Những đóng góp về nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp văn học của lư khê (Trang 46)

2.2.1. Thể thơ

Một ngàn năm Bắc thuộc khiến thơ ca cổ điển Việt Nam khó mà thoát ra khỏi cái bóng khổng lồ của những niêm luật, vần điệu, thể thơ….trong thơ ca

Trung Quốc. Quanh đi quẩn lại, dù có viết để thỏa chí tang bồng hay viết bởi những cảm thương ai oán trước đời thực thì các nhà thơ cổ điển vẫn chỉ bầu bạn với dăm ba thể thơ quen. Thế nhưng, nhà thơ Lưu Trọng Lư khẳng định

“…Điệu và vần không phải là chuyện hình thức. Trước một cảm xúc nào đó,

chọn một thể loại nào đó cho thích hợp, đó là phút giây thần diệu của tâm hồn,

của nghệ thuật thơ” (Nguyễn Đăng Mạnh, 1986). Như vậy có thể thấy, việc

lựa chọn một thể thơ phù hợp để bộc bạch cảm xúc cũng là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho thi phẩm, có lẽ vì vậy nên cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam đã bắt đầu từ việc công kích vào thành trì thơ cổ điển bằng việc thay đổi thể thơ.

Trong vườn Thơ mới Nam Bộ, thể thơ phát triển rất đa dạng. Với Lư Khê, trong số những bài thơ được khảo sát, tác giả đã sử dụng đa số là thể thơ 7 chữ, vài bài thơ 5 chữ và thơ tự do.

Thơ năm chữ

Trong văn học trung đại, thơ ngũ ngôn đã xuất hiện nhưng chưa đạt được thành tựu nổi bật như các thể thơ khác. Đến thế kỷ XX, trong phong trào Thơ mới, các thi sĩ đã góp phần đổi mới thể thơ năm chữ, xem nó như một phương tiện nhằm góp phần bộc lộ cái tôi trữ tình của họ. Thơ năm chữ của các nhà Thơ mới không còn bị gò bó bởi niêm luật, vần điệu, số dòng như trước nữa mà chỉ chú trọng đến việc diễn tả từng cung bậc cảm xúc của người làm thơ. Và cảm xúc của người làm thơ, trong những năm tháng Thơ mới đang thắng thế, là những khát khao giao cảm với đời, với người, là những ưu tư phiền muộn, là cô đơn tuyệt vọng. Có thể nói đó là tâm bệnh của một thế hệ. Vậy nên, thơ năm chữ đã hóa thành phương tiện chuyên chở những cảm xúc ấy của các nhà thơ, từ Lưu Trọng Lư đến Hồ Dzếnh:

Lòng anh đã rời rụng Trên sông ngày tàn rơi

Tình anh đã xế bóng Còn chi nữa em ơi!

(Còn chi nữa – Lưu Trọng Lư) Tôi mơ chân trên đường

Áo màu trong lá thắm Đường và cây mát lắm Riêng lòng tôi đau thương

(Buổi hẹn – Hồ Dzếnh)

Bên cạnh đó, thể thơ này còn khá phù hợp để các thi sĩ gợi lại hoặc những hoài niệm, hoặc những câu chuyện tình yêu đầy thơ mộng, qua đó bộc lộ nỗi

niềm. Nguyễn Nhược Pháp kể chuyện Chùa Hương bằng âm điệu những câu

thơ năm chữ ngân vang, réo rắt lòng người. Thi sĩ Mộng Tuyết lại đem đến cho

Bức tranh xuân của mình bao nỗi thương yêu trìu mến dâng trào:

Náo nức tin xuân đến Năm tàn, dám nghỉ kim May nhanh chiếc áo tết Hớn hở mặc chàng xem

Đông Hồ sử dụng những câu thơ năm chữ làm cho nhịp thơ khi rộn ràng, lúc thâm trầm:

Vô định đời mây nổi Về đâu, bay mãi mãi Yên lặng với thời gian Ngàn non còn trở lại Đứng mong một ngày kia Làn mây bay trở về

(Mây về đâu)

nhà thơ trước một ngữ cảnh, một câu chuyện nhất định. Trong gia tài thơ của Lư Khê, chúng tôi khảo sát chỉ có duy nhất một bài được thi sĩ viết bằng thể thơ này, đó là bài Hãi hùng. Bài thơ bắt đầu từ một buổi thơ thẩn ngắm hoa của cô gái:

Gió lạnh, bóng trăng mờ Trước sân em vẩn vơ Thỉnh thoảng em lần bước Ngâm ngợi mấy vần thơ Đến trước cành hoa hường Với tay em sẽ vít

Đưa lên hưởng mùi hương Hân hoan em lộ nét

Má em cùng màu hoa Sắc hồng ngó mặn mà Mắt liếc tròng lóng lánh Nhoẻn cười, răng ngọc ngà

Tâm trạng ấy trong phút chốc bỗng nhường chỗ cho nét dỗi hờn bởi lý do rất dễ thương: chàng trai làm hỏng cánh hoa mà cô gái đang thưởng thức. Những câu phân trần, những lời nghẹn ngào trách móc cứ thế tuôn chảy thật tự nhiên trong hình thức những câu thơ năm chữ:

Tức tưởi em đáp lại:

- Em đâu…phải…vô tình

- Thật vậy? – Chính anh đã

Với hoa tình nồng nàn Vì anh phải rã tan Hoa với em nào khác

Anh ác! … - Thôi đừng buồn!

Thể thơ năm chữ, qua ngòi bút của Lư Khê, đã thay thi sĩ kể lại câu chuyện tình yêu với cung bậc nhẹ nhàng, trong sáng. Tuy không được sử dụng thường xuyên nhưng Lư Khê cũng đã góp thêm cho hành trình cách tân của Thơ mới một nét riêng độc đáo trong việc vận dụng thể thơ này.

Thơ bảy chữ

Thơ thất ngôn Đường luật du nhập vào nước ta từ thời kỳ đầu của xã hội phong kiến. Đây là thể thơ bác học với những quy định chặt chẽ về niêm luật, vần điệu. Sang thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mà trực tiếp là văn hóa Pháp, thơ Việt Nam đã có nhiều cách tân, sáng tạo so với những thể thơ truyền thống. Lúc này, những khuôn vần, nhịp, thanh của thơ thất ngôn cũng dần bị phá vỡ. Thơ bảy chữ, vì thế, đã chính thức trở thành một thể thơ phổ biến được đông đảo trí thức Tây học sử dụng để sáng tác.

Nếu thơ thất ngôn Đường luật bị giới hạn ở số dòng (4 dòng hoặc 8 dòng) thì số dòng của thơ bảy chữ trong phong trào Thơ mới rất tự do. Bài thơ có thể chỉ 4 câu, hoặc 8 câu, 12 câu, 20 câu và nhiều hơn nữa… Phần lớn các bài thơ bảy chữ được chia theo khổ, có những bài dài đến 25 khổ như Hoa với rượu

của Nguyễn Bính. Trong vài trường hợp vẫn có những khổ thơ có 2 câu, 3 câu hoặc 5 câu, còn lại thì đa số mỗi khổ thơ có 4 câu. Hiện tượng này ảnh hưởng từ cách gieo vần cặp đôi trong thơ ca Pháp và cũng một phần ở thể thơ tứ tuyệt truyền thống.

Theo thống kê của tác giả Lê Văn Phương, trong số 165 bài Thơ mới Nam Bộ được khảo sát thì có đến 62 bài thuộc thể thơ bảy chữ. (Lê Văn Phương, 2017). Có thể thấy, sự tự do, phóng khoáng trong câu chữ, vần điệu

của thể thơ này đã thu hút các thi sĩ trong vườn Thơ mới Nam Bộ đến dường nào. Vượt ra khỏi mọi khuôn khổ, Thơ mới bảy chữ chú trọng đến mạch nguồn cảm xúc mà người sáng tác bộc bạch hơn là những niêm luật rườm rà, khắt khe. Thế nên, mượn thể thơ này, thi tướng Huỳnh Văn Nghệ đã thổ lộ nỗi hoài niệm đau đáu:

Ai về xứ Bắc ta đi với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

(Nhớ Bắc, Huỳnh Văn Nghệ)

Với Đông Hồ, cảm xúc nồng nàn, đắm say của nụ hôn đầu cũng được bộc bạch qua những câu thơ bảy chữ:

Trước vùng trời biển, cảnh lồng lộng Cùng anh trao đổi tình ái ân

Rồi luồng điện ấm chạm trên má Ân ái môi anh kề nhẹ nhàng…

(Bốn cái hôn, Đông Hồ)

Lư Khê, người thi sĩ với hồn thơ mới mẻ, phóng khoáng, cũng chọn thể thơ này để giãi bày lòng mình. Những lời giục giã yêu thương tuôn chảy dạt dào qua từng dòng thơ:

Tình ta vừa lúc đang phơi phới Em hãy yêu đi! Chớ đợi chờ! Chờ đợi mà chi? Anh chỉ sợ

Tuổi không chống lại tháng ngày qua… (Hãy yêu anh)

Những nỗi say mê đắm đuối đối với tình yêu, với người yêu cũng được trái tim tự do, khoáng đạt ấy gởi gắm một cách nồng nàn:

Em hỡi! Yêu anh hãy cứ yêu Cõi đời mặc kẻ bảo đìu hiu Dẫu buồn ta sẵn nàng “Tình ái” Nàng vẫn xinh tươi vẫn mỹ miều

(Nhắc lại buổi nào)

Có thể thấy, nhờ không có sự câu nệ trong niêm luật, vần điệu nên thể thơ bảy chữ đã trở thành công cụ đắc lực giúp thi sĩ thêm phần thành công khi giãi bày những cảm xúc mãnh liệt. Tuy nhiên, như đã trình bày, Thơ mới không chỉ là sự tiếp thu làn gió văn chương phương Tây mà còn là sự kế thừa những tinh hoa trong các thể thơ truyền thống, do đó, không thể phủ nhận một điều rằng dù có thành công trong việc cởi bỏ những trói buộc của thơ ca cổ điển thì trong nhiều bài Thơ mới, người ta vẫn cảm nhận được đâu đó còn phảng phất chút dư vị thơ xưa. Một số bài thơ bảy chữ của Lư Khê cũng thế.

Tiếng gọi non sông giục khách tình Vang đường vui nện gót điêu linh Dừng chân ngoảnh lại… ôi xa vắng Chạnh nhớ phương trời bạn tuổi xanh

(Ta đi…đi mãi)

Như vậy, bên cạnh các cây bút tiêu biểu của Thơ mới Nam Bộ, Lư Khê đã đóng góp cho vườn thơ đầy hương sắc này những bài thơ bảy chữ giàu cảm xúc.

Thơ tự do

Thơ mới bắt đầu với Tình già của Phan Khôi đăng trên Phụ nữ tân văn. Đó là một sự công phá mạnh mẽ vào thành trì của thơ cổ điển bởi những thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức. Người người lạ lẫm với những dòng thơ dài

ngắn khác nhau, không tuân theo niêm luật:

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa,

Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau than thở:

- “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà

không đặng

Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi bằng sớm liệu mà buông nhau!” (Tình già, Phan Khôi)

Những câu thơ ấy được gọi là thơ tự do, một sáng tạo độc đáo của Thơ mới. Thơ tự do trong Thơ mới Nam Bộ đa dạng về độ dài của câu, phóng khoáng về vần điệu, vì vậy nên phù hợp để nhà thơ ghi lại những xúc cảm phong phú của mình. Có những câu thơ chỉ có 1 hoặc 2 từ, và cũng có những câu thơ dài đến 27 chữ như thơ của Manh Manh nữ sĩ:

Các anh ơi, các anh chẳng có biệt tài, có chí cao, có gan lớn, thì tôi chẳng xúi các anh làm gì những chuyện đi xa!

Tôi chẳng buộc các anh cỡi ngựa vượt non, băng ngàn, lưu linh xứ lạ Chống với gió mưa, vất vả với sương tuyết, tơi tả với băng sơn

Tôi chỉ xin các anh bẻ ống, đập đèn, liệng tim, quăng móc Tôi chỉ cầu các anh thôi hút, bỏ dứt tật ghiền

(Nhà thám hiểm và họa sĩ)

Với Lư Khê, thể thơ này khiến những câu thơ ngợi ca vẻ đẹp giản dị, chân phương của người con gái thêm phần gần gũi:

Khuôn mặt em chẳng phải đẹp tựa hoa tươi Nhưng cái đẹp, tinh thần rực rỡ,

Ẩn trong cặp mắt đa tình như mờ như tỏ

Như đôi vầng tinh tú chớp nhoáng ở chốn chân trời

Tiếng em chẳng phải đẹp như ngọc thốt hoa cười Nhưng cái tiếng như chuông khuya thanh lảnh Như tiếng nhạn lạc bầy giữa đêm sương lạnh Tiếng em là tiếng đồng rộng bể khơi

(Sắc đẹp của em)

Vừa kế thừa những tinh hoa của thơ ca truyền thống, vừa tiếp nhận và sáng tạo dựa trên cái tự do phóng khoáng của thơ ca phương Tây quả thật là một thử thách không hề nhỏ đối với các nhà thơ ở miền đất mới Nam Bộ. Trải qua bao nhiêu năm tháng, khát vọng đổi mới thơ ca của họ cuối cùng đã thành công. Với những thể thơ không ràng buộc niêm luật, không câu nệ số dòng, các nhà Thơ mới tự do hơn trong việc thể hiện cảm xúc, vì lẽ đó nên chất thơ, chất nhạc luôn dạt dào trong từng thi phẩm. Đến với Thơ mới bằng tất cả sự mê say của một trái tim son trẻ, Lư Khê vẫn luôn làm chủ được câu chữ, vần điệu của mình dẫu ở thể thơ nào đi chăng nữa.

2.2.2. Ngôn ngữ thơ

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, vì vậy, nếu như đường nét là ngôn ngữ của hội họa, giai điệu là ngôn ngữ của âm nhạc thì chất liệu chính của tác phẩm văn học là ngôn từ. Quả thật, ngôn ngữ thơ ca vừa là tiếng nói chân thực, muôn màu từ hiện thực đời sống, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng, lại cũng là tiếng nói dâng trào cảm xúc của trái tim thi nhân.

Một thời đại mới trong thi ca đã mở ra với sự xuất hiện của Thơ mới, cảm xúc chủ quan của con người cá nhân trong thời kỳ này được thể hiện trong những câu thơ không còn chịu sự chi phối của khuôn khổ và niêm luật. Sự bứt phá của cái tôi cá nhân đã đưa ngôn ngữ thơ từ điệu ngâm sang điệu nói. Những sáng tác thơ của Lư Khê cũng xuôi theo dòng này.

Như bao nhà thơ khác của phong trào Thơ mới, ngôn ngữ thơ Lư Khê mang đậm dấu ấn của chủ thể trữ tình.

Về bản chất, thơ trữ tình là phương thức biểu hiện trực tiếp các trạng thái cảm xúc và suy tư của nhà thơ trước hiện thực đời sống. Thế nhưng trong thơ ca trung đại, chủ thể trữ tình ít khi xuất hiện trực tiếp mà thường ẩn mình. Phải đến khi Thơ mới ra đời thì cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ mới được đề cao. Con người cá nhân xuất hiện trong Thơ mới là con người trực tiếp đối diện với thế giới, đối diện với chính mình. Với những cá tính sáng tạo khác nhau, các nhà thơ bộc lộ những cái Tôi khác nhau. Có thể nói, chưa bao giờ cái Tôi cá nhân nở rộ trong thơ ca nhiều đến vậy. Thơ đã thật sự bám rễ vào cuộc đời trần thế với tất cả những buồn vui, sự đam mê, nỗi tuyệt vọng… Nhà thơ đã không còn phải ẩn mình, không còn mượn chuyện mây gió trăng hoa để nói lên nỗi lòng mà thay vào đó, họ đĩnh đạc hiện diện trong thơ, tự tin giãy bày biết bao yêu thương, hờn giận…

Trong thơ Lư Khê, dấu ấn của chủ thể trữ tình thể hiện qua các đại từ xưng hô trong những câu chuyện tình yêu tha thiết nồng nàn:

Em nhé yêu anh thì chỉ để

Ái tình thoang thoảng vị hương bay Tơ lòng em chớ cho vương vấn

Trong cõi điên cuồng, phút đắm say… (Nhủ nhau)

Đôi khi cái tôi trữ tình hiện diện qua ngôn ngữ thơ giục giã:

Hỡi khách tình ơi hãy tỉnh ra Còn mơ chi nữa cảnh đường xa Đây bao cảnh thú: Tình, vui sống Thi sĩ ta đây đã sẵn quà

(Vô tình)

Bên cạnh đó, để chuyển tải hiệu quả những cung bậc cảm xúc muôn hình vạn trạng, thơ Lư Khê còn sử dụng khá nhiều phép điệp. Đây là thủ pháp nghệ

thuật nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, góp phần tăng thêm khả năng biểu cảm, gợi hình cho câu thơ.

Khi là điệp từ:

“Tình ái” em đâu dễ sánh cùng Với mây, với gió với non sông Là bao cảnh giục lòng hăng hái Của khách giang hồ bước ruổi dong

(Nhủ nhau)

Lúc là điệp cấu trúc khổ thơ để ngợi ca vẻ chân phương mộc mạc của người con gái:

Khuôn mặt em chẳng phải đẹp tựa hoa tươi Nhưng cái đẹp, tinh thần rực rỡ

Ẩn trong cặp mắt đa tình như mờ như tỏ

Như đôi vầng tinh tú chớp nhoáng ở chốn chân trời Nước da em chẳng phải đẹp ở phấn son

Nhưng cái nước da hồng hồng dìu dịu Lộ trên mảnh thân mình ốm yếu

Hàm súc một vẻ diễm lệ mê hồn.

(Sắc đẹp của em)

Trong dòng chảy của Thơ mới buổi đầu, các thi sĩ có xu hướng chối bỏ một cách cực đoan thơ cũ, thế nhưng, sau giây phút xôn xao ban đầu ấy, họ dần nhận ra rằng Thơ mới luôn tiếp nối văn mạch của thơ cổ. Dẫu chịu ảnh hưởng đậm nét từ thơ Pháp nhưng Thơ mới vẫn còn mối liên hệ sâu sắc với Đường thi. Dòng Tràng giang của Huy Cận tuy đầy mới mẻ với “củi một cành

khô lạc mấy dòng” nhưng đồng thời sóng nước, mây trời vẫn bàng bạc phong

vị thơ xưa. Lư Khê cũng thế, tác giả không chối bỏ tuyệt đối thơ cũ, cũng chẳng niềm nở thái quá với chiếc áo phương Tây mang lại cho Thơ mới. Ở Lư

Khê, có khi là mấy vần thơ trang nhã, hoài cổ:

Tiếng gọi non sông giục khách tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp văn học của lư khê (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)