Chương 2 THƠ LƯ KHÊ TRÊN THI ĐÀN THƠ MỚI NAM BỘ
2.1. Cảm hứng chính trong thơ Lư Khê
2.1.1. Cảm hứng về tình yêu
Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào
(Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu) Tình yêu là câu chuyện muôn thuở của con người. Dù ở thời đại nào, quốc gia nào thì tình u vẫn ln hiện hữu, vẫn luôn là nỗi niềm của muôn vạn con tim. Những nỗi niềm đó đã được các thi sĩ gởi gắm khơng ít qua thơ ca. Thế nhưng ở mỗi giai đoạn, những tình cảm ấy được bộc lộ theo những cách khác nhau. Với văn học dân gian, các cung bậc yêu thương được thổ lộ đầy e ấp, kín đáo:
Đường xa thì thật là xa
Mượn mình làm mối cho ta một người Người vừa mười tám đôi mươi Vừa xinh vừa đẹp vừa tươi như mình.
Trong xã hội trung đại, con người chịu sự chi phối chặt chẽ của tư tưởng Nho – Phật – Lão, điều này đã trở thành một gọng kiềm siết chặt không cho con người có cơ hội bộc bạch cảm xúc một cách trực tiếp, có muốn nói đi chăng nữa cũng phải mượn chuyện mây trời gió nước để gởi gắm tâm tư. Vậy
nên rất dễ hiểu vì sao đề tài tình u đơi lứa là đề tài hiếm hoi trong thơ ca trung đại. Phải đến thế kỷ XVIII, trên lập trường chủ nghĩa nhân văn tiến bộ, Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để tìm đến với tình u. Nhưng đó là trường hợp hết sức hiếm hoi của văn học trung đại. Sang thế kỷ XIX, khi xã hội phong kiến dần mục ruỗng thì Trần Tế Xương cũng chỉ dám tha thiết đến thế này là cùng:
Ta nhớ người xa cách núi sông Người xa, xa lắm nhớ ta không?
(Nhớ bạn phương trời – Trần Tế Xương)
Khi “cuộc xâm lăng văn hóa” của phương Tây ồ ạt diễn ra thì những trạng thái cảm xúc mn hình vạn trạng của tình u mới có cơ hội được trực tiếp giãi bày. Đây cũng chính là đề tài được cách tân rõ ràng nhất về phương diện cảm hứng trong Thơ mới nói chung và Thơ mới Nam Bộ nói riêng.
Mảnh đất phương Nam được thiên nhiên ưu đãi gió thuận mưa hịa, đất đai ruộng vườn bao la trù phú, những yếu tố ấy cũng ảnh hưởng đến tính cách con người Nam Bộ. Mang tâm thế đi khai hoang lập nghiệp, người Nam Bộ cởi mở, dễ thích nghi với cái mới, hào sảng, chân chất. Vậy nên các thi sĩ phương Nam đã say mê sáng tạo để mảnh vườn Thơ mới Nam Bộ thêm rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hương thơm. Tình yêu trở thành đề tài thu hút hầu hết các khách thơ. Có khi là những hồi niệm ngọt ngào :
Một hơm gió gợn mặt hồ xao Ngọn sóng lịng em bỗng dạt dào Ánh sáng tưng bừng em hớn hở Chim kêu hoa nở cánh vui sao
Lúc lại chứa chan những đắm say, gấp gáp:
“Này trơng em: ánh xn tươi sắp biệt Cịn trên má son mà môi anh chửa biết Hãy yêu em, kẻo trễ, bạn lòng ơi!...” Dứt lời, em cười nụ, rồi lả lơi
Kề vầng trán bên đôi môi yêu dấu
(Em không muốn, Huỳnh Văn Nghệ)
Đôi khi lại đượm u sầu, tuyệt vọng bởi khoảng cách tình yêu mỗi lúc một xa:
Tim rạo rực những lời không dám ngỏ Ngại ngùng thay! Xa cách biết bao nhiêu! Nhìn thay ta, này đơi mắt yêu kiều
Đừng e ấp, hỡi làn môi thắm đỏ
Gió đơng đến tưng bừng chim gọi bạn Nắng vàng lên rực rỡ bướm tìm hương Lịng cơ đơn như khách lạ qua đường Ta bước mãi trong chiều thu vô hạn.
(Ngại ngùng, Hồ Văn Hảo)
Trong vơ vàn giọng thơ tình của vườn thơ Nam Bộ lúc ấy, Lư Khê xuất hiện và góp một tiếng thơ độc đáo. Đến với thơ ca từ rất sớm, khi mới 19 tuổi, Lư Khê có cái mới mẻ, cái nồng nàn sôi nổi của một thanh niên Tây học. Ngoại trừ 10 bài thơ họa lại Hà Tiên thập cảnh của Mạc Thiên Tích, hầu hết tác phẩm trong gia tài thơ Lư Khê còn lại đến hơm nay đều viết về tình u.
Thơ tình Lư Khê chứa chan bao nguồn cảm xúc. Có khi là chút e dè, kín đáo của cơ gái trong “cái buổi ban đầu lưu luyến ấy”:
Một bức thơ tình anh gởi em Hững hờ em chẳng giở ra xem Dẫu rằng em tuổi đương non trẻ Máu ái tình sơi nổi quả tim Nào phải đâu em nỡ phụ anh Vì “u” em mới hóa vơ tình Gìn lịng kín đáo em khơng thiết
Đến cảnh chim cười, bướm lượn quanh (Thử em)
Bài thơ dẫn người đọc trở về với những cảm xúc trong trẻo, tinh khôi của câu chuyện tình yêu thuở vừa mới chớm. Nét hững hờ, kín đáo của cơ gái trước bức thư tình nhận được thật duyên làm sao, và cũng thật đáng yêu làm sao! Đơi lúc, người đọc cịn bắt gặp nét tinh nghịch, đáng yêu trong câu chuyện tình mà người em út của Hà Tiên tứ tuyệt thổ lộ:
Bỏ cả sự ưu tư Lau lệ em nhoẻn nụ Anh nói phải ghi! - Ừ! Anh đền vật gì đó? Em hết buồn rồi, anh! Nói mau em được rõ? Đền em cái hơn tình!
(Hãi hùng)
Nếu ở Thử em là cái duyên dáng ý nhị của người thiếu nữ thì Hãi hùng
đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ chưa hề có trong thơ ca trước đây. Đó là sự nồng nàn, là cái trẻ trung phơi phới căng tràn sức sống. Có thể
nói, Thơ mới ra đời đã cởi bỏ lớp áo thâm trầm kín đáo và lắm phần cũ kỹ của thơ cổ điển khi viết về tình yêu. Tình yêu trong Thơ mới có mn vàn cung bậc cảm xúc, có dịu dàng tha thiết, có ghen tng hờn dỗi, và có đắm say cuồng nhiệt, có giục giã yêu thương như những câu thơ của Xn Diệu – ơng hồng thơ tình:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi, tình non đã già rồi Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi Mau với chứ, thời gian không đứng đợi!
(Giục giã – Xuân Diệu)
Không thể phủ nhận rằng, nhắc đến Thơ mới, mà lại là thơ tình, thì khơng thể nào khơng nhắc đến Xn Diệu – người thi sĩ đã tha thiết mời gọi chúng ta đến với khu vườn tình yêu đầy mật ngọt. Thế nhưng, cũng vì mải đắm say, mải cuồng nhiệt với Xuân Diệu nên chẳng mấy ai để ý ở vườn thơ phương Nam cũng có một hồn thơ mãnh liệt, nồng nàn với tình yêu như Lư Khê:
Tình ta vừa lúc đang phơi phới Em hãy yêu đi! Chớ đợi chờ! Chờ đợi mà chi? Anh chỉ sợ
Tuổi không chống lại tháng ngày qua… (Hãy yêu anh)
Những câu cảm thán như những lời giục giã tuổi trẻ hãy tận hưởng tình u khi sức sống hãy cịn đang căng tràn. Hóa ra nào phải chỉ Xuân Diệu nhận ra cái nghịch lý của thời gian khi “Lịng tơi rộng nhưng lượng trời cứ chật/
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”, Lư Khê cũng đã nhìn thấy sự hữu hạn
của đời người, thế nên thi sĩ mới cuống quýt mời gọi, cuống quýt trao lời yêu thương qua những câu thơ được nhấn nhá bởi bao nhiêu dấu câu đầy cảm xúc. Và cũng như lẽ thường, tình u đâu chỉ có đắm say quấn qt, nào chỉ có tha
thiết mặn nồng, tình yêu – đơi khi cịn để lại trong lịng thi sĩ những ngậm ngùi tiếc nuối…
Rồi buổi chiều kia dưới bóng im Trong vườn xuân cũ em ngồi xem Than ôi! Tan tác màu thay đổi
Hoa vắng mùi hương, anh vắng em. (Buổi ấy)
Trong số những bài thơ của Lư Khê, có nhiều bài tác giả đề tặng Manh Manh nữ sĩ, người phụ nữ mà vì mến tài nên tác giả đã đem lòng yêu. Những bài như Thử em, Hãy yêu anh, Em chẳng điểm son đều có lời đề tặng và câu
chuyện tình gởi gắm trong các bài thơ vừa trong sáng nhẹ nhàng, lại vừa có sự tự hào, niềm ngưỡng mộ:
Chờ lúc say sưa đôi trái tim
Ta cùng rung động …anh hơn em… Thì em thẹn má hây hây đỏ…
Lọ phải màu son điểm vẽ thêm.
(Em chẳng điểm son)
Thật dễ hiểu vì sao người em út của Hà Tiên tứ tuyệt lại say mê cô Nguyễn Thị Kiêm đến vậy. Khi Thơ mới còn đang lúc bỡ ngỡ trong buổi đầu xuất hiện thì Nguyễn Thị Kiêm đã hăng hái hưởng ứng bằng những bài thơ với ý tứ mới mẻ, táo bạo, giọng thơ sôi nổi nhưng vẫn khơng kém phần tao nhã, du dương:
Gió lọt phịng khơng Tạt hơi dông
Lạnh như đồng Ngồi mơ tưởng
Dấy động tơ lòng… Trải đã mấy giăng Hỡi nhện giăng Với rêu lan Tấm vách cũ Từ khi người chủ Một giấc lăng trang? Tan nát vóc xưa Dưới mồ mưa Sương phủ dập… Đến hồn nàng…
(Viếng phịng khơng)
Khơng chỉ đóng góp cho Thơ mới những vần thơ độc đáo, Manh Manh đồng thời lại là người phụ nữ đầu tiên liên tục đăng đàn diễn thuyết về Thơ mới ở khắp nơi từ Nam ra Bắc. Tác giả Thẩm Thệ Hà cho rằng “phong trào
Thơ mới thành công rực rỡ, một trong những công lao lớn nhất là do nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh” (Thanh Việt Thanh và Thiện Mộc Lan, 1988), vậy
nên, trước tài năng nổi bật ấy, Lư Khê khơng thể khơng đem lịng mến mộ và đắm say:
Rồi dắt tay nhau ta bước ra, Cùng nghe thiên hạ sẽ khen ta: “Em, nàng tiên nữ, anh thi sĩ Sắc ấy, tài kia, thực mặn mà”.
(Em chẳng điểm son)
Niềm tự hào dành cho nữ sĩ và cho tình u của chính mình thể hiện rõ trong từng dịng thơ. Như vậy có thể thấy, cũng như bao thi sĩ khác của phong trào Thơ mới Nam Bộ, chàng thi sĩ đất Hà Tiên đã đóng góp cho vườn thơ này
những bài thơ tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc mới mẻ.