3.1.1.1. Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030
- Trong Chiến lược này nêu rõ quan điểm phát triển:
+ Phát triển DL bền vững gắn chặt với với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
+ Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển DL.
- Chiến lược này cũng xác định mục tiêu cụ thể của DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là: phát triển ”DL xanh”, gắn hoạt động DL với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3.1.1.2. Quy hoach tổng thể phát triển DL tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Về quan điểm phát triển:
Phát triển DL Đắk Lắk trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, sinh thái hướng tới mục tiêu kinh tế, song vẫn đảm bảo các mục tiêu về xã hội, an ninh quốc phòng, văn hóa và sinh thái trong tương lai…
Tăng cường liên kết và hợp tác phát triển DL Đắk Lắk trong mối quan hệ liên vùng, liên khu vực, gắn với Tây Nguyên. Đặt quá trình phát triển DL của Đắk Lắk trong mối quan hệ với sự phát triển DL các tỉnh trong vùng Tây
Nguyên, khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, khu vực Đông Nam Bộ và các nước theo hành lang kinh tế Đông – Tây, khu vực ASEAN.
Tập trung các nguồn lực để tạo bước đột phá, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm và nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật; khai thác tính độc đáo của địa phương, tạo sản phẩm đặc thù làm thế mạnh cạnh tranh của tỉnh trên thị trường DL, làm cơ sở để phát triển hệ thống SPDL đặc thù, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh trên thị trường điểm đến.
- Về mục tiêu phát triển:
Phấn đấu đưa DL trở thành ngành kinh tế quan trọng và là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020 Đắk Lắk trở thành một trong những trọng điểm DL của Việt Nam. Chuyển đổi cơ cấu khách theo hướng tăng dần tỈ trọng khách quốc tế và khách nội địa có mức chi tiêu cao nhằm tăng mạnh về chất lượng của DL Đắk Lắk. Định hướng đến năm 2030, phấn đấu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
3.1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Đắk Lắk đến năm 2020
Trong Định hướng phát triển KT-XH Đắk Lắk đến năm 2020 cũng nêu rõ: phát triển đa dạng các LHDL: DLST, cảnh quan, DL văn hóa, lịch sử, DL lễ hội,…; phát triển DL gắn liền với bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, môi trường.
3.1.1.4. Kết quả phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2013
Theo như các phân tích ở chương II, Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, nối liền các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Lào - Campuchia, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp (đồi núi, hồ, thác,...), có nhiều VQG và KBTTN với mức độ ĐDSH cao. Đan xen với sự hùng vĩ của núi rừng ở Đắk Lắk là nền văn hóa - nghệ thuật cồng chiêng, đàn đá, đàn t’nưng và những lời ca, vũ điệu của các dân tộc bản địa. Do vậy, Đắk Lắk là một trong những tỉnh có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển DL nói chung và DLST nói riêng. Mặt khác DLST Đắk Lắk vẫn đang đảm bảo được các mục tiêu và nguyên tắc của DLST bền vững. Ngành DL Đắk Lắk đã xác định DLST là một thế mạnh của tỉnh mà nhiều tỉnh thành khác không thể có được.