Chương 2 THƠ LƯ KHÊ TRÊN THI ĐÀN THƠ MỚI NAM BỘ
2.2. Những đóng góp về nghệ thuật
2.2.2. Ngôn ngữ thơ
Văn học là nghệ thuật ngơn từ, vì vậy, nếu như đường nét là ngơn ngữ của hội họa, giai điệu là ngôn ngữ của âm nhạc thì chất liệu chính của tác phẩm văn học là ngôn từ. Quả thật, ngơn ngữ thơ ca vừa là tiếng nói chân thực, mn màu từ hiện thực đời sống, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng, lại cũng là tiếng nói dâng trào cảm xúc của trái tim thi nhân.
Một thời đại mới trong thi ca đã mở ra với sự xuất hiện của Thơ mới, cảm xúc chủ quan của con người cá nhân trong thời kỳ này được thể hiện trong những câu thơ khơng cịn chịu sự chi phối của khn khổ và niêm luật. Sự bứt phá của cái tôi cá nhân đã đưa ngôn ngữ thơ từ điệu ngâm sang điệu nói. Những sáng tác thơ của Lư Khê cũng xi theo dịng này.
Như bao nhà thơ khác của phong trào Thơ mới, ngôn ngữ thơ Lư Khê mang đậm dấu ấn của chủ thể trữ tình.
Về bản chất, thơ trữ tình là phương thức biểu hiện trực tiếp các trạng thái cảm xúc và suy tư của nhà thơ trước hiện thực đời sống. Thế nhưng trong thơ ca trung đại, chủ thể trữ tình ít khi xuất hiện trực tiếp mà thường ẩn mình. Phải đến khi Thơ mới ra đời thì cái tơi cá nhân của người nghệ sĩ mới được đề cao. Con người cá nhân xuất hiện trong Thơ mới là con người trực tiếp đối diện với thế giới, đối diện với chính mình. Với những cá tính sáng tạo khác nhau, các nhà thơ bộc lộ những cái Tôi khác nhau. Có thể nói, chưa bao giờ cái Tơi cá nhân nở rộ trong thơ ca nhiều đến vậy. Thơ đã thật sự bám rễ vào cuộc đời trần thế với tất cả những buồn vui, sự đam mê, nỗi tuyệt vọng… Nhà thơ đã không cịn phải ẩn mình, khơng cịn mượn chuyện mây gió trăng hoa để nói lên nỗi lịng mà thay vào đó, họ đĩnh đạc hiện diện trong thơ, tự tin giãy bày biết bao yêu thương, hờn giận…
Trong thơ Lư Khê, dấu ấn của chủ thể trữ tình thể hiện qua các đại từ xưng hơ trong những câu chuyện tình yêu tha thiết nồng nàn:
Em nhé yêu anh thì chỉ để
Ái tình thoang thoảng vị hương bay Tơ lòng em chớ cho vương vấn
Trong cõi điên cuồng, phút đắm say… (Nhủ nhau)
Đơi khi cái tơi trữ tình hiện diện qua ngơn ngữ thơ giục giã:
Hỡi khách tình ơi hãy tỉnh ra Còn mơ chi nữa cảnh đường xa Đây bao cảnh thú: Tình, vui sống Thi sĩ ta đây đã sẵn q
(Vơ tình)
Bên cạnh đó, để chuyển tải hiệu quả những cung bậc cảm xúc mn hình vạn trạng, thơ Lư Khê cịn sử dụng khá nhiều phép điệp. Đây là thủ pháp nghệ
thuật nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, góp phần tăng thêm khả năng biểu cảm, gợi hình cho câu thơ.
Khi là điệp từ:
“Tình ái” em đâu dễ sánh cùng Với mây, với gió với non sơng Là bao cảnh giục lòng hăng hái Của khách giang hồ bước ruổi dong
(Nhủ nhau)
Lúc là điệp cấu trúc khổ thơ để ngợi ca vẻ chân phương mộc mạc của người con gái:
Khuôn mặt em chẳng phải đẹp tựa hoa tươi Nhưng cái đẹp, tinh thần rực rỡ
Ẩn trong cặp mắt đa tình như mờ như tỏ
Như đơi vầng tinh tú chớp nhống ở chốn chân trời Nước da em chẳng phải đẹp ở phấn son
Nhưng cái nước da hồng hồng dìu dịu Lộ trên mảnh thân mình ốm yếu
Hàm súc một vẻ diễm lệ mê hồn.
(Sắc đẹp của em)
Trong dòng chảy của Thơ mới buổi đầu, các thi sĩ có xu hướng chối bỏ một cách cực đoan thơ cũ, thế nhưng, sau giây phút xôn xao ban đầu ấy, họ dần nhận ra rằng Thơ mới luôn tiếp nối văn mạch của thơ cổ. Dẫu chịu ảnh hưởng đậm nét từ thơ Pháp nhưng Thơ mới vẫn còn mối liên hệ sâu sắc với Đường thi. Dòng Tràng giang của Huy Cận tuy đầy mới mẻ với “củi một cành
khơ lạc mấy dịng” nhưng đồng thời sóng nước, mây trời vẫn bàng bạc phong
vị thơ xưa. Lư Khê cũng thế, tác giả không chối bỏ tuyệt đối thơ cũ, cũng chẳng niềm nở thái quá với chiếc áo phương Tây mang lại cho Thơ mới. Ở Lư
Khê, có khi là mấy vần thơ trang nhã, hoài cổ:
Tiếng gọi non sơng giục khách tình Vang đường vui nện gót điêu linh Dừng chân ngoảnh lại…ôi, xa vắng Chạnh nhớ phương trời bạn tuổi xanh.
(Ta đi…đi mãi)
Nhưng cũng có lúc táo bạo, mới mẻ:
Chờ lúc say sưa đôi trái tim, Ta cùng rung động…anh hơn em Thì em thẹn má hây hây đỏ… Lọ phải màu son điểm vẽ thêm.
(Em chẳng điểm son)
Bên cạnh những đổi mới trong ngôn ngữ thơ như các nhà Thơ mới giai đoạn này, thơ Lư Khê còn mang những đặc trưng riêng của giọng thơ Nam Bộ. Nam Bộ là vùng đất mưa thuận gió hịa, đất đai ruộng vườn bạt ngàn; lại thêm mảnh đất Hà Tiên – nơi thi sĩ sinh ra và lớn lên có vẻ đẹp vơ cùng nên thơ, độc đáo; có lẽ vì vậy mà thiên nhiên trong thơ Lư Khê nói riêng và Thơ mới Nam Bộ nói chung có cái phóng khống, bay bổng nhưng vẫn lãng mạn vơ cùng…
Kìa xem nắng mới tưng bừng nhảy Bướm liệng, hoa cười, chim hót vang.
(Ta đi…đi mãi) Trong cảnh vườn xuân, anh với em Nô đùa bắt bướm dưới cây im Cây im vên bông trên cành trúc Trúc rủ mành xanh ở trước thềm
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nam Bộ nên ngôn ngữ thơ Lư Khê vẫn đậm sắc thái Nam Bộ và gần gũi, dung dị. Điều này được thể hiện qua những lớp từ đời thường, từ có gốc là khẩu ngữ, phương ngữ….vẫn hay xuất hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Nam Bộ. Với lớp từ đó, câu chuyện của hai người yêu nhau hiện lên thật mộc mạc:
Mắt liếc em cười thẹn Trề môi: - Lời vô duyên Em không muốn vật ấy
- Thôi, đền cái “bồng” thêm!...
Em cúi chẳng thốt lời Bước tới anh quàng vai Bồng em nương bóng tối Âu yếm trên cặp mơi!...
(Hãi hùng)
Hay:
Em giận, em ra em trở về… Anh cịn gọi lại bảo em nghe:
- “Tình đang phơi phới sao em nỡ
Đan cánh tay mềm em xé đi?” (Buổi ấy)