Chương 2 THƠ LƯ KHÊ TRÊN THI ĐÀN THƠ MỚI NAM BỘ
3.3. Phê bình, phỏng vấn, khảo cứu
Báo chí là lĩnh vực nổi trội trong sự nghiệp của Lư Khê. Không chỉ làm chủ bút, Lư Khê còn là một cây bút bền bỉ trong sáng tác. Ông viết ở nhiều thể loại và cộng tác với nhiều tờ báo thời bấy giờ.
Trong cuộc trưng cầu dân ý do báo Gió mùa tổ chức về vấn đề cải tạo văn học Việt Nam, Lư Khê đã hăng hái hưởng ứng. Khẳng định cải tạo nền văn học Việt Nam ngay lúc này là cần thiết và tác giả đã đưa ra nhiều lý lẽ hùng hồn để thuyết phục. Lư Khê cho rằng “xưa nay, văn chương và thời thế vẫn có
quan hệ mật thiết lẫn nhau”. Điều này cho thấy sự nhạy cảm, tinh tế của một
người cầm bút bởi lẽ từ bao lâu nay, chúng ta đều biết văn học chính là tấm gương phản chiếu cuộc sống, văn học, ngồi chức năng giải trí, thẩm mỹ còn
mang chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, vì lẽ đó nên văn học khơng thể nào đứng ngồi sự phát triển của xã hội. Một nền văn học chân chính là nền văn học có những tác động tích cực đến kỷ cương, dân tâm. Thế nên, muốn nâng cao đời sống tinh thần của con người, muốn củng cố vận mệnh dân tộc thì cần phải “cải tạo nền văn học được một địa vị cao quý”. Bằng những lập luận chặt chẽ, rõ ràng, ý kiến về vấn đề cải tạo văn học Việt Nam trên tờ
Gió mùa cho chúng ta thấy được tâm huyết của một người làm báo, một nhà
giáo dục đối với sự phát triển của văn học nói riêng và đất nước nói chung. Giáo dục ln là một vấn đề mang tính chất sống cịn đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Là người hoạt động giáo dục, lẽ dĩ nhiên Lư Khê lại càng quan tâm đến vấn đề này. Trên Thế giới tân văn số ra ngày 27.11.1936, Lư Khê có bài Nhi đồng giáo dục hay là sau khi nghe ông Thái Phỉ diễn thuyết. Bài viết thể hiện một góc nhìn tinh tế, tiến bộ của tác giả về vấn đề này. Thái Phỉ là chủ bút báo Tin văn, ông cho rằng muốn cải tạo việc giáo dục nhi đồng thì trước
hết phải cải tạo xã hội. Khơng đồng tình với quan điểm này, Lư Khê đã viện dẫn những lý lẽ hết sức thuyết phục để bác bỏ và đưa ra chính kiến của mình. Đặc biệt, những vấn đề và lập luận mà Lư Khê đưa ra cách đây hơn 80 năm đến bây giờ vẫn vẹn nguyên tính thời sự. Tác giả khẳng định “xã hội là nhiều
gia đình hợp thành thì nếu xã hội muốn cải tạo phải cần cải tạo gia đình”, mà
trong việc cải tạo gia đình, tăng cường nền tảng giáo dục cho những đứa trẻ thì vai trị của người mẹ vô cùng quan trọng. Thế nhưng, trên thực tế, những đứa trẻ đã lớn lên mà gần như không hề nhận được bất kỳ một sự dạy dỗ bảo ban nào từ người mẹ. Bên cạnh đó, “ở học đường lại mắc phải một chế độ giáo
huấn khơng có ngun tắc, khơng có phương pháp”, điều này khiến những
người hết lòng với giáo dục và vận mệnh dân tộc như Lư Khê lo lắng. Trong bài viết, tác giả cũng chỉ ra sai lầm trong cách dạy con của các bà mẹ Việt, đó là “dạy mà khơng có phương pháp thành ra mình gieo vào đầu óc chúng nó
những tư tưởng yếu hèn, nô lệ.”. Phải là người thực sự tâm huyết với giáo dục
mới có thể có cái nhìn thấu đấo đến vậy. Những lập luận của tác giả trong bài viết này, tôi cho rằng, đến hơm nay vẫn vẹn ngun giá trị.
Có thể nói, với nhiệt huyết của một nhà báo, nhà giáo dục, Lư Khê ln có sự quan tâm sâu sắc đến những vấn đề thời cuộc, đặc biệt là công tác giáo dục, nâng cao ý thức, nghị lực của thanh niên. Không chỉ chỉ ra vai trò của người mẹ trong việc dạy dỗ con cái, Lư Khê còn kêu gọi phụ nữ nên bồi đắp nghị lực để có thể vững vàng trong cuộc sống. Vấn đề này được tác giả gởi gắm qua bài viết Phụ nữ ta còn thiếu nghị lực, đăng trên Thế giới tân văn ngày 5.3.1937. Bài báo được viết nhân việc một học sinh trong Nữ học đường tự tử vì bị hiểu lầm. Đây khơng phải là lần đầu tiên ở Nữ học đường có trường hợp như vậy. Bên cạnh lòng tiếc thương dành cho người đã khuất, Lư Khê cũng chê trách các cơ gái vì khơng đủ nghị lực để chống trả với nghịch cảnh mà tìm đến cái chết. Tác giả cho rằng “nếu trong những việc nhỏ đã thiếu nghị lực,
thiếu can đảm thì mong gì một ngày nào đó có thể gánh vác việc to”. Dẫu hiểu
rằng tính “dễ cảm” khiến các cơ gái gặp nhiều sự chẳng may nhưng đời người chẳng phải lúc nào cũng thuận buồm xi gió, và trong những lúc khó khăn, trước những biến cố, các chị em cần phải can đảm vượt qua, sống vui vẻ để chờ đợi ngày tươi sáng hơn. Theo tác giả, có thể làm tốt những việc nhỏ như vậy thì sau này đến những việc lớn lao hơn mới có đủ tư cách để đảm đương gánh vác. Không chỉ dùng lý lẽ để thuyết phục, Lư Khê còn kể cho độc giả nghe một tấm gương nghị lực khác để động viên, khuyến khích các cơ gái hãy ln rèn giũa để sống vui, sống có nghị lực.
Trên tờ Hạnh phúc nhân dịp xuân Giáp Thân 1944, Lư Khê viết bài Đỗ Mục hay là: Câu chuyện tình xuân của một thi bá nhà Đường. Đỗ Mục là một
nhà thơ sinh ra trong buổi suy vong của nhà Đường. Thơ của ông lúc thể hiện nỗi ưu thời mẫn thế, khi bày tỏ những niềm riêng của một kiếp người lận đận,
bất đắc chí. Cùng với Lý Thương Ẩn, họ đã được người đời ưu ái gọi là Tiểu Lý – Đỗ, nhằm phân biệt với Đại Lý – Đỗ ( tức là Lý Bạch và Đỗ Phủ) thời thịnh Đường. Bấy nhiêu cũng đủ để thấy tài năng trác tuyệt của Đỗ Mục. Về nhân vật này, có giai thoại cho rằng trong một lần đi chơi ở Hồ Châu, Đỗ Mục gặp một cô bé xinh đẹp nhưng mới trạc mười tuổi, Đỗ thi sĩ bèn hẹn với mẹ cô bé sau mười năm sẽ quay lại kết duyên cùng cô bé. Nhưng phải mười bốn năm sau, khi được bổ làm thứ sử Hồ Châu, Đỗ Mục mới có dịp gặp lại người xưa nhưng than ơi, cô bé lên mười năm nào nay đã là người phụ nữ có chồng và hai đứa con. Với bao nỗi ngậm ngùi tiếc nuối, Đỗ Mục đã sáng tác bài thơ Thán
hoa. Câu chuyện Lư Khê gởi gắm đến độc giả trong những ngày đầu xuân
chính là kể về giai thoại này. Bàn chuyện người xưa, lại là chuyện của thi nhân, có lẽ vì thế mà giọng điệu, câu chữ trong bài cũng mượt mà, mềm mại, bay bổng hẳn chứ khơng cịn là những lập luận chặt chẽ, súc tích như khi bàn đến các vấn đề xã hội. Qua ngòi bút của Lư Khê, độc giả như được sống trong không gian huyền ảo của Hồ Châu những ngày xuân, và rồi cũng đồng cảm cùng nỗi lòng người xưa trước tình xuân tan vỡ. Bài viết khép lại trong dư vị ngậm ngùi tiếc nuối đóa hoa xuân năm nào của Đường Đỗ Mục:
Xuân chậm vì ta trễ gót tình Thơi, đừng sầu hận tủi ngày xanh Hoa hồng đã quyến theo luồng gió Lá rậm che cây, trái phủ cành.
Nửa đầu thế kỷ XX, lĩnh vực khảo cứu, phê bình văn học vẫn cịn là vùng đất khá mới mẻ đối với các nhà văn……. Trong lĩnh vực này, sự đóng góp của Lư Khê cũng được ghi nhận với một số nghiên cứu về văn học Việt Nam, văn học Trung Hoa và văn học Nhật Bản. Có thể xem bài viết Văn chương nước
Nhựt đăng nhiều kỳ trên báo Tự do năm 1936 là cơng trình nghiên cứu văn học
thiệu với độc giả tiến trình phát triển của văn học Nhật, từ cổ điển đến hiện đại; đồng thời điểm qua một số thể loại, tác giả và tác phẩm tiêu biểu như thể thơ “Outa” (đoản ca) với 31 âm tiết, tiểu thuyết trường thiên Genji của Murasaki… Là một bài khảo cứu văn học nhưng Văn chương nước Nhựt khơng khơ khan, nặng nề. Có lúc độc giả sẽ trầm trồ thán phục trước tầm nhìn, sự hiểu biết, vốn kiến thức phong phú của tác giả khi bàn luận về đặc trưng của từng thời kỳ, từng thể loại văn học; có khi lại say đắm theo từng hình ảnh so sánh bay bổng, mượt mà, giàu tính hình tượng đối với các văn sĩ, các tác phẩm của nền văn học Nhật: “Murasaki có ngọn bút rắn rỏi, văn pháp gọn gàng khi thì êm dịu như thiếu nữ uốn mình, khi thì cao thâm như khoản trời đất. Cịn văn của Sei thì điều hịa mà sáng sủa, gọn ghẽ mà hữu duyên.”
Văn chương nước Nhật, nói như Lư Khê thì đây là “một nền đầy đủ vừa
dồi dào và được dân sự họ quan tâm, chú trọng hơn cả trên thế giới”, và
những gì là tinh hoa của nền văn chương ấy đã được tác giả giới thiệu một cách trân trọng, tỉ mỉ trong cơng trình khảo cứu của mình. Góp thêm một góc nhìn, trao thêm một sự hiểu biết cho cơng chúng về nền văn học lâu đời của một đất nước châu Á giữa buổi văn chương phương Tây đang làm mưa làm gió trên văn đàn Việt Nam chính là sự đóng góp đầy hữu ích cho nền văn học nước nhà mà Lư Khê đã làm được.
Trên tờ Tự do số tháng 8 năm 1938, Lư Khê viết bài Tục kiêng tên. Tác
giả cho rằng đó là một tệ tục mà khi thời đại thay đổi thì nó cần phải được bãi bỏ. Tục lệ này xuất phát từ Trung Quốc, là sản phẩm của một thứ quy luật của thời đại chuyên chế và nước ta cũng bị tiêm nhiễm cái ảnh hưởng ấy. Không chỉ đề cập đến nguồn gốc của tệ tục ấy, tác giả còn kể lại rất nhiều câu chuyện buồn cười xoay quanh nó do tác giả đọc và sưu tầm được từ sách vở. Bài viết vừa thuyết phục độc giả bởi chính kiến, lý lẽ sắc sảo của người viết; vừa bởi sự phong phú, sinh động của những câu chuyện minh họa.
Đi viếng phòng triển lãm Hồ Văn Lái là một bài phê bình phỏng vấn của
Lư Khê về buổi triển lãm tranh của người họa sĩ đăng trên Thế giới tân văn số 18. Cách Lư Khê miêu tả tỉ mỉ từng bức tranh khiến độc giả cảm nhận mỗi bức tranh đều trở nên có hồn, có đủ mọi cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố trước cuộc đời. Bài viết vừa có cái tỉnh táo, khách quan của người cầm bút trước những luồng ý kiến khen chê khác nhau; đồng thời cũng bộc lộ nhiều cảm xúc cá nhân trước những giá trị tinh thần mà hội họa mang lại.
Bên cạnh đó, Lư Khê cịn có bài Phỏng vấn quan lãnh sự Trần Cẩn Ý và bài Chánh phủ và Chánh quyền cũng được đăng trên Thế giới tân văn. Bài viết bàn đến những vấn đề thời sự bằng ngịi viết khách quan, ngơn ngữ mạch lạc.
Hoạt động báo chí từ 1935 với những bài viết đầu tiên được đăng trên báo Sống cho đến ngày bị ám sát vào năm 1950, Lư Khê đã cộng tác với nhiều tờ báo, gởi đến công chúng rất nhiều bài viết ở nhiều thể loại khác nhau, từ phóng sự đến khảo cứu, phê bình, tạp văn…. Và dù ở thể loại nào, trong giai đoạn nào, tác giả vẫn là một nhà báo lao động nghiêm túc, bền bỉ với nghề.
Tiểu kết chương 3
Nam Bộ là cái nôi để phát triển báo chí nước nhà nên lẽ dĩ nhiên, đã có rất nhiều nhà báo thành danh từ mảnh đất này. Lư Khê, người con của mảnh đất hiền hịa phía Tây Nam Tổ quốc đã đến với báo chí từ rất sớm. Hơn mười lăm năm hoạt động trên lĩnh vực này, Lư Khê đã có những đóng góp khơng nhỏ ở nhiều thể loại báo chí. Bên cạnh đó, Lư Khê cũng là một trong số ít những nhà văn Nam Bộ viết tản văn. Tản văn của Lư Khê để lại dấu ấn trong lòng độc giả bởi sự phong phú trong đề tài và giọng điệu tâm tình, gần gũi. Như vậy, khơng chỉ đóng góp cho Thơ mới Nam Bộ, Lư Khê cịn hiện diện trong lịch sử văn học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX với những cống hiến ở thể loại tản văn và những tác phẩm báo chí.
KẾT LUẬN
Lư Khê không phải là cây bút tiên phong, cũng khơng phải là người có những đóng góp nổi trội nhất trong tiến trình phát triển của văn học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, tuy nhiên, trong những năm tháng đầy biến động của đời sống xã hội lẫn đời sống văn chương, Lư Khê chưa bao giờ là người ngoài cuộc. Sống chưa trọn ba mươi lăm năm cuộc đời, Lư Khê có khoảng mười lăm năm xơng xáo trên trường văn trận bút với nhiều thể loại: vừa làm thơ vừa viết báo; vừa sáng tác tản văn vừa khảo cứu, phê bình, vừa là một ơng chủ bút trăm công ngàn việc vừa hăng hái xuôi ngược đưa tin, viết bài… Dẫu ở cương vị nào, dẫu viết về bất cứ điều gì, dễ nhận thấy sự hết lòng, nồng nhiệt và tinh thần lao động nghiêm túc của người nghệ sĩ đất Hà Tiên. Nhìn lại những đóng góp của Lư Khê trong dòng chảy văn học Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX có thể thấy một số điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất, tư tưởng và tình yêu sâu đậm đối với văn chương của Lư Khê được nuôi dưỡng trong mạch nguồn của mảnh đất Hà Tiên xinh đẹp. Là vùng đất phía Tây Nam Tổ quốc, Hà Tiên có q trình hình thành và phát triển vô cùng độc đáo. Đây là nơi mưa thuận gió hịa, ruộng vườn trù phú, nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với biết bao huyền thoại kỳ ảo. Đây cũng là nơi Tao đàn Chiêu Anh Các ra đời với những thành tựu văn học đáng trân trọng. Ngồi ra, ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa từ những người lập thành mở trấn khiến Hà Tiên rất khác biệt so với các vùng còn lại của mảnh đất Nam Bộ trong cả lối sống lẫn quan niệm thẩm mỹ. Có lẽ chính những yếu tố đó đã đem đến cho Hà Tiên một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học nước nhà: là một trong những nơi mà nền văn học được hình thành và phát triển sớm nhất ở mảnh đất phương Nam. Lư Khê là người con của vùng đất độc đáo đó. Khơng chỉ có thế, gia đình cũng là điểm tựa vững chắc đối với Lư Khê trong suốt những năm tháng
ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng nỗi khát chữ đã khiến cha mẹ ông không quản nhọc nhằn, chắt chiu dành dụm nuôi ông và những người con khác học hành thành tài. Bên cạnh đó, sau khi lên Sài Gịn lập nghiệp, mối duyên gặp gỡ với Manh Manh nữ sĩ cũng trở thành nguồn cảm hứng để Lư Khê góp vào thi đàn Thơ mới Nam Bộ một tiếng thơ đầy cá tính.
Thứ hai, khi nhắc đến sự nghiệp văn học của Lư Khê, không thể không nhắc đến gia tài thơ ca của ông. Tuy số lượng tác phẩm không dày dặn như Đông Hồ; đề tài không đa dạng như thơ Hồ Văn Hảo nhưng thơ Lư Khê vẫn để lại những dấu ấn riêng trong vườn thơ Nam Bộ trăm hương nghìn sắc. Có thể thấy, Lư Khê là một trong những thi sĩ Nam Bộ hưởng ứng nhiệt tình nhất cuộc cách mạng trong thi ca để đưa Thơ mới lên vị trí đỉnh cao. Sự hưởng ứng ấy thể hiện rõ trong việc đổi mới cả thi hứng lẫn thi pháp. Cảm hứng dấn thân và tình yêu tuổi trẻ nồng nhiệt là đề tài thường gặp trong thơ Lư Khê. Với tình yêu, đề tài đã trở nên quá quen thuộc với các nhà thơ và độc giả trên mọi miền đất nước, Lư Khê vẫn thể hiện những nét duyên dáng riêng qua giọng thơ đầy