Chương 2 THƠ LƯ KHÊ TRÊN THI ĐÀN THƠ MỚI NAM BỘ
3.2. Phóng sự
3.2.1. Cái tôi trần thuật
Không như một thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn hay tiểu thuyết, cái tơi trần thuật trong phóng sự bao giờ cũng là của tác giả. Tác giả kể lại rõ ràng, rành mạch những sự kiện đã xảy ra với tư cách là người trực tiếp chứng kiến, nhờ vậy, người đọc ln có cảm giác chính mình đang hiện diện trong từng sự kiện, thậm chí đang trực tiếp quan sát từng chi tiết nhỏ nhất. Cái tơi – tác giả trong phóng sự vừa là người dẫn chuyện, vừa là người trình bày, lý giải, kết nối các dữ kiện lại với nhau. Đặc điểm này đã được Lư Khê tuân thủ nghiêm ngặt trong cả hai phóng sự của mình.
Ở phóng sự Điều tra nghề làm nước mắm ở Phú Quốc, công chúng được người trần thuật dẫn dắt theo hành trình của mình kể từ những giây phút đầu
đặt chân xuống tàu cho đến khi gặp được người chủ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề làm nước mắm, từ cách đánh bắt cá cho đến cách muối như thế nào để sản phẩm được trong và thơm. Thậm chí, sự tỉ mỉ của người trần thuật còn giúp cơng chúng hình dung mình có thể tự tay làm ra sản phẩm tương tự:
- Cá đem về muốn muối phải làm cách nào?
- Khi ghe cá về, trước hết bắc ba tấm ván trên miệng thùng,
rồi đem ba rổ “kiệu” cá lên đổ trên ván ấy. Cứ ba rổ cá thì đổ 30 kilos muối, nghĩa là ba phần cá một phần muối, cá và muối trộn cho đều. Trộn rồi đùa xuống thùng. Cứ làm như thế mãi cho đến lúc đầy thùng.
Trong ba hôm, muối tan, nước muối cá chảy ra. Phải tháo nước ấy cho ráo rồi chứa tạm qua một thùng khác. Rồi thì ém cá lại cho cứng, lấy lá đậy lên, cây gài trên cho chắc, để giữ cho cá khỏi nổi bình lên.
Trần thuật lại q trình muối cá thơng qua câu chuyện trao đổi trực tiếp giữa tác giả và nhân vật là cách mà Lư Khê lựa chọn để gia tăng độ chân thực và khách quan cho phóng sự. Sự lựa chọn này cũng phát huy tác dụng đối với phóng sự Trên vịnh Xiêm La. Bên cạnh đó, trong phóng sự về nghề lặn ốc, bắt đồi mồi và buôn lậu, cái tôi trần thuật của tác giả còn hiện diện qua giọng kể lúc tỉ mỉ, khi khái quát:
Giờ tôi phải cần nói qua cách họ đâm. Như một ghe đi sáu người thì họ phân ra trước mũi đứng hai người, trên mui hai, sau lái hai, một người vừa cầm lái vừa coi đồi mồi. Họ “đâm” bằng chĩa, một mũi nhọn bằng thép lớn như chiêc đũa, dài hai tấc, gắn trong khúc cây bằng ngón chơn cái, dài chừng ba thước tây. Cây ấy thường là cây tre. Trên chót mỗi cây có buộc một sợi dây nhợ chừng hai ba chục thước chẳng hạn. điều nên biết là hễ sợi nhợ ấy bao dài
thì họ có thể đâm tới bao xa. Cách họ đâm như bọn mọi phóng lao mà ta thường thấy trong hát bóng. Trong lúc ghe họ chạy, mỗi người ngồi tại chỗ của mình, cầm một cây chĩa, hễ thấy một con đồi mồi lên thở, tức thì họ đứng dậy phóng chĩa đâm ngay. Họ đâm không bao giờ trật, hễ trúng rồi họ dùng sợi nhợ buộc trên đầu chĩa kéo lại. Sợi nhợ ấy họ gọi là “dây hậu”.
Hẳn phải quan sát kỹ lưỡng, phải nhạy bén với từng yếu tố hiện thực thì người trần thuật mới có thể ghi lại một cách chi tiết đến vậy từng công đoạn trong nghề bắt đồi mồi của người dân vùng biển. Và chính Lư Khê cũng đã khẳng định điều này trong phóng sự của mình. Tác giả ln xơng xáo đến tận nơi, thấy tận mắt từng sự việc xảy ra bởi lo sợ nếu khơng như vậy thì độ tin cậy trong phóng sự sẽ khơng cịn cao nữa, bởi vậy, dù hành trình lênh đênh trên biển gặp sóng to gió lớn thì lương tâm của người cầm bút vẫn “muốn tìm
đến thấy tận mắt coi người ta nằm bãi bắt đồi mồi bằng cách nào để về viết rõ lại kẻo cứ thuật theo lời người ta thì có lẽ độc giả sẽ chán và khơng tin cuộc điều tra của mình đúng sự thật.”
Đồng thời, với việc xưng tôi trong các phóng sự, người trần thuật đã tạo cho độc giả cảm giác tin cậy vào việc người viết đã thật sự nhập cuộc chứ khơng chỉ đứng từ xa nhìn ngó hay nghe lại qua lời kể của một ai khác. Vừa đem đến sự chân thực, đồng thời cũng rất khách quan, lại vừa phải tạo được sự đồng cảm ở công chúng – đó là những địi hỏi mà người viết phóng sự phải đạt được qua việc thể hiện cái tôi trần thuật. Lư Khê đã thành công trong việc này, bởi qua hai phóng sự, độc giả vừa hình dung ra những khó nhọc, vất vả của người làm nghề; vừa cảm thông với những rủi ro, bất trắc mà họ phải gánh chịu trong hành trình mưu sinh nhọc nhằn.
Để có được điều này, ngồi những yếu tố đã đề cập, giọng điệu của cái tơi trần thuật cũng đóng vai trò quan trọng. Giọng điệu trong phóng sự khá đa
dạng, khi nghiêm túc, lý lẽ; lúc hài hước, châm biếm; lại có khi tràn đầy cảm xúc và có thể nói rằng chính nó góp phần tạo nên cá tính cho nhà văn. Bởi thế, nếu nhắc đến “ơng vua phóng sự đất Bắc” người đọc sẽ nhớ đến giọng điệu châm biếm, đả kích sâu cay; nếu nhắc đến Tam Lang, người đọc sẽ nhớ giọng điệu sắc lạnh trong Tôi kéo xe – phóng sự mở đường cho sự xuất hiện của thể loại này. Ngay ở báo Sống, ngồi Lư Khê thì Trúc Hà cũng là một cây bút độc đáo trong thể loại phóng sự. Ở Trên vùng đất đỏ, một phóng sự tiêu biểu của Trúc Hà viết cho tờ báo này, cơng chúng dễ dàng nhìn thấy giọng điệu khách quan, thậm chí có vẻ dửng dưng của tác giả khi tiếp cận với người công nhân cao su. Cảnh lao động vất vả nhọc nhằn; những cuộc chạy trốn để rồi hoặc làm mồi cho thú dữ, hoặc bị bắt trở lại và chịu đựng những hình phạt ghê rợn… tất cả đều được kể lại ngắn gọn, khơng nhấn nhá, khơng cảm thán, chỉ có sự kiện nối tiếp sự kiện… giọng kể đó đã góp phần lột trần cái thảm khốc của những mảnh đời khốn khổ, hay bởi sự thật đã quá kinh khủng rồi nên người viết không cần phải dùng đến bất kỳ một sự gia công nào khác?
Nhưng Lư Khê lại khác. Không dửng dưng như người đồng hương, cũng khơng châm biếm đả kích như Vũ Trọng Phụng, giọng điệu trong hai phóng sự nghề của Lư Khê có lúc khách quan để tạo cảm giác chân thực, có khi hồn hậu, gần gũi, đầy cảm xúc.
Trong phóng sự của mình, Lư Khê ít khi dẫn dắt người đọc vào trọng tâm vấn đề ngay lập tức mà thường tái hiện lại cả quá trình chuẩn bị để đến với sự kiện, nhờ đó, cơng chúng có cảm giác hồi hộp, háo hức như chính mình đang cùng đặt chân trên hành trình của tác giả.
Thầy giáo Đơng Hồ Lâm Tấn Phác, trong một dịp đi chấm thi có viết bài
ký Thăm đảo Phú Quốc, bài viết có đề cập đến nghề làm nước mắm – một
nghề truyền thống của hòn đảo xinh đẹp này. Tuy nhiên, tác giả chỉ nhắc qua chứ không miêu tả tường tận như Điều tra nghề làm nước mắm ở Phú Quốc
của Lư Khê. Câu chuyện của Lư Khê bắt đầu từ khi tác giả nhận được thơ báo của tòa soạn cho đến khi lên tàu; từ những cảm giác tò mò, phấn khởi ban đầu đến niềm vui thực sự khi gặp đúng đối tượng của mình.
Ba phút sau, ông khoan thai đi lên. Người tầm thước, gương mặt vuông. Cặp mắt đều đặn ẩn sau đôi mục kỉnh trắng càng tăng thêm vẻ một người oai nghi. Tuổi ngài đã quá lục tuần mà tinh thần vẫn còn tráng kiện lắm.
Lật đật đứng dậy chào, tôi hỏi ngay:
- Thưa ơng, tơi là phóng viên của báo “Sống” muốn đến nhờ
ông chỉ bảo cho biết cách làm nước mắm để đăng lên báo, mong được ơng vui lịng với tôi.
Sau một cái gật đầu, ông ôn tồn đáp:
- Được! Có khó gì! Nhưng tiếc vì lúc này tơi đang bàn việc
dưới “nhà thùng”, sợ nói khơng kỹ, vậy ông có rảnh chiều, lại đây, tơi sẽ nói rõ hơn.
Mấy lời ấy làm cho tôi thấy cuộc điều tra của mình đã đầy dẫy những hy vọng tốt đẹp. Sợ mất ngày giờ và công việc của chủ nhà, tôi vội vàng đứng dậy cáo từ.
Giọng điệu của tác giả khi trần thuật cuộc gặp gỡ này khiến người đọc thấy lấp lánh trong đó là niềm vui, là sự háo hức khi sắp được khám phá những điều mới mẻ và nỗi háo hức ấy cũng lây lan sang cả người đọc. Hoặc có đơi khi, giọng điệu trần thuật của nhà văn gợi lên được sự tò mò, hứng thú của độc giả trước công việc bắt đồi mồi:
Trong lúc ấy thì người chủ ghe đã đứng dậy, bỏ chúng tơi, tiến ngay lại chỗ có tiếng động ấy. tơi cầm chặt tay Trúc Lệ đứng dậy coi cách hành động của người chủ ghe thế nào. Trong lúc tơi đang chăm chỉ ngó theo người thì bỗng người la lên: Đồi mồi! đồi mồi! Thầy, cô
đi! Lại đây xem, ông bà độ rồi!
Lanh lẹ, tơi cùng Trúc Lệ chạy lại thì, úi chà! Một con đồi mồi to lớn đã bị lật ngửa! Với cái bộ vui vẻ, người chủ ghe xây lại nói với tơi và Trúc Lệ:
- Nghe tiếng động tơi ngỡ là ma muốn phá mình nữa nên tơi
quyết đi kiếm, té ra khơng phải ma mà lại là “nó”!
- May quá, tôi chỉ lo cho cô bạn tơi đây sợ mất vía chăng,
nên tơi khơng dám bỏ cơ mà đi theo anh cho biết nó lên êm mà sao nghe xào xào như thế.
- Mình nghe tiếng xào xào là tại hai chơn no bước cát văng
lên nhằm lá cây nên mới có tiềng xào xạc như vậy.
- Bây giờ phải liệu cách nào đem nó về chớ!
- Để tơi trói bốn chơn nó lại rồi buộc dây lơi nó về chỗ mình
ngủ, sáng mai mới lột vảy nó…
...Trọn đêm ấy ba chúng tôi không ngủ, nằm trên bãi cát nói chuyện tới sáng cũng khơng thấy gì lạ.
Dễ nhận thấy, yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu độc đáo cho phóng sự của Lư Khê chính là việc xuất hiện khá dày đặc của các thán từ, các dấu câu cảm thán. Giọng văn vì thế cũng mượt mà hơn, tình cảm hơn, dễ tiếp cận được với độc giả - đặc biệt là độc giả phương Nam vốn chân chất, hào sảng.
Như vậy, cái tôi trần thuật của nhà văn là một yếu tố quan trọng trong thể loại phóng sự. Đó chính là dấu ấn, là cá tính sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ. Trong thể loại này, công chúng được thưởng thức một cái tôi trần thuật đa dạng sắc màu: vừa gần gũi thân quen, vừa khách quan chân thật qua hai phóng sự về nghề của Lư Khê.