Khái quát về kinh tế xã hội 37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững (Trang 46 - 47)

 Dân cư, dân tộc:

Dân số tỉnh Đắk Lắk năm 2013 là 1827800 người, đạt mật độ 139 người/km2[3]. Dân số phân bố không đều trên lãnh thổ, tỉ lệ dân nông thôn cao. Trên địa bàn tỉnh có 47 dân tộc cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 72%, các dân tộc ít người như Êđê, M’nông, Thái, Tày,... chiếm 28%. Mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Êđê, M’nông … với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng; các bản trường ca Tây Nguyên ... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.

Hiện nay, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn thấp; tỉ lệ lao động được đào tạo chưa cao, mới đạt 37% vào năm 2010 [23]; thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ tổ chức quản lí. Đây là một trong những hạn chế của tỉnh trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới.

 Kinh tế:

Trong giai đoạn 2006-2010, Đắk Lắk duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định (phụ lục 6).

Tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm (giá so sánh 1994) bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 ước đạt 12.1%. Trong đó, tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 22.19% - cao nhất trong chỉ số tăng trưởng của 3 khu vực kinh tế. Năm 2013, ngành dịch vụ vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao nhất này.

Tính đến hết năm 2013, sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Trong đó, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn 45.2% trong nền kinh tế của tỉnh.

Thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể, năm 2013 đạt 27.68 triệu đồng/người.

Trong sự phát triển KT-XH của tỉnh có sự đóng góp một phần không nhỏ của ngành DL. Tuy mới bắt đầu phát triển trong khoảng một thập niên trở lại đây nhưng với những tiềm năng, lợi thế so sánh của mình về DL, ngành DL Đắk Lắk đã có những bước phát triển vượt bậc, mở ra khả năng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Đắk Lắk.

2.2. Tiềm năng phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk lắk theo hướng bền vững (Trang 46 - 47)