Cấu trúc năng lực định hướng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương dòng điện xoay chiều theo định hướng giáo dục stem cho học sinh lớp 12 (Trang 40 - 44)

a. Năng lực định hướng nghề nghiệp theo chương trình tổng thể Bảng 1.1. Biểu hiện năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh bậc

THPT

Tiểu học

Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân.

Biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia

Năng lực định hướng nghề nghiệp

đình.

Trung học cơ sở

Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân.

Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu; lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở.

Trung học phổ thông

Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân.

Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề.

Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân.

(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017)

b. Thành tố và biểu hiện của năng lực định hướng nghề nghiệp

Sau khi tham khảo các tài liệu “Maryland Career Development Framework

Grades Pre-K – Postsecondary (PS)/Adult” (2012), “Career Techincal Education Framework for California Public Schools Grades Seven Through Twelve” (2007)

cùng với biểu hiện năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh bậc THPT (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chúng tôi đưa ra bảng các thành tố và biểu hiện của năng lực định hướng nghề nghiệp như sau:

Bảng 1.2. Thành tố và biểu hiện của năng lực định hướng nghề nghiệp Năng lực

thành phần

Thành tố Biểu hiện

Tìm hiểu

nghề Thông tin nghề nghiệp

Giới thiệu được một số nghề nghiệp và vai trò của nghề nghiệp đó.

Xác định được nhóm kiến thức phù hợp với nghề.

Xác định được hệ thống giáo dục và đào tạo nghề: Đại học, cao đẳng, trung cấp,…

Năng lực thành

phần

Thành tố Biểu hiện

Yêu cầu của nghề

Xác định được các yêu cầu về kỹ năng, điều kiện sức khoẻ, môi trường làm việc. Biết được các kiến thức liên quan đến quy trình làm ra sản phẩm.

Yêu cầu về nguồn nhân lực

Xu hướng nghề nghiệp ở địa phương, Việt Nam và thế giới.

Xác định được thị trường tuyển dụng: các công ty, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Định hướng nghề nghiệp

Xác định nhóm các kiến thức là thế mạnh của bản thân phù hợp với nhóm nghề. Nhận thức được các kỹ năng, điều kiện của bản thân phù hợp với môi trường làm việc.

Lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Trải nghiệm

nghề

Xác định được mối liên hệ giữa các kiến

thức và các kỹ năng được thực hiện trong

các lĩnh vực nghề khác nhau.

Nêu được các kiến thức và kỹ năng cần thiết được áp dụng trong nghề trải nghiệm

Mô tả được các bước tiến hành, thiết kế và chế tạo được sản phẩm.

Thực hiện được một số công việc hoặc thao tác của nghề trong hoạt động trải nghiệm.

Năng lực thành

phần

Thành tố Biểu hiện

Nhận thức các kỹ năng liên quan đến các ngành nghề và các

yêu cầu của thế giới nghề

Bộc lộ các sở thích, khả năng của bản thân.

Hình thành các kỹ năng cần thiết (kỹ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân, kỹ năng ngôn ngữ…)

Đánh giá được sự phù hợp của bản thân với ngành nghề.

Khả năng thực hành

Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề

Lập kế thoạch, thiết kế phương án chế tạo, chế tạo và vận hành sản phẩm.

Phân tích, đánh giá các phương án và lựa chọn phương án phù hợp

Khám phá chức năng và vai trò của nghề.

Vai trò, vị trí của nghề trong công ty, doanh nghiệp.

Nêu được các hoạt động của nghề và cơ hội thăng tiến trong công ty, doanh nghiệp.

Tiếp cận nghề

Khả năng khám phá một nghề nghiệp hặc một lĩnh vực quan tâm cụ thể

Nhận thức về lợi ích của nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương dòng điện xoay chiều theo định hướng giáo dục stem cho học sinh lớp 12 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)