Theo tác giả Hoàng Phước Muội và Nguyễn Thanh Nga, tiến trình tổ chứ dạy học chủ đề STEM được thể hiện ở sơ đồ sau:
1.3.3. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo định hướng giáo dục STEM
Sơ đồ tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM ở trường trung học:
Hình 1.6. Sơ đồ tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM ở trường trung học
Giai đoạn 1: Đặt vấn đề và giao nhiệm vụ cho học sinh
Từ các vấn đề học sinh thường gặp trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt…. học sinh tự nảy sinh nhu cầu thiết kế sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề. Qua đó, các em vừa học được kiến thức mới, vừa áp dụng được vào thực tế.
Giai đoạn 2: Đề xuất phương án thiết kế
Các nhóm tự đề xuất phương án, phác thảo bản vẽ, dự kiến các nguyên vật liệu cần thiết, trình bày ý tưởng và bản vẽ phác thảo trước lớp. Giáo viên và các nhóm góp ý ưu nhược để nhóm hoàn thành bản vẽ và dự kiến các nguyên vật liệu phù hợp. Qua đó, các em có thể tự do sáng tạo, tăng khả năng làm việc nhóm, phản biện.
Giai đoạn 3: Gia công, chế tạo sản phẩm theo bản vẽ thiết kế.
Các nhóm tự chuẩn bị và nhận các nguyên – vật liệu từ giáo viên. Tham gia chế tạo, lắp ráp thành sản phẩm theo bản vẽ đã thiết kế và kiểm tra sản phẩm theo tiêu chí được đặt ra. Nhờ đó học sinh có thể phát triển năng lực thực hành, góp phần phát triển tư duy kỹ thuật và các kỹ năng mềm.
Giai đoạn 4: Vận hành thử nghiệm sản phẩm
Các nhóm tiến hành vận hành sản phẩm và ghi lại kết quả đạt được. Nếu sản phẩm vận hành phù hợp và ổn định thì viết báo cáo và chuẩn bị thuyết trình, ngược lại, học sinh kiểm tra lại giai đoạn 2.
Giai đoạn 5: Thực hiện báo cáo sản phẩm
Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm, phần trình bày của học sinh phải đảm bảo được tất cả các nội dung giáo viên yêu cầu. Các nhóm còn lại cho ý kiến đóng góp, nhận xét và đề xuất phương án cải tiến nếu có thể. Giáo viên đưa ra nhận xét và đánh giá các nhóm.
Giai đoạn 6: Đánh giá và nhận xét chung
Dựa vào quan sát và kết quả đánh giá giữa các nhóm, giáo viên đưa ra nhận xét chung và đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.