguyên: Tập trung vào phân khúc khách DL sinh thái, cuối tuần...

3.1.2.5. Định hướng về bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái

Quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 không liệt kê riêng một mục nói về Định hướng về bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái nhưng có thể nói giữ gìn môi trường xanh sạch và đảm bảo cân bằng sinh thái luôn là một nội dung quan trọng trong định hướng phát triển và được chú trọng đầu tư để DLST tỉnh Đắk Lắk phát triển theo hướng bền vững.

Trên đây là những định hướng phát triển DL nói chung và DLST nói riêng của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên trước thực trạng nguồn tài nguyên DLST tự nhiên – thế mạnh DLST lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk đang bị suy thoái, diện tích rừng tự nhiên của Đắk Lắk đang bị thu hẹp từng ngày từng giờ thì định hướng về bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái của tỉnh cần được đưa vào Quy

hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, và cần được chú trọng hàng đầu. Có như vậy thì hoạt động DLST mới đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững (Trang 98 - 107)