Chương 2 THƠ LƯ KHÊ TRÊN THI ĐÀN THƠ MỚI NAM BỘ
2.3. Vị trí thơ Lư Khê trong phong trào Thơ mới Nam Bộ
Thơ mới thực sự đã trở thành một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và một lần nữa, mảnh đất Nam Bộ tiếp tục đảm nhận vai trò tiên phong trên lĩnh vực này. Rất nhiều cây bút tên tuổi hăng hái sáng tác, góp phần tạo ra một bước ngoặt quan trọng cho thơ ca Nam Bộ. Trong vườn thơ ấy, nhiều cây bút, bằng sức sáng tạo dồi dào, đã kịp ghi dấu trong lòng người yêu thơ với những phong cách rất riêng.
Manh Manh nữ sĩ – người thiếu nữ tài hoa vừa dạy học, vừa tham gia hoạt động xã hội và viết báo, chính là “nữ tiên phuông Thơ mới ở Nam Kỳ”. Bà đăng đàn diễn thuyết về Thơ mới và cũng hăng hái sáng tác rất nhiều bài thơ theo lối mới. Những bài thơ này đều mới mẻ về ý tứ, vần điệu, thể hiện được cái Tơi cá nhân mạnh mẽ, khống đạt:
Rủ nhau cả hai ta phiêu bạt Biển đông bèo dạt
Chim trời cánh hạc Phương nào gió tạt
Rủ nhau cả hai ta phiêu bạt (Sa đà)
Dễ nhận thấy thơ của Manh Manh nữ sĩ chịu ảnh hưởng đậm nét của văn chương lãng mạn phương Tây cả trong nhịp thơ lẫn vần điệu. Cái rung động tinh tế của một hồn thơ mới cũng hiện diện rõ rệt trong thơ bà, từ những thương nhớ về một tình cảm đã mất cho đến sự hịa điệu của cảnh và người trong tâm tình tha thiết:
Ôi!..rừng cây cỏ rũ, ôi! các
Lá vàng tơi tả rụng!... Biết bao mảnh tình vụn
đã thốt
theo gió thời gian cũ!...
(Lá rụng)
Bằng những đóng góp thiết thực của mình trên cương vị của một nhà báo, nhà thơ, Manh Manh nữ sĩ xứng đáng là “tiếng chim báo bình minh của Thơ mới Nam Bộ”.
Nếu nữ sĩ Manh Manh là cánh én trẻ trung báo hiệu sớm nhất mùa xuân của thi ca Việt Nam hiện đại thì Đơng Hồ - người thầy của Trí Đức học xá, chính là người ln mang khát vọng “tìm một chiếc áo mới cho thơ”, chúng ta sẽ say đắm với tiếng thơ ngợi ca tình yêu và tuổi trẻ:
Tưng bừng hoa nở bóng ngày xuân Rực rỡ lịng cơ hoa ái ân
Như đợi, như chờ, như tưởng
Đợi, chờ, tưởng, nhớ bóng tình qn. (Tuổi xuân)
Người bạn đời sau cùng của thi sĩ Đông Hồ, nữ sĩ Mộng Tuyết đã đem đến cho vườn Thơ mới những câu thơ trong trẻo, duyên dáng:
Trăng chảy ngập đường đi. Thuở ấy Đơi người so bóng bước song song Rồi trăng từ đó tương tư bóng Chảy ngập tương tư khắp nẻo lịng.
(Bóng trăng tương tư)
Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, bên cạnh bài thơ Nhớ Bắc quen thuộc còn
đem đến cho Thơ mới những bức tranh thiên nhiên bình dị, mộc mạc:
Chim về đáp nhẹ trên ngàn
Trâu về dưới đám bụi vàng xa xa Sông chiều nước lớn tràn bờ Cơ đị đưa đám học trị sang sơng
Mỗi nhà thơ Nam Bộ đều có một cá tính sáng tạo riêng độc đáo. Nếu ví Thơ mới Nam Bộ như một dịng sơng với bãi bờ trù phú thì mỗi thi sĩ chính là những hạt phù sa đắp bồi cho biền bãi Thơ mới thêm xanh tươi. Tuy nhiên, Thơ mới Nam Bộ khơng chỉ có Đơng Hồ, Mộng Tuyết, khơng chỉ có Manh Manh nữ sĩ, thi tướng Huỳnh Văn Nghệ mà cịn có sự đóng góp của Hồ Văn Hảo, Khổng Dương, Nguyễn Hữu Tri, Mộng Hồn Quyên, Hường Hoa…và không thể không nhắc đến Lư Khê.
Nhắc đến Lư Khê, vì bởi ơng là người đã hăng hái tìm gặp và đem lịng yêu Thơ mới ngay từ những buổi đầu. Nhắc đến Lư Khê, vì bởi những lời thơ sơi nổi, mãnh liệt cả trong tình u lẫn khi thể hiện chí hướng nam nhi. Nhắc đến Lư Khê, vì bởi người thi sĩ ấy ln tìm tịi, sáng tạo từ thể thơ đến ngơn ngữ, giọng điệu để có thể tạo nên nét riêng cho từng đứa con tinh thần của mình. Nào có phải chỉ trong thơ Xn Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên người ta mới gặp được làn gió văn chương phương Tây thổi đến mà ngay trong thơ Lư Khê, cái mới mẻ, độc đáo cũng được thể hiện trong thi đề và cả thi hứng:
Gió lạnh bóng trăng mờ Trước sân em vẩn vơ Thỉnh thoảng em lần bước Ngâm ngợi mấy vần thơ
(Hãi hùng)
Lenin cho rằng “Người ta đánh giá công lao những nhân vật lịch sử
khơng phải căn cứ vào cái gì mà họ chưa làm được so với yêu cầu của thời đại, mà phải căn cứ vào cái mà họ đã làm được so với các bậc tiền bối của họ”. Nhìn nhận về Thơ mới Nam Bộ trên tinh thần đó, chúng ta sẽ thêm trân
trọng từng đóng góp của các thi sĩ, trong đó có Lư Khê. Có thể khẳng định rằng, “sự có mặt của Lư Khê cùng hơn thê là Manh Manh nữ sĩ giúp cho bộ
mặt Thơ mới hồi thập niên 30 của thế kỷ XX càng lúc càng lớn mạnh tại Sài Gịn, Nam Kì lục tỉnh” (Nguyễn Q. Thắng, 2007).
Tiểu kết chương 2
Từ mảnh đất phương Nam hiền hòa, trẻ trung, Thơ mới đã ra đời và nhanh chóng phát triển. Đến với vườn thơ này, như bao thi sĩ phương Nam khác, Lư Khê hăng hái đóng góp một giọng thơ rất riêng. Thơ Lư Khê viết về những cung bậc tình u sơi nổi, về cảm xúc hăm hở dấn thân trước tiếng gọi của thời cuộc. Những đề tài ấy không phải chỉ hiện diện duy nhất trong thơ ông mà còn trong thơ của rất nhiều thi sĩ Nam Bộ khác. Tuy nhiên, chính cái tơi trữ tình độc đáo và sự sáng tạo trong việc sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đã giúp người em út của Hà Tiên tứ tuyệt khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn Thơ mới Nam Bộ. Cái sơi nổi, nồng nàn; cái mới mẻ, táo bạo của thơ Lư Khê thật khó lẫn lộn với bất cứ ai. Vì vậy, dẫu thơ khơng chiếm phần lớn trong sự nghiệp sáng tác của Lư Khê nhưng người nghệ sĩ này đã như một con tằm rút hết những sợi vàng óng ánh để dệt nên một trang thơ đầy cá tính.
Chương 3
VĂN XI LƯ KHÊ TRÊN VĂN ĐÀN NAM BỘ
Văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại: Nguyễn Trọng Quản đã khai phá mảnh đất tiểu thuyết đầy màu mỡ bằng quyển Thầy Lazaro Phiền để sau đó Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh và nhiều tên tuổi khác hăng hái góp thêm những viên gạch hồng xây dựng nên một nền móng vững chắc cho tiểu thuyết Nam Bộ với nhiều tác phẩm: Nghĩa hiệp kỳ duyên, Tình đời ấm lạnh, Việt Nam Lê Thái Tổ (Nguyễn Chánh Sắt), Chúa tàu Kim Quy, Cay đắng mùi
đời, Ngọn cỏ gió đùa (Hồ Biểu Chánh)…; Trương Vĩnh Ký đã cùng Gia Định
báo tạo ra một “điểm hẹn” cho các văn nhân bấy giờ có chốn để đăng tải
những tác phẩm văn chương, góp phần phổ biến và phát triển chữ quốc ngữ. Vì vậy, có thể nói ngay từ những buổi đầu, văn học Nam Bộ đã gắn liền với báo chí, nhiều cây bút đã thành danh từ đây.
Lư Khê, người con tài hoa của mảnh đất Hà Tiên xinh đẹp, cũng đến với báo chí từ rất sớm qua những bài viết đăng trên Sống và sau đó là trên nhiều tờ báo khác. Tuy khơng phải là người chiến sĩ tiên phong, cũng khơng có những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc nhất góp vào tiến trình phát triển của văn xuôi Nam Bộ nhưng Lư Khê vẫn là một cây bút sung sức, năng lực sáng tạo dồi dào và đầy tâm huyết đối với nghiệp cầm bút. Trong đời sống sơi động của báo chí và văn xi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, Lư Khê góp mặt trên nhiều thể loại: là người viết phóng sự nghề sắc sảo, là người viết những bài khảo cứu, phê bình đầy cơng phu; là người viết tản văn dung dị… Tiếp cận đời văn Lư Khê từ góc nhìn đó sẽ thấy, dẫu chưa phải là nhà văn nổi bật nhất, nhưng Lư Khê đã góp cho văn xi quốc ngữ Nam Bộ những tác phẩm có giá trị.
3.1. Tản văn
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tản văn là loại văn xuôi thể hiện đời
sống mang tính chất chấm phá, tái hiện được những nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp những tình cảm, suy nghĩ của tác giả (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1992). Tản văn xuất hiện chủ yếu trên báo chí vào khoảng những năm hai mươi của thế kỷ XX, khi chữ quốc ngữ đã trở nên phổ biến. Viết tản văn chính là cách thử nghiệm của các nhà văn nhà báo – những người vốn xuất thân Nho học hoặc theo Tây học – trước khi dấn thân thật sự vào con đường văn chương quốc ngữ đầy mới mẻ. Những tản văn đầu tiên của Tản Đà và nhiều tác giả khác được đăng trên Đơng Dương
tạp chí, Nam Phong tạp chí…
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của tản văn là sự ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân của người cầm bút. Không chỉ đem đến cho đời sống văn học nửa đầu thế kỷ XX một Tự lực văn đoàn với những cây bút lừng lẫy, đem đến một trào lưu Thơ Mới với những tiếng thơ nồng nàn, mãnh liệt, cái tôi cá nhân nảy nở cịn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thể loại có tính tự do, ít chịu sự ràng buộc của phép tắc, mẫu mực, in đậm cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Tản văn là một thể loại như thế. Những gì tác giả thể hiện trong tản văn là một phần trải nghiệm sâu sắc của chính tác giả, vì vậy, những cốt truyện, nhân vật, tình huống cũng chỉ là điểm tựa để người viết bộc lộ quan điểm, cảm xúc của mình. Xuất hiện trên văn đàn Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, Lư Khê là một tác giả xông xáo giữa trường văn trận bút với nhiều thể loại khác nhau: làm thơ, viết phóng sự, khảo cứu, phê bình văn học… Ở tản văn – một thể loại mới mẻ của văn học hiện đại, tác giả cũng ghi dấu với tập La Douleur secrète, tạm dịch
là Nỗi đau thầm kín, xuất bản năm 1939 và Phút thoát trần, xuất bản năm
Đời buồn thế, bạn muốn tránh buồn chăng? Chắc bạn muốn
lắm! Thì đây! Hương đang ngộp bốn phương rồi! Khéo đấy, phải có nhiều cơng phu lắm mới được! Bạn đừng tiếc một phút, mê đi, bạn sẽ được thốt trần, được nhìn lại mặt thật của đời một cách tỏ rõ, rồi bạn phẩm bình sau.
Lư Khê đã dẫn dắt độc giả đến với 19 câu chuyện trong tập tản văn Phút thốt trần của mình như vậy. Tản văn vốn viết về những gì nhà văn tự mình
trải qua, tự mình cảm thấy, viết về cái có trong nội tâm của mình, cho nên, trong khoảnh khắc “mê đi” đó, tác giả đã nhìn lại một cách rõ ràng hơn bao giờ hết mn mặt cuộc đời, có niềm yêu thương, có nỗi muộn phiền, có say mê khát vọng, có cả trăn trở nỗi đời…
Yếu tố cốt lõi để tạo nên một tản văn hay là cấu tứ độc đáo, dung lượng dẫu ngắn gọn nhưng phải hàm súc, thấm đẫm chất trữ tình. Những câu chuyện mà Lư Khê thủ thỉ tâm tình cùng độc giả trong phút “nhàn tưởng” chính là trên tinh thần đó. Đặc biệt, ở Phút thốt trần, chất liệu quan trọng tạo nên sự độc
đáo cho tác phẩm xuất phát từ giọng điệu và sự đa dạng về đề tài.