Giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp văn học của lư khê (Trang 58 - 61)

Chương 2 THƠ LƯ KHÊ TRÊN THI ĐÀN THƠ MỚI NAM BỘ

2.2. Những đóng góp về nghệ thuật

2.2.3. Giọng điệu thơ

Theo nhiều học giả, thơ là hình thức thể hiện đầu tiên của nghệ thuật ngôn từ và giọng điệu trong thơ chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên phong cách riêng của nhà thơ.

Giọng điệu thơ là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của

xưng hơ, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ…”

(Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1993). Một trong những nhà phê bình sớm chú ý đến vai trị của giọng điệu thơ ở nước ta là Hồi Thanh. Thế nhưng, nhà phê bình này chỉ dựa trên trực cảm nghệ thuật của bản thân mình để đưa ra nhận xét về những giọng thơ độc đáo của phong trào Thơ mới:

Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên…và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.

(Hoài Thanh và Hoài Chân, 1988)

Dễ nhận thấy trong thơ Lư Khê là giọng điệu trữ tình biểu cảm trực tiếp. Thơng qua những lớp từ giàu sắc thái biểu cảm, các trạng thái tình cảm phong phú của thi sĩ nối nhau thể hiện trong mạch thơ trữ tình. Giọng điệu trữ tình biểu cảm trực tiếp thường xuất hiện trong các chủ đề thơ Lư Khê, từ thơ tình đến những vần thơ giục giã cống hiến. Giọng điệu này thường hiện diện qua những lớp từ cảm thán, dấu chấm cảm đi kèm với ngôn ngữ thơ và đó cũng chính là điều tạo nên nét đặc sắc của thơ Lư Khê. Những thán từ đi kèm với các đại từ nhân xưng gợi lên bao nhiêu âu yếm, bao nhiêu thiết tha: Em hỡi,

Em ơi, Em nhé, Hỡi khách tình ơi, Khách hữu tình ơi…. , bên cạnh đó, những

cảm xúc khi nồng nàn mãnh liệt, lúc dịu êm ngọt ngào đều tuôn trào qua các dịng thơ:

Em nhé, u anh thì chỉ để

Ái tình thoang thoảng vị hương bay Tơ lòng em chớ cho vương vấn Trong cõi điên cuồng, phút đắm say

Hỡi khách tình ơi, hãy xót thương Đến người lưu luyến mối tơ vương Trên đường cát bụi đương lầm lũi Tìm vị hương tình trong gió sương

(Vơ tình)

Giọng biểu cảm trữ tình cịn được thể hiện ở những những dấu chấm cảm, những câu hỏi tu từ, dấu chấm câu đột ngột mà thi sĩ đặt giữa dịng thơ:

Tình ta vừa lúc đang phơi phới Em hãy yêu đi! Chớ đợi chờ! Chờ đợi mà chi? Anh chỉ sợ

Tuổi không chống lại tháng ngày qua…

Em chỉ biết vui, anh biết sầu Vui, sầu ta cứ để yêu nhau

Tình em: như bướm. Anh như gió. Theo gió, tung trời bướm lượn cao!

(Hãy u anh) Cịn nặng non sơng giữa quãng đường Tạm ngừng. Nhắn lại bạn văn chương Kìa xem nắng mới tưng bừng nhảy. Bướm liệng, hoa cười, chim hót vang

(Ta đi…đi mãi)

Nếu như Yury Tynyanov cho rằng “cá tính văn học, cá tính tác giả, nhân

vật…vào những thời điểm khác nhau sẽ định hướng ngơn ngữ văn học và từ đó thâm nhập đời sống” thì Lư Khê đã phần nào khẳng được dấu ấn của mình, để

giữa vườn Thơ mới Nam Bộ rộn ràng sắc hương, giọng thơ của người em út Hà Tiên tứ tuyệt vẫn để lại một hương thơm riêng và độc đáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp văn học của lư khê (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)