Khơng gian văn hóa Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp văn học của lư khê (Trang 82 - 86)

Chương 2 THƠ LƯ KHÊ TRÊN THI ĐÀN THƠ MỚI NAM BỘ

3.2. Phóng sự

3.2.2. Khơng gian văn hóa Nam Bộ

châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu hài hịa… những yếu tố đó tạo nên một dải đất phương Nam trù phú như ngày nay. Đồng thời, là vùng đất khẩn hoang, Nam Bộ trở thành nơi cư trú xen kẽ của nhiều tộc người trải qua bao thế kỷ. Những nét độc đáo của đất và người Nam Bộ đã tạo nên một khơng gian văn hóa rất riêng biệt trong văn chương phương Nam ngay từ buổi đầu tiên.

Phóng sự vốn là một thể loại báo chí, nhưng phóng sự và văn học được kết nối với nhau bởi một mối giao duyên kỳ lạ, điều đó lý giải vì sao trong phóng sự đơi khi vẫn thấm đẫm chất văn chương mượt mà.

Đến với những phóng sự nghề của Lư Khê, dễ nhận thấy sự hiện diện rõ nét của khơng gian văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm, nhất là khi 2 ngành nghề được tác giả đề cập trong hai phóng sự đều là hai ngành nghề rất đặc trưng của cư dân vùng sông nước phương Nam.

“Bấy lâu quen với những đồng ruộng xanh bát ngát, những con sông nhỏ

hẹp, nào có tưởng tượng được cái cảnh sóng gió giữa trời biển mênh mơng…”

Phóng sự Điều tra nghề làm nước mắm ở Phú Quốc đã được bắt đầu trong

không gian ấy. Quả thật, dấu ấn của những đồng ruộng xanh bát ngát, biển cả vơ cùng nào đâu chỉ hiện diện trong phóng sự của Lư Khê mà có mặt ở hầu khắp các tác phẩm viết về mảnh đất này. Khi Đông Hồ viết Thăm đảo Phú Quốc,

thiên nhiên xinh đẹp, biển cả mênh mơng được thu vào ngịi bút của tác giả :

Một bên là bãi cát trắng, bóng dương tha thướt, một bên là ghềnh đá như cái đợi con, chắn ngang vịm sơng, hình thể gồ ghề, kỳ kỳ quái quái, chiều chiều trèo lên ghềnh đá ấy mà trông cái cảnh biển chiều hôm, nước mây man mác, bên kia bóng tà dương bảng lảng, bên nầy chiếc thuyền trong vàm sông xuôi ra, cánh buồm trắng phất qua ghềnh đá biếc, mũi thuyền rẽ nước, thì đẹp biết chừng nào…

Có thể thấy, trong tấm lòng của những người con xứ Hà Tiên, mảnh đất quê hương luôn tuyệt vời, tươi đẹp. Ở phóng sự của Lư Khê cũng vậy, những Hịn Ơng, Hòn Bà, Hòn Tre, đảo Thủ Chu (Thổ Chu) qua cách gọi của người dân gợi lên không gian sinh nhai chứa đựng biết bao nhiêu bất trắc, bao nhiêu thử thách đối với con người trong cuộc mưu sinh. Gió mưa, giơng bão đã khơng cịn lạ lẫm đối với những người làm nghề lặn ốc, bắt đồi mồi trên vùng biển Tây Nam khi họ phải đối diện với nó liên tục trong mỗi chuyến đi. Thế nên ở họ có cái bình thản khi đương đầu với giơng to sóng dữ

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đất đai màu mỡ trù phú, đồng thời cuộc sống ở vùng đất mới khai hoang cũng còn chứa đựng bao nhiêu bất trắc, khó khăn, những yếu tố ấy đã phần nào tạo nên tính cách người dân Nam Bộ. Sự cộng cư giữa người Việt với người Hoa và người Khmer đã đem đến cho người Việt sự hiếu khách, phóng khống. Bản tính này cịn là một đặc điểm sinh tồn của lưu dân vùng đất mới khi họ cần phải tương trợ, giúp đỡ nhau mới có thể vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Trong bài ký của mình, Đơng Hồ cũng ngợi ca vẻ đẹp của người dân vùng biển: người dân vui vẻ mến khách, sẵn sàng cho khách lạ nghỉ nhờ qua đêm và ân cần tiếp đãi. Đàn ông con trai mạnh mẽ gọn gàng, cịn đàn bà con gái thì người nào trơng cũng nhẹ nhàng, dí dỏm, hợp với cái tính chất của con người sông nước vậy… Thế nên thật dễ hiểu khi dẫu chỉ gặp nhau lần đầu nhưng người dân phương Nam đã niềm nở, thật lòng xem nhau như người thân trong nhà:

Bắt con cá lóc nước trui

Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa (Ca dao Nam Bộ)

Ở hai phóng sự của Lư Khê, chúng ta cũng sẽ gặp được sự hào phóng, khoáng đạt, mến khách như vậy. Rong ruổi giữa khơi xa, bốn bề mênh mơng chỉ có trời và nước bầu bạn nên người dân hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi

cần.

Ở xa, mấy người trên những chiếc ghe ấy, khi nhận thấy ghe chúng tôi buồm, dây xơ rơ tan tác cịn chúng tơi thì tất tả mệt nhọc chèo vào, họ liền hò nhau ra tiếp. Họ không cần hỏi thăm chúng tơi điều gì, kẻ sửa buồm, người sửa chèo, không mấy chốc họ đã đưa ghe chúng tơi tới hịn. Ghe đậu đâu đó xong xi cả họ mới ân cần hỏi thăm chúng tôi cà mời qua ghe họ ăn cơm… Thấy tâm tình thiết tha của họ mà tôi hết sức cảm động. Chẳng phải riêng gì tơi họ mới sốt sắng thế ấy.

Dẫu gặp ai hay thấy ai đi biển lâm phải hiểm nguy họ cũng đồng lòng tiếp cứu một cách tận tâm và quên mình. Nghề đi biển thật là một cái nghề vừa nguy hiểm, mà cũng vừa khổ sở. Mà cái nguy hiểm khổ sở của những người đi biển ai người biết cho. Khơng ai biết cho họ, nên dường như có một cái năng lực khiến cho họ tự yên ủi đời bất bình đẳng của họ bằng cái thú của hai đức tính: đồng tâm và tương ái do thiên nhiên ban cho họ.

Có thể nói, người dân Nam Bộ là những con người sống đậm đà nghĩa tình, tình nghĩa ấy khơng chỉ hiện diện trong lúc trà dư tửu hậu, không chỉ giữa xóm làng bình n mà nó hiện lên rõ nhất khi khó khăn hoạn nạn.

Một điểm đặc biệt khác trong văn hóa Nam Bộ là sự xuất hiện của những câu chuyện về ma quỷ. Nói như vậy khơng có nghĩa là các vùng miền khác khơng có sự xuất hiện của yếu tố này. Yếu tố ma quỷ, sự mê tín của người phương Nam có khác đơi chút bởi đây là vùng đất mới, những lưu dân trên hành trình đến với mảnh đất này, từng ngày từng ngày khai phá, kiến tạo từng chút một. Trong buổi ban đầu, thiên nhiên hãy cịn hoang sơ kỳ bí, khó khăn nguy hiểm cũng rình rập sự sống của con người hàng ngày. Một con thú dữ, một tiếng trời gầm, một dịng sơng chảy xiết, tất cả đều gieo vào lịng họ nỗi sợ hãi và họ cầu nguyện trời đất để mong được phù trợ. Và cũng vì buổi ban đầu

cịn hoang dã, khó khăn, khơng ít người đã bỏ mạng trên bước đường chinh phục, khai phá vùng đất này, thế nên trong niềm tin tâm linh của người Nam Bộ, ma quỷ cũng có một đời sống riêng và họ ln có một niềm kính sợ đối với thế lực này. Trong quá trình lênh đênh trên biển cả để tìm hiểu về nghề lặn ốc, bắt đồi mồi, Lư Khê có dịp nghe người lặn ốc kể những câu chuyện không dứt về sự tồn tại của ma, thế nhưng ma xuất hiện trong mắt người Nam Bộ không đem lại sự hãi hùng mà chỉ để trêu ghẹo. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, những ngư dân đã dựng lên những cái miễu hội đồng giữa các bãi đồi mồi để van vái, mong cầu sự yên ổn. Có thể thấy ở phóng sự Trên vịnh Xiêm

La, bên cạnh sự thực về cuộc đời đầy nỗi vất vả của người làm nghề, Lư Khê

còn đem đến cho cơng chúng sự thích thú, tị mị trước khơng gian hết sức đặc biệt, đậm đặc chất văn hóa Nam Bộ.

Phóng sự là đứa con đầu lịng của báo chí. Đến với Lư Khê, dù chỉ khảo sát dựa trên hai phóng sự về nghề, chúng tơi vẫn cho rằng người nghệ sĩ này cũng đã dùng ngòi bút tài hoa, sự quan sát tinh tế và cả cái tâm trong sáng đối với nghề để gởi đến công chúng những trang viết vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp văn học của lư khê (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)