Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk 34

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững (Trang 43 - 45)

Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng M'Nông: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, lãnh thổ giới hạn bởi tọa độ từ 12o09’45” đến 13o25’06” Vĩ độ Bắc và từ 107o28’57” đến 108o59’37” Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk (Nguồn: Internet)

Tỉnh Đắk Lắk được tái lập vào ngày 26 tháng 11 năm 2003, trên cơ sở tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh mới là Đắk Lắk và Đăk Nông. Đắk Lắk được xem là “Thủ phủ Tây Nguyên”, là “Thủ phủ cà phê” và là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loạiTỉnh lỵ của Đắk Lắk là TP. Buôn Ma Thuột, nằm cách TP. Hồ Chí Minh 350 km. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các TP. Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Plei ku (Gia Lai).

Hiện nay, Đắk Lắk có diện tích 13125 km2, 15 đơn vị hành chính gồm: TP.Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Ea H’leo, Ea súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn, Cư M’ Gar, Ea Kar , M’ Đrăk, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin, với 184 xã, phường và thị trấn.

Với những đặc điểm trên tỉnh Đắk Lắk ngoài vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế còn có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường không những vùng Tây Nguyên mà còn đối với cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững (Trang 43 - 45)